Việt kiều Văn Dương Thành: lấy hội họa tiếp lửa thiện nguyện, hướng về quê hương
Kiều bào Úc, Mỹ ủng hộ 10 tấn gạo cho TP Hồ Chí Minh và Bình Dương Các kiều bào tiếp tục ủng hộ những bao gạo nghĩa tình đồng bào tiếp sức cùng lực lượng vũ trang và cán bộ công chức trên địa bàn TP.HCM và Bình Dương. |
Nữ họa sĩ trẻ Việt kiều lan tỏa vấn đề da cam ở Việt Nam đến công chúng Pháp qua 10 bức tranh đồ họa Cô gái trẻ Võ Trâm Anh, sinh ra và lớn lên tại Pháp, nhưng khi tìm hiểu về vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam qua báo chí đã quyết định phản ánh toàn cảnh về chất độc da cam qua 10 bức tranh đồ họa. |
Quê hương là nguồn cảm hứng, là điểm tựa trong suốt chặng đường sáng tác của tôi
- Thưa bà, xin bà chia sẻ về quyết định trở về Việt Nam của mình sau nhiều năm tháng sống, gắn bó với đất nước Thụy Điển?
Sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tôi làm công tác nghiên cứu mỹ thuật tại Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Năm 1987, tôi được mời mở một cuộc triển lãm đầu tiên tại Thuỵ Điển. Sau đó tôi nhận được học bổng ngôn ngữ Thuỵ Điển tại Trường Vimmerby. Trong thời gian học, tôi đã được mời giảng dạy hội hoạ tại trường Medborgarskolan và trường Vuxenskolan. Từ đó tôi định cư và giảng dạy tại Thuỵ Điển.
Những lúc một mình nơi xứ người, tôi thường nhớ về Phú Yên, nơi ba mẹ sinh tôi. Tôi nhớ những buổi chiều lốc cốc trên chiếc xe ngựa nên tôi yêu quý đại dương vô cùng. Tôi cũng nhớ phố phường Hà Nội.
Hoạ sĩ Văn Dương Thành bên những tác phẩm nghệ thuật. |
Mỗi dịp năm mới ở Thụy Điển, khi ngoài trời tuyết rơi trắng xóa, cây thông Noel lấp lánh thì trong nhà tôi cặm cụi vẽ mùa xuân ngày tết với hoa mai, hoa đào khoe sắc. Bao kỷ niệm thời ấu thơ vất vả cứ thế ùa về, rồi những năm tháng gian khổ lúc sơ tán theo trường, gia đình không có ai bên cạnh. Có thể nói quê hương là điểm tựa vững chắc, là hành trang trong suốt chặng đường sáng tạo của tôi.
Hàng năm tôi lại về Việt Nam để sáng tác 3 tháng, mở triển lãm và tham gia công tác xã hội. Mỗi lần về tôi thấy Việt Nam thay đổi rất lớn về mọi mặt từ kiến trúc, xã hội, giao lưu văn hoá... mọi thứ đang ngày một mở rộng. Năm 2007 tôi chính thức trở về nước, xây dựng xưởng vẽ và phòng dạy học. Đối với văn nghệ sĩ, dù sống ở nước ngoài hay quê hương đều lao động, sáng tác hết mình. Tôi rất vui vì quyết định này.
Tranh của họa sĩ Văn Dương Thành hiện có mặt ở 16 Viện Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia trên thế giới như: Bảo tàng Chopin của Ba Lan, Bảo tàng Dân tộc học của Romania, Bảo tàng Dân tộc Học Bắc Kinh, Singapore, Moldavia, Thụy Điển, Mông Cổ..... Ngoài ra bà đã tổ chức 90 cuộc triển lãm cá nhân trong và ngoài nước. Đã rất nhiều bạn bè quốc tế đến Việt Nam sau khi xem tranh của bà. |
- Nhiều người nhận xét rằng: "Họa sĩ Văn Dương Thành là người kết nối văn hóa Đông – Tây qua tranh", bà nghĩ sao về điều này?
Theo tôi, mỗi văn nghệ sĩ cầm bút đều là sứ giả văn hoá. Thông qua sáng tác của mình giới thiệu con người, thiên nhiên, văn hoá, truyền thống của Việt Nam đến bạn bè thế giới. Chính vì thế, trong những bức tranh của tôi luôn gửi gắm nghệ thuật dân gian Việt Nam như điêu khắc đình chùa, các pho tượng từ thời Trần, Lê, Lý đến cuộc sống hiện tại.
Sự kết hợp giữa phong cách hội họa truyền thống, bản sắc dân tộc và phương Tây, tạo thành một phong cách hội hoạ Văn Dương Thành. Đó chính là sức thuyết phục lớn nhất của tôi đối với bạn bè quốc tế. Có nhiều khách quốc tế đến thăm quan triển lãm của tôi tại các viện bảo tàng. Họ rất tò mò, thích thú, tìm hiểu về Việt Nam, từ đó thu hút nhiều người nước ngoài đến với Việt Nam.
Tranh của hoạ sĩ Việt kiều Văn Dương Thành có mặt tại 16 Viện bảo tàng quốc gia thế giới. |
- Rất nhiều tác phẩm của bà được chọn làm quà tặng quốc gia trong những chuyến thăm chính thức cấp cao của Nhà nước, bà có thể chia sẻ "bí quyết" để đạt được thành quả này?
Tôi may mắn có cơ hội được gặp nhiều người tài năng, người nổi tiếng và cả một số nguyên thủ quốc gia. Với quà tặng đối ngoại dành cho nguyên thủ, tôi thường tìm hiểu kỹ người đó xuất thân từ đâu, đặc trưng văn hóa của đất nước họ là gì? Họ ưa thích gì và không ưa thích gì. Thậm chí, tôi tìm hiểu những điều kiêng kỵ, cần tránh để đảm bảo có một tác phẩm nghệ thuật tốt nhất.
