Vì sao để con ăn mặc xuề xòa là hại con?
3 kiểu mẹ nuôi dạy con thành những đứa trẻ bất tài |
Bạn là cha mẹ bình thường hay thông thái, nhìn 10 bức ảnh sau là biết |
Hại con vì thói quen cho trẻ quá 5 món đồ |
Trang phục bạn mặc cho con sẽ ảnh hưởng đến nhân cách và tương lai của trẻ. Điều này nghe có vẻ vô lý. Nhiều người hẳn sẽ thắc mắc tại sao cách ăn mặc vốn chỉ quyết định vẻ bề ngoài đẹp hay chưa đẹp lại ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ. Song, thử nghiệm dưới đây cho thấy việc đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài là thực tế rõ ràng.
Tháng 6/2016, một video của UNICEF được thực hiện để ghi nhận thái độ khác biệt của mọi người qua vẻ bề ngoài. Trong thử nghiệm, bé gái 6 tuổi đi bộ ở nơi công cộng, mặc những trang phục khác nhau để thử phản ứng của mọi người.
Video của UNICEF ghi nhận thái độ khác biệt của mọi người qua vẻ bề ngoài.
Ban đầu, bé gái ăn mặc khá gọn gàng và sạch đẹp. Bé giả vờ bị lạc đường và đứng khóc. Mọi người đi qua đều dừng lại và hỏi lịch sự rằng liệu bé có cần sự giúp đỡ. Nhìn cách nói chuyện và biểu hiện trên gương mặt của mọi người, có thể thấy rằng bé gái gây được thiện cảm và được quý mến.
Một lúc sau, bé gái đó thay đổi trang phục khác, xuề xòa hơn, trông giống như trẻ bụi đời, mặt lấm lem, quần áo rách rưới. Em bé vẫn giả vờ đứng khóc bên đường, nhưng khi thay đổi trang phục tuềnh toàng, không một ai để mắt tới em.
Ở một tình huống khác, vẫn cô bé đó mặc trang phục sạch sẽ, bước vào bên trong nhà hàng. Hầu hết mọi người đều tròn xoe mắt nhìn cô bé, bày tỏ sự quan tâm và yêu mến. Mọi người sẵn sàng nói chuyện, ôm cô bé và thậm chí chơi với bé.
Tuy nhiên những phản ứng trên đều biến mất hoàn toàn, khi cô bé này thay đổi bộ quần áo lôi thôi. Không có một nụ cười hay bất cứ sự thiện cảm nào dành cho cô. Thậm chí, một số người còn tỏ vẻ e ngại, muốn tránh xa cô bé.
Sau buổi ghi hình, bé gái kể lại cảm giác tồi tệ khi bị mọi người xa lánh trong bộ dạng bẩn thỉu. Bé cảm thấy bị tổn thương khi mọi người lầm tưởng bé là đứa trẻ ăn mày, và đuổi ra ngoài.
Trẻ ăn mặc gọn gàng dễ gây thiện cảm và truyền thông điệp tích cực hơn đến người đối diện. |
Đoạn video trên cho thấy một thực tế rất rõ ràng: mọi người đều có ấn tượng và đánh giá ban đầu về một người dựa vào ngoại hình, trang phục, cử chỉ, thần thái của người đó. Đây là phản ứng bình thường và tự nhiên, không phân biệt tuổi tác, khu vực. Với trẻ em cũng như vậy. Thực tế cho thấy, những đứa trẻ ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ dễ gây thiện cảm hơn. Chúng cũng gửi gắm thông điệp tích cực hơn cho người đối diện qua chính diện mạo của mình.
Trái lại, người đối diện dễ có ấn tượng tiêu cực khi tiếp xúc với trẻ ăn mặc lôi thôi, bẩn thỉu. Nhà văn nổi tiếng Trương Ái Linh của Trung Quốc từng nói một câu khá hay về ý nghĩa quan trọng của ngoại hình: "Một khuôn mặt ưa nhìn giống như một tiêu đề đẹp, hấp dẫn của một cuốn sách, bạn không thể không muốn đọc chúng".
Tất nhiên, bố mẹ không thể quyết định được việc con mình đẻ ra có diện mạo đẹp hay không. Nhưng bố mẹ có thể cho con mình một ngoại hình dễ nhìn, gây thiện cảm, từ việc để đầu tóc gọn gàng, đến trang bị trang phục sạch sẽ. Rõ ràng, cho con mặc trang phục phù hợp là trách nhiệm của bố mẹ.
