Việc khai thác dầu khí ngày càng khó khăn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Cơ quan nào gây khó khăn cho thủ tục ODA thì phải nói rõ' |
Libya mở lại mỏ dầu cuối cùng bị phong tỏa |
Việc khai thác dầu khí ngày càng khó khăn. |
Báo động mỏ dầu suy kiệt
Kể từ khi khai thác dầu đến nay (1981), Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã khai thác hơn 237,7 triệu tấn dầu thô, thu gom và vận chuyển về bờ trên 35,7 tỷ mét khối khí đồng hành; doanh thu bán dầu đạt trên 82,4 tỷ USD, nộp Ngân sách Nhà nước và lợi nhuận phía Việt Nam 52,8 tỷ USD, lợi nhuận phía Liên bang Nga đạt 11,5 tỷ USD.
Trên biển, tại Lô 09-1, Vietsovpetro đã phát triển và đang khai thác 5 mỏ dầu gồm: Bạch Hổ, Rồng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng và Nam Rồng - Đồi Mồi.
Thế nhưng, liên doanh này đang phải đối mặt với tình trạng trữ lượng mỏ dầu suy giảm mạnh. Hiện Vietsovpetro chỉ còn khai thác hơn 3 triệu tấn dầu/năm. Thực tế điều này cũng nằm trong tính toán của họ.
Từ nhiều năm nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng nhiều lần cảnh báo về việc trữ lượng mỏ dầu suy giảm, còn công tác tìm kiếm thăm dò khó khăn. Nếu so với mục tiêu chiến lược phát triển mà ngành dầu khí đề ra ở trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) thì PVN đều không hoàn thành và đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.
Thực tế, điều kiện khai thác ở các mỏ dầu khí chủ lực đã chuyển sang giai đoạn suy giảm sản lượng hay có độ ngập nước cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo PVN, việc gia tăng trữ lượng dầu khí bù đắp vào sản lượng khai thác hàng năm, đảm bảo sự phát triển bền vững của tập đoàn “vẫn là thách thức vô cùng lớn”. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại được đánh giá tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa bờ, nhưng khu vực này cần công nghệ khoan nước sâu, đầu từ lớn, rủi ro cao, thường xuyên bị nước ngoài gây sức ép, cản trở.
Một báo cáo của PVN từng nhận định: Hệ số gia tăng trữ lượng bù trừ vào sản lượng khai thác vẫn đang ở mức báo động (0,54 lần). Trong khi giai đoạn 2011-2015 hệ số này đạt 1,5 lần - mức an toàn phát triển bền vững thì tình hình dầu xấu đi. Năm 2016 đạt 0,65 lần. Riêng năm 2017 đạt 0,17 lần - mức báo động nghiêm trọng.
Ông Trần Công Tín, Phó Tổng giám đốc Vietsovpetro, chia sẻ: "Hàng năm sản lượng đều đi xuống. Chúng tôi duy trì bằng mở rộng sản xuất ra lô khác nhưng sản lượng không đáng kể. Mỏ Bạch Hổ đã vào giai đoạn suy giảm. Chúng tôi đầu tư thêm nhiều mỏ khác nhưng chủ yếu là các mỏ lân cận lô 09.1. Những lô này người khác không làm được vì giá thành cao, chúng tôi làm được vì sử dụng cơ sở hạ tầng xung quanh đó để tiếp tục duy trì hoạt động của liên doanh".
Theo ông Tín, về ngắn hạn Vietsovpetro cố duy trì sản lượng mỗi năm 3 triệu tấn thì mới có thể đảm bảo công ăn việc làm, quy mô hoạt động.
Làm điện gió, ra “đấu trường” quốc tế
Dự báo “thời hoàng kim của giá dầu sẽ không bao giờ quay trở lại”, đại diện Vietsovpetro cho biết "đang xin phép đầu tư điện gió ngoài khơi".
Tuy chưa rõ sẽ chỉ làm nhà thầu hay là chủ đầu tư, nhưng ông Trần Công Tín nói rằng đây mới là định hướng dài hạn. Vietsovpetro có kinh nghiệm thi công các dự án ngoài khơi, song để hiện thực hóa chủ trương này trước hết cần sự cho phép của hai nước và cần đầu tư thêm máy móc, thiết bị chuyên dụng.
Nhiều mảng dịch vụ dầu khí phải xoay sở để vượt qua khó khăn. |
Nếu bảo làm ngay thì không làm được”, đại diện Vietsovpetro nói. “Lắp đặt điện gió trên bờ chúng tôi không có thế mạnh, nhưng lắp trụ điện gió ngoài khơi chúng tôi có thế mạnh là khảo sát đáy biển, đặt chân đế, bãi chế tạo rất lớn,... Các nhà đầu tư tìm đến và đánh giá chúng tôi có tiềm năng trong việc thi công điện gió ngoài khơi”.
Việc mỏ dầu suy giảm, tìm kiếm thăm dò khó khăn không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khai thác. Nhiều năm nay, những đơn vị làm dịch vụ kỹ thuật dầu khí cũng phải chật vật lên kịch bản ứng phó.
Là một trong những đơn vị chủ lực về dịch vụ dầu khí, ông Nguyễn Hữu Hải, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) cho hay PTSC giờ không chỉ thực hiện dự án ở trong nước mà còn tham gia dự án ở nước ngoài.
Đơn vị này đã đấu thầu cạnh tranh sòng phẳng và chiến thắng nhiều dự án quốc tế. Ví dụ các dự án MLS của Total E&P Borneo B.V (Brunei), Dự án Ghana OCTP Offshore FPSO (Ghana), Dự án Greater Enfield cho Technip, Dự án Daman cho chủ đầu tư ONGC (Ấn Độ),... Trong số các dự án PTSC đang triển khai, dự án Gallaf (Al Shaheen) ở Qatar là dự án PTSC thắng thầu quốc tế EPCI với khối lượng rất lớn, tổng giá trị trên 320 triệu USD.
Ông Nguyễn Hữu Hải chia sẻ: Khi tham gia đấu thầu quốc tế, để thắng thầu là cả một vấn đề, cạnh tranh giá cả sát sao. Có dự án PTSC thắng được cả nhà thầu Trung Quốc. Đó là quá trình nỗ lực về công nghệ, giá cả, thương mại,...
Đấu thầu quốc tế phải nghiêm túc, chuẩn bị kỹ nhân lực và vật lực. Nếu nói đấu thầu để học hỏi kinh nghiệm thì không thể thắng thầu - ông Dương Hồng Văn, Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Lắp đặt, Vận hành và Bảo dưỡng Công trình Dầu khí biển PTSC (POS), nói thêm. Việc tham gia các dự án ở nước ngoài sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Riêng dự án ở Qatar, công ty đã tạo việc làm cho khoảng 700 nhân sự.
Lương Bằng
Châu Âu đối mặt với các vấn đề khó khăn trong tranh chấp ở Biển Đông Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết của chuyên gia về Biển Đông, Tiến sỹ Gerhard Will tại Hội thảo quốc tế: “Hoàng ... |
Gỡ bỏ "thẻ vàng" đối với thuỷ sản: Cần khẩn trương và quyết liệt Tại phiên họp mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã yêu cầu tất ... |