Từng là bảo bối, Su-33 dần bị lu mờ trên tàu sân bay Nga
Đầu những năm 2000, Su-33 nổi bật vào với vai trò máy bay chiến đấu trên tàu sân bay uy lực nhất của Nga.
Vào cuối những năm 1970, Liên Xô quyết định phát triển một loại biến thể khác của Su-27 Flanker. Ban đầu được đặt tên là Su-27K, biến thể mới này sau đó được đổi tên thành Su-33 khi chính thức ra mắt vào mùa hè năm 1998.
Một chiếc Su-33 cất cánh từ tàu Đô đốc Kuznetsov ở biển Địa Trung Hải, ngoài khơi Syria, ngày 10/1/2017. Ảnh: TASS/Getty |
Su-33 có nhiều thay đổi so với Su-27: gầm được gia cố, thiết bị hạ cánh chắc chắn, cánh gập, sải cánh lớn hơn đáng kể và động cơ AL-31F3 mạnh hơn một chút. Những đặc điểm thiết kế này phù hợp với không gian và đường băng nhỏ hơn trên tàu sân bay. Dù kho vũ khí cũng khá giống với Su-27 nhưng Su-33 nổi bật hơn ở khả năng tương thích với tên lửa chống hạm Kh-41/Kh-31.
Dù được trang bị tên lửa chống hạm, nhưng không ai có thể phủ nhận Su-33 vẫn là một tiêm kích chủ yếu tấn công trên không. Và việc không thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tấn công mặt đất đã làm giảm đáng kể giá trị hoạt động của Su-33 trong vai trò là máy bay chiến đấu chủ lực trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.
Năm 2009, hải quân Nga quyết định thay thế 30-35 chiếc Su-33 hiện đang biên chế bằng MiG-29K cạnh tranh hơn và giá rẻ hơn. Dù Su-33 có phạm vi hoạt động và khả năng cơ động cao hơn đáng kể so với MiG-29K. Tuy nhiên, MiG-29K lại hiệu quả hơn trong khả năng cường kích (tấn công mặt đất) và đa nhiệm với khả năng mang cả tên lửa phòng không và bom dẫn đường. Ngoài ra, MiG-29K được trang bị để có khả năng tấn công mặt đất mạnh mẽ hơn đáng kể.
Một số máy bay chiến đấu Su-33 được cho là đang trong quá trình nâng cấp để biến nó trở thành