Trang phục phù hợp không phải là trang phục đắt tiền, sang chảnh mà phù hợp với điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình. Chỉ cần quần áo sạch sẽ, gọn gàng, vừa vặn là đủ để mang đến thiện cảm.
Được mặc gọn gàng, không lôi thôi không chỉ khiến trẻ tự tin hơn khi gặp gỡ mọi người, mà còn rèn cho trẻ tác phong chỉn chu. Để bố mẹ hiểu hơn về lý do không nên cho trẻ ăn mặc lếch thếch, trang Sina đã đưa ra 2 giải thích như sau.
1. Gu thẩm mỹ của trẻ cần được nuôi dưỡng từ nhỏ
Thời kỳ nhạy cảm về mặt thẩm mỹ của trẻ đã bắt đầu từ khoảng 2,5-5 tuổi. Trẻ trong giai đoạn này bắt đầu hình thành ý niệm, nhận thức về cái đẹp theo nhiều cách khác nhau. Chúng sẽ kiên nhẫn xây dựng bản thân theo chuẩn thẩm mỹ của riêng chúng. Đa số trẻ xây dựng khái niệm thẩm mỹ của bản thân thông qua thế giới của người lớn. Nếu bạn là mẹ và có con gái, bạn chắc hẳn đã trải nghiệm cảm giác hốt hoảng khi con gái lấy son, phấn của mẹ ra bôi khắp mặt. Lớn hơn một chút, đa số các bé gái sẽ thích thú với việc mặc váy của mẹ hay xỏ chân vào đôi giày cao gót mẹ đi.
Vì thế, trong giai đoạn này, hãy sử dụng trang phục có thẩm mỹ cho con, chải tóc gọn gàng. Nếu để trẻ ăn mặc xuề xòa, trẻ sẽ không ý thức về cái đẹp. Sau này khi trưởng thành, trẻ sẽ có gu thẩm mỹ kém, không chỉn chu khi ra ngoài xã hội.
2. Làm đẹp cho bản thân là tôn trọng mình, tôn trọng mọi người
Dương Lan, nhà báo, MC nổi tiếng của Trung Quốc, từng chia sẻ câu chuyện khiến cô thay đổi quan điểm về ngoại hình.
Năm 25 tuổi, sau một cuộc phỏng vấn thất bại ở Anh, Dương Lan ra quán cafe ngồi. Khi ấy, cô mặc đồ ngủ, để mặt mộc, khoác bên ngoài là một chiếc áo cũ. Khi bước vào quán cafe, cô được bố trí ngồi gần một phụ nữ trung niên. Người phụ nữ này ăn mặc lịch thiệp và sang trọng. Thấy Dương Lan, người phụ nữ đó ngẩng đầu lên, liếc nhìn và sau đó gửi cho Dương Lan một mẩu giấy: "Phòng thay đồ ở phía sau bạn".
Quá xấu hổ, Dương Lan đứng dậy, vội vào phòng chỉnh lại quần áo, thoa chút son môi. Khi cô trở về chỗ ngồi của mình, người phụ nữ đã không còn ở đó. Trên bàn chỉ còn một tờ giấy nhắn: "Là phụ nữ, hãy luôn tươm tất. Đó là phẩm giá của một phụ nữ".
Dương Lan nhớ lại mình khi bước vào cuộc phỏng vấn, cô đã ăn mặc tềnh toàng, trong khi những ứng viên khác đều rất nổi bật. Cô hiểu ra một điều, mình có thể đã thất bại vì thiếu tôn trọng người khác. Tạo cho bản thân một diện mạo đẹp, chính là tôn trọng mình, và tôn trọng cả những người xung quanh.
Cuộc sống vốn luôn có nhiều điều đẹp đẽ, phong cảnh đẹp, kiến trúc đẹp, tính cách đẹp và cả phục trang, ngoại hình đẹp. Mọi thứ tồn tại trên thế gian này đều có giá trị riêng. Vì thế, đừng bao giờ coi thường giá trị của ngoại hình, đặc biệt trong thời đại ngày nay.
Tất cả cái đẹp trong cuộc sống đều quan trọng. Phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc, khí chất của mỗi người, trang phục của bạn... Mọi thứ đều có giá trị. Thế nên, đừng coi thường giá trị của hình thức, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay.