Ủng hộ người biểu tình Hong Kong, Mỹ lại chọc giận Trung Quốc?
Biển người biểu tình tại Hong Kong hôm 9/6. Ảnh: Reuters. |
Theo trang Financial Times (Thời báo Tài chính Mỹ), chính quyền Tổng thống Trump đã bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" đối với dự luật cho phép dẫn độ người từ Hong Kong về đại lục, Macau, Đài Loan cũng như những nước có ký kết hiệp ước về dẫn độ để xét xử. Theo Washington, điều này có thể gây nguy hại đến thể chế "đặc khu tự trị" của Hong Kong.
Sau cuộc biểu tình lớn nhất tại Hong Kong trong vòng 30 năm để phản đối sự can thiệp được cho là "quá đà" của Trung Quốc vào ngày 9/6, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chính thức lên tiếng về dự luật dẫn độ mới. Theo đó, Mỹ lo ngại việc "thiếu các quy định về thủ tục bảo vệ tố tụng trong dự luật có khả năng làm suy yếu quyền tự trị lâu năm, nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cũng như giá trị dân chủ của Hong Kong", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus khẳng định.
Nói về cuộc biểu tình tại Hong Kong, ông Pete Buttigieg, một trong 23 ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ nhận xét: cuộc "biểu tình trong hòa bình" ở Hong Kong là một việc làm "truyền cảm hứng".
"Chúng ta cần phải tiếp tục triển khai cam kết của Mỹ đối với sự mở cửa, giá trị dân chủ và độc lập về pháp luật" của Hong Kong, chính trị gia này viết trên Twitter.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio, một người có tư tưởng chống Trung Quốc, đăng tải thông điệp trên Twitter rằng mọi người nên "được truyền cảm hứng và dành sự ủng hộ cho Hong Kong bởi họ biểu tình một cách hòa bình."
Trước những phản ứng của Mỹ, ngày 11/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo: "Vấn đề Hong Kong hoàn toàn là việc nội bộ của Trung Quốc, không một quốc gia, một tổ chức hay cá nhân nào khác có quyền nhúng tay vào". Trung Quốc cũng đã yêu cầu Mỹ dừng ngay việc can thiệp vào vấn đề Hong Kong.
Theo Thời báo Tài chính Mỹ, người dân Hong Kong đang rậm rịch chuẩn bị cho các cuộc biểu tình tiếp theo trong ngày hôm nay (12/6) khi một cuộc tranh luận chính thức về dự luật dẫn độ mới sẽ diễn ra tại Nghị viện Hong Kong.
Đây là cách mà Hồng Kông biến mình từ một làng chài thành trung tâm giao thương quan trọng bậc nhất của thế giới Hồng Kông từng là một phần của nền phong kiến Trung Hoa lẫn Đế chế Anh, từ đó mang bản sắc Đông-Tây kết hợp mà ... |
Vai trò không ngờ của Anh sau thỏa thuận thuê đất 999 năm của Lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông Các tài liệu được chính phủ Anh giải mật đã tiết lộ nhiều thông tin hơn về thỏa thuân thuê đất 999 năm của Lãnh ... |
Ông Giang Trạch Dân tức giận, dùng tiếng Anh mắng phóng viên ấu trĩ khi nói về Hồng Kông Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã tỏ ra tức giận và dùng tiếng Anh để mắng một phóng viên là ngây ngô, ... |