Năm 2016, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, tôi được AMCHAM (Hiệp hội Thương mại Mỹ) và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam mời tôi tham dự buổi trò chuyện của Tổng thống Obama với nhân sĩ, trí thức, doanh nhân Hà Nội tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình. Cảm nhận Tổng thống Obama là người gần gũi và nhân ái nên bức tranh tặng ông tôi đã không vẽ những điều hùng tráng, vĩ đại… mà vẽ một con phố cổ rất bình dị của Hà Nội. Tôi vẽ những thân cây cổ thụ với chồi non xanh mướt vươn cao và nắng vàng ấm áp toả trên những mái ngói rêu phong cổ kính, một trong những đặc trưng của thủ đô.
Bạn bè Hoa Kỳ khi đến nhà tôi nhận tác phẩm họ rất thích thú. Tổng thống Obama đã gửi thư cảm ơn cho tôi chỉ sau đó một tuần.
Bức tranh Phố cổ Hà Nội của họa sĩ Văn Dương Thành tặng Tổng thống Obama. |
Làm thiện nguyện là niềm vinh dự và hạnh phúc của người hoạ sĩ
- Không chỉ kết nối hội hoạ Việt Nam với thế giới, bà còn là một Việt kiều rất tâm huyết với các hoạt động thiện nguyện. Xin bà chia sẻ về với độc giả của Thời Đại về các hoạt động này?
Mục đích cao quý của nghệ thuật là hướng đến con người và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nếu có thể vừa sáng tác nghệ thuật vừa chung tay góp sức để giúp đỡ, chia sẻ với những người xung quanh mình, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng thì tôi tin rằng bất kỳ một họa sĩ nào cũng đều làm như vậy.
Trong những năm qua, tôi đã tài trợ, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, trẻ em tài năng để chắp cánh ước mơ cho các em. Tôi cũng đã tổ chức chương trình dạy vẽ cho các em tàn tật, khiếm thị, khiếm thính, chất độc da cam và tự kỷ. Mới đây, tôi đã tặng 5 tấn gạo giúp đỡ người dân phường Hòa Hiệp Trung, tỉnh Phú Yên vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.
Tất cả những điều tôi làm được là do thừa hưởng từ nghị lực phi thường và sự giáo dục từ mẹ của tôi. Không có khó khăn nào mà mẹ không vượt qua, tình yêu của mẹ chỉ có cho đi và không bao giờ đòi hỏi được nhận lại, lòng nhân ái của mẹ đã hướng con đi đến những nẻo đường sau này.
Bức tranh Sen trắng của hoạ sĩ Văn Dương Thành được GS Ngô Bảo Châu, GS Trần Ngọc Cầu mua tặng cho thầy của mình. Số tiền này được hoạ sĩ mua 8 tấn gạo hỗ trợ người dân ở phường Hòa Hiệp Trung, tỉnh Phú Yên gặp khó khăn trong dịch Covid-19. |
Quỹ khuyến học “Văn Gói” của Hoạ sĩ Văn Dương Thành và gia đình đã tặng quà cho trẻ em nghèo vượt khó và các cụ già neo đơn ở phường Hoà Hiệp Trung, Phú Yên vào tháng 3/2021.
|
Mới đây, ngày 14/7/2021, Công ty Solis - nơi con trai tôi làm việc đã thông qua Thường Vụ Tỉnh Đoàn tỉnh Phú Yên đã tặng 1.000 bộ đồ phòng dịch; 2.500 hộp khẩu trang kháng khuẩn; 500 lọ C sủi; 50 kiện sữa Nestlé cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Có một số ý kiến cho rằng, thế thế hệ Việt kiều trẻ hiện khó có thể giữ được nhiều bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, gia đình tôi luôn giáo dục con cháu phải giữ gìn truyền thống văn hoá của quê hương, học tiếng Việt. Trong nhiều hoạt động hướng về quê hương, khi thấy mẹ làm các con tôi cũng làm theo. Chúng tôi sẽ tiếp tục truyền thống và giữ lửa cho những thế hệ sau!
- Xin cảm ơn!
Việt kiều Nguyễn Đức Thái: Việt Nam đã luôn ở thế chủ động để kiểm soát và kiềm chế dịch Covid-19 Tiến sĩ Nguyễn Đức Thái - Việt kiều Mỹ - được thế giới khoa học biết đến là người tìm ra gen đầu tiên cho bệnh glaucoma, gây mù lòa cho trên 70 triệu dân số toàn cầu. Ông cũng là người được Chính phủ Hoa Kỳ cấp 10 bằng phát minh cho kết quả nghiên cứu tìm được gen, mà ông đặt tên TIGR (còn gọi là MYOC, GLCA1). |
Việt kiều Nga và những dòng thơ về Ngày Quốc tổ Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm là một ngày lễ trọng đại không chỉ của người dân trong nước mà cả đồng bào ta ở nước ngoài. Nhân dịp này, Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng - Chuyên gia cao cấp Trung tâm chiến lược Nga tại Châu Á, Viện kinh tế, Viện hàn lâm khoa học Nga; Uỷ viên Hội đồng thẩm định Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác Nga- Việt chia sẻ về niềm tự hào mang dòng máu Lạc Hồng. Để mỗi khi nhớ về Ngày giỗ Tổ, nhớ về nguồn cội và công đức cha ông ta, mọi người con đất Việt đều thấy lòng mình an yên, hạnh phúc và vững vàng hơn trong ngôi nhà được xây móng vững chắc của khối đại đoàn kết Việt Nam trên toàn thế giới. |