Việt Nam - ASEAN: "Bắt tay" xóa bỏ bắt nạt trẻ em trên môi trường mạng
Khang Anh 18/12/2021 10:07 | Theo dòng sự kiện


Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, với sự gia tăng sử dụng internet của trẻ em trong bối cảnh phát triển của kỷ nguyên số, công nghệ 4.0, Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo ASEAN về bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng trực tuyến năm 2019 đã nhấn mạnh thêm nữa cam kết của khu vực đối với Công ước về Quyền Trẻ em và Chương trình nghị sự của Liên Hợp quốc về Phát triển bền vững đến 2030.
![]() |
Trẻ em có thể trở thành đối tượng bị bắt nạt trên mạng. Ảnh minh họa |
Nhận biết được nguy cơ ngày càng tăng của việc trẻ em bị bắt nạt tại trường và trên mạng, các quốc gia ASEAN đã tiến hành những nỗ lực đáng kể nhằm cải thiện tình hình. "Đến năm 2020, sáu quốc gia trong khu vực đã xây dựng các kế hoạch bảo vệ trẻ em trực tuyến; hai quốc gia đã triển khai các chương trình an toàn mạng tại trường học; ba quốc gia đang lồng ghép chủ đề này vào chương trình học tại trường và hầu hết các quốc gia đã áp dụng ít nhất một vài khung khổ và quy trình góp phần phòng ngừa bạo lực và bắt nạt trực tuyến đối với trẻ”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà thông tin.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà đánh giá cao những nỗ lực của các nước thành viên ASEAN trong việc bảo vệ và đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em, đặc biệt các thành viên Ủy ban Bảo vệ và Thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN đã cùng với các nước đồng chủ trì Tuyên bố bao gồm Singapore, Việt Nam và Bru-nây Đa-rút-xa-lam xây dựng và hoàn thiện Tuyên bố và hy vọng ACWC sẽ tiếp tục không mệt mỏi thúc đẩy những hành động của mình để hiện thực hoá được cam kết đã được Cấp cao ASEAN thông qua.
Được biết, Tuyên bố về Xóa bỏ bắt nạt trẻ em trong ASEAN là sáng kiến do Việt Nam đồng chủ trì với Singapore và Bru-nây Đa-rút-xa-lam trong khuôn khổ Kế hoạch công tác của ACVC giai đoạn 2021-2025, tập trung vào các biện pháp thích hợp để thúc đẩy và bảo vệ trẻ em ASEAN khỏi tất cả các hình thức bắt nạt, đảm bảo rằng những lợi ích và quyền của trẻ em được duy trì và thực hiện Tuyên bố đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 vào tháng 10 năm 2021.
Tuyên bố đã được Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 thông qua, qua đó góp phần thúc đẩy công tác bảo vệ trẻ em khỏi bắt nạt trên mạng và tại trường học một cách mạnh mẽ, toàn diện với những cam kết chính trị cao.
Theo báo cáo của U-report (UNICEF), năm 2019, 1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng, trong đó, số thanh thiếu niên từng bỏ học vì bị bắt nạt trên mạng và bạo lực chiếm 20%. Cũng theo khảo sát này, 21% thanh thiếu niên Việt Nam là nạn nhân của bắt nạt trên mạng và 75% thanh thiếu niên đều không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể trợ giúp khi bị bắt nạt hoặc bị bạo lực trên mạng. Bắt nạt học đường và trên mạng gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, thậm chí có thể gây chấn thương, ảnh hưởng tâm lý nặng nề như tự ti, chán nản, sang chấn tâm lý, trầm cảm dẫn tới tự sát. Để ngăn chặn vấn nạn này, tính đến năm 2020, tại ASEAN đã có 06 quốc gia xây dựng các kế hoạch bảo vệ trẻ em trực tuyến; 02 quốc gia đã triển khai các chương trình an toàn mạng tại trường học; 03 quốc gia đang lồng ghép chủ đề này vào chương trình học tại trường. |


Đáng chú ý
Năm 2022, HDBank mở mới 18 điểm giao dịch và tuyển dụng 250 ứng viên trên cả nước

Bài viết mới
Nhiều hoạt động hướng tới Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

6 tháng đầu năm 2022: Hơn 1.400 lượt phụ nữ được vay vốn phát triển sinh kế

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.