Tuyển sinh 2019: Xét tuyển vào Học viện Ngoại giao cần những điều kiện gì?
Học viện Ngoại giao vừa tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2019 nhằm cung cấp những thông tin quan trọng cho phụ huynh và thí sinh khi làm hồ sơ xét tuyển vào trường.
Ông Nguyễn Tuấn Hiệp, Phó Trưởng Phòng phụ trách Phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên đã trực tiếp trả lời những câu hỏi của thí sinh.
Sinh viên tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2019 của Học viện Ngoại giao. |
- Gia đình em không có nhiều điều kiện, cũng không phải là “con ông cháu cha” thì có nên nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngoại giao không?
Nếu nhìn vào mô hình đào tạo và định hướng đầu ra trước đây (khoảng gần 10 năm trước) của Học viện chỉ có một ngành là Quan hệ quốc tế, tập trung đào tạo cán bộ đối ngoại) thì có vẻ như sinh viên sẽ khó tìm được việc do đào tạo chuyên ngành hẹp.
Nhưng trên thực tế, các kết quả khảo sát chứng minh rằng tỉ lệ có việc làm sau khi ra trường của Học viện là khá cao. Lí do sinh viên tìm được việc làm dễ dàng là do mạnh về khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kiến thức chung rộng
Từ 10 năm nay, Học viện đã điều chỉnh mô hình đào tạo, hướng nhiều hơn đến phục vụ xã hội với nhiều ngành đào tạo được mở như: Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Truyền thông quốc tế và Ngôn ngữ Anh bên cạnh ngành Quan hệ quốc tế.
Tỉ lệ sinh viên Học viện Ngoại giao ra trường có việc làm cũng khá cao. Lí do sinh viên tìm được việc làm dễ dàng là do mạnh về khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kiến thức chung rộng.
- Trường có đặt ra tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng hay ngoại hình phải “trai xinh gái đẹp” khi xét tuyển không?
Ông Nguyễn Tuấn Hiệp, Phó Trưởng Phòng phụ trách Phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên (Học viện Ngoại giao). |
Thí sinh và phụ huynh không cần phải quá lo lắng, Học viện Ngoại giao không hề có quy định bắt buộc thí sinh thi vào trường phải yêu cầu có chiều cao hay ngoại hình.
Tùy vào ngành các em chọn, nếu có ngoại hình tương đối thì sẽ là một phần lợi thế nhất định, nhất là các ngành yêu cầu phải tiếp xúc với công chúng.
Như ngành Luật quốc tế, Truyền thông quốc tế, các vị trí xây dựng chiến lược truyền thông cũng không yêu cầu về ngoại hình, chiều cao của sinh viên.
Phần lớn lương khởi điểm sinh viên Học viện Ngoại giao từ 7 – 15 triệu đồng/tháng
- Ra trường, sinh viên Học viện Ngoại giao có thể làm việc ở đâu và với mức lương bao nhiêu?
Mới đây, nhà trường đã tiến hành khảo sát trên 244 sinh viên tốt nghiệp, trong đó tỉ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp dao động từ 88 – 92%.
Trong đó, số sinh viên tốt nghiệp có mức thu nhập từ 7 - 15 triệu đồng/tháng là 63,3% (từ 7 - 10 triệu đồng/tháng là 33,3%, từ 10 - 15 triệu đồng/tháng là 30%).
Ngoài ra, ở mức thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng/tháng là 7,5% sinh viên. Còn mức trên 20 triệu đồng là 8,9% sinh viên.
Đây là một tỉ lệ khá cao vì nhìn vào khung mức lương có thể đánh giá việc làm đó có ổn hay không.
Nhiều thí sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh 2019 tại Học viện Ngoại giao. |
Tất nhiên, một số em có mức thu nhập từ trên 15 triệu đồng trở lên thường làm ở vị trí như trợ lý giám đốc hoặc tương đương vì các em có khả năng, tố chất và trình độ.
Tỉ lệ sinh viên ra trường làm việc ở cơ quan nhà nước chiếm không nhiều, chủ yếu là khu vực ngoài nhà nước.
Mỗi năm, Bộ Ngoại giao và một số cơ quan đối ngoại của Nhà nước khác cũng chỉ tuyển số lượng hạn chế. Vì vậy, đa phần sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước (doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tự tạo việc làm) với các ngành nghề đa dạng.
Do đó, sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp cũng đi làm truyền hình, làm báo cũng không phải là ít. Ngoài ra, có những em làm trong lĩnh vực Marketing, Ngân hàng. Có những em trước đây học ở học viện và giờ đang làm giám đốc nhân sự, giám đốc đối ngoại của một số ngân hàng lớn.
- Để đạt được mức thu nhập đó, sinh viên cần trang bị những gì?
Sinh viên Học viện Ngoại giao thường được các doanh nghiệp đánh giá cao hơn hẳn các trường khác ở một số kĩ năng như: kĩ năng ứng xử, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng thích nghi và các kĩ năng mềm khác.
Đặc biệt là khả năng ngoại ngữ tốt cộng với nền tảng kiến thức chung rộng.
Để có được kết quả đó, những năm qua Học viện Ngoại giao duy trì mô hình đào tạo thiên về thực hành nhiều hơn, tổ chức nhiều hoạt động cho sinh viên, văn hóa ứng xử giữa giảng viên với sinh viên. Giảng viên tiếp xúc với sinh viên trong tâm thái không chỉ của một người chỉ làm công tác nghiên cứu mà còn đồng thời là một cán bộ ngoại giao, có nhiều kiến thức thực tiễn.
Những trường công an nào ngừng tuyển sinh đại học năm 2019? Năm 2019, các trường công an nhân dân có những điểm mới trong phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh và tiêu chuẩn về ... |
Chỉ tiêu tuyển sinh 2019 và điểm chuẩn 2 năm gần nhất ĐH Công nghiệp Hà Nội ĐH Công nghiệp đã công bố đề án tuyển sinh năm 2019. Dưới đây là những thông tin về chỉ tiểu tuyển sinh năm 2019 ... |
Tuyển sinh 2019: ĐH Công nghiệp Hà Nội tuyển thẳng không hạn chế số lượng ĐH Công nghiệp Hà Nội vừa công bố điều kiện tuyển thẳng và xét học bổng đối với các thí sinh nộp hơ sơ xét ... |
Tuyển sinh 2019: ĐH Ngoại thương đào tạo ngành gì để ra trường làm giám đốc (CEO)? Đây là một trong những thắc mắc của thí sinh tại ngày hội tuyển sinh 2019 diễn ra tại ĐH Ngoại thương chiều 7/4. Em ... |
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 và điểm chuẩn 2 năm gần nhất của ĐH Y Hà Nội Trường ĐH Y Hà Nội vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2019, trong đó đối với tuyển sinh vào ngành Y học cơ ... |