Vật liệu xanh - giải pháp hữu hiệu để ngành xây dựng thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0
Ưu điểm vượt trội
Theo Trung tâm Thiết bị, Môi trường và An toàn lao động, Viện Vật liệu xây dựng: “Vật liệu xây dựng xanh là những loại vật liệu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế và phân hủy xanh”.
Vật liệu xanh phải có tối thiểu một trong các tiêu chí sau: Là vật liệu không có tính chất độc hại; vật liệu được làm từ vật liệu tái chế và phải là vật liệu có khả năng tái chế được; vật liệu tiết kiệm tài nguyên, sử dụng năng lượng và nước hiệu quả; vật liệu có vòng đời sử dụng dài; vật liệu quan tâm đến vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng và thu hồi sau khi sử dụng.
Các vật liệu xanh trong xây dựng có thể kể đến như: xốp cách nhiệt XPS; Gạch không nung; Tấm lợp sinh thái; Đá chẻ; Bê tông nhẹ…
Ông Nguyễn Quang Hiệp – Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), phát triển vật liệu xanh có nhiều ưu điểm vượt trội. Đó là: giảm phát thải khí nhà kính; tiết kiệm năng lượng trong chuỗi quá trình sản xuất; tận dụng nguồn phế thải từ các ngành công nghiệp; dễ dàng tái chế; giúp tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản. Sử dụng vật liệu xanh còn giúp cho môi trường sạch hơn, an toàn cho sức khỏe cũng như giúp cho ngành xây dựng và các ngành khác phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Quang Hiệp Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng Bộ Xây dựng. (Ảnh: PV/Vietnam+) |
Vì thế, phát triển vật liệu xanh đang trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26. Trong đó, lĩnh vực do Bộ Xây dựng quản lý, chịu trách nhiệm phải giảm 74,3 triệu tấn CO2 tương đương.
Theo bà Lưu Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, việc thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng xanh cũng là một trong những giải pháp cấp thiết nhằm đạt mục tiêu: Phát thải thấp, hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên và an toàn cho người sử dụng.
Hoàn thiện khung pháp lý về vật liệu xanh
Theo báo cáo của German Watch, Việt Nam đứng thứ 5 trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu. Cùng với đó, qua thống kê của Viện Vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng sử dụng khoảng 17% nguồn nước, 40% nguồn năng lượng, 25% gỗ khai thác, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng. Chính vì vậy, ngành sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống được cho là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng vật liệu xanh bởi vậy được xem là phương pháp tối ưu nhất đối với ngành Xây dựng.
Gạch làm từ vật liệu tái chế một trong các vật liệu xây dựng được xử lý bằng công nghệ biến tính và được kiểm định an toàn không gây hại cho môi trường cũng như sức khỏe con người. (Ảnh: Baoxaydung.vn) |
Tuy nhiên việc đưa vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường vào các công trình, trên thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn như: hành lang pháp lý chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; năng lực và trình độ công nghệ sản xuất vật liệu xanh tại Việt Nam còn hạn chế, giá thành cao, chưa cạnh trạnh vượt trội so với các vật liệu khác.
Theo ông Nguyễn Quang Hiệp – Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng: Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các loại vật liệu xanh, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng, trước tiên cần xây dựng hàng lang pháp lý, về vật liệu xanh,
“Có được hành lang pháp lý thì chúng ta mới có được các quy định cụ thể để cho ra đời các chính sách tài chính trong việc ưu đãi cho công tác nghiên cứu phát triển, đầu tư sản xuất vật liệu xanh”, ông Hiệp nói.
Cùng với đó, xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí và các quy trình để cho các doanh nghiệp sản xuất ra các vật liệu xanh. Tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với các chủ thể tham gia trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, những người làm công tác quản lý Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu thi công, các đơn vị quản lý, vận hành công trình và người dân. Có như vậy thì vật liệu xanh mới có thể phổ biến rộng rãi, góp phần tích cực trong việc phát triển bền vững.
Theo Bộ Xây dựng, cả nước hiện có khoảng 300 công trình xanh, tiết kiệm năng lượng với tổng diện tích khoảng trên dưới 7,2 triệu m2 sàn xây dựng, bao gồm các dự án nhà ở, đô thị, khu công nghiệp. |
Rong biển – giải pháp chống biến đổi khí hậu hiệu quả của Ấn Độ Rong biển là nguyên liệu xanh, có thể hấp thụ CO2 từ khí quyển và trung hòa axit đại dương, đang được kỳ vọng trở thành giải pháp giúp làm sạch hành tinh. |
Nhà máy trung hòa carbon – giải pháp hiệu quả thực hiện cam kết Net Zero Trong bối cảnh Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050, các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã và đang thay đổi mô hình sản xuất, chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh và bền vững hơn, phấn đấu đạt mức tự trung hòa carbon. Năm |