Vị Lưỡng quốc Trạng nguyên “đem chuông đi đánh xứ người”
Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Qua vietvisiontravel.com) |
Câu đối qua cửa ải
Trong lần đi sứ năm 1308, do đường xa, mưa gió nên sứ bộ nước ta đến cửa ải Nam Quan chậm mất một ngày. Viên quan giữ cửa ải nhất quyết không cho mở cửa, chỉ đưa ra một vế đối và yêu cầu hễ đối được thì sẽ mở cửa cho qua, còn nếu chưa đối được thì hãy ở tạm bên dưới qua đêm, đợi đến sáng hôm sau. Vế ra đối viết:
“Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan” (Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan).
Đây là một câu đối hiểm hóc ở chỗ vế đối chỉ có 11 chữ mà có tới bốn chữ “quan” và ba chữ “quá”. Mạc Đĩnh Chi nghĩ vế ra quả là rất khó nhưng nếu im lặng thì mất thể diện liền ứng khẩu đọc lại vế đối với bốn chữ “đối” và ba chữ “tiên”:
“Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối” (Ra câu đối trước thì dễ, đối câu đối mới khó, xin tiên sinh đối trước).
Quan giữ ải phục tài, lập tức mở cửa ải đón sứ bộ và tiếp đãi rất long trọng.
Giương cung bắn “mặt trời”
Khi vào đến kinh đô, trong buổi tiếp kiến đầu tiên, vua Nguyên muốn thử tài bèn ra câu đối:
“Nhật: hoả, vân: yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ” (Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng).
Vế đối ví von từ hiện tượng tự nhiên nhưng ẩn ý rõ ràng mang tính đe dọa của nước lớn rằng vua của Thiên triều là bậc Thiên tử như mặt trời đỏ có thể thiêu cháy tất cả, còn các nước chư hầu như mặt trăng yếu ớt sẽ bị mặt trời đốt cháy.
Với sự thông minh và dũng cảm, Mạc Đĩnh Chi khảng khái đối lại:
“Nguyệt: cung, tinh: đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô” (Mặt Trăng là cung, sao là đạn, hoàng hôn bắn rơi mặt trời).
Vế đối lại của Mạc Đĩnh Chi rất hoàn chỉnh, ý tứ mạnh mẽ. Ông cũng dựa vào hiện tượng tự nhiên chẳng kiêng dè mà gửi đi thông điệp: nước nhỏ cũng có thể bắn rụng nước lớn. Câu đối tỏ rõ bản lĩnh táo bạo của sứ thần, quyết không chịu cúi đầu trước nước lớn. Đến đây, vua Nguyên không thể bắt bẻ được đành chịu tài sứ giả.
Đây có thể coi là một câu đối đạt tới độ kinh điển. Đặt trong bối cảnh hai quốc gia vừa trải qua ba cuộc chiến tàn khốc, mối bang giao còn đang rất mong manh thì mới thấy sự tài tình, linh hoạt, tuy mềm dẻo nhưng vẫn rất cứng rắn trong đường lối ngoại giao của Mạc Đĩnh Chi.
Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346) tự là Tiết Phu, hiệu là Tích Am là một quan đại thần và một nhà ngoại giao nổi tiếng triều Trần. Nhờ sự khéo léo, tài năng ứng đối tài tình, Mạc Đĩnh Chi được đích thân vua Nguyên phong là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” tức Trạng nguyên của hai nước. |
Nghệ thuật vừa đánh vừa đàm của Nguyễn Trãi Bằng tài năng quân sự, văn chương cùng tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi nhiều lần viết thư dụ địch đầu hàng thành công. Bức thư dụ Vương Thông lần nữa (Tái dụ Vương Thông thư) là minh chứng tiêu biểu cho kế sách mưu phạt tâm công của Nguyễn Trãi. |
Kế sách xóa “nợ Liễu Thăng” của Thám hoa nước Việt Vin cớ không thể về quê giỗ cụ tám đời, vị Thám hoa nước Đại Việt đã buộc được vua Minh phải xóa món nợ cống nộp tượng vàng cho người dân Đại Việt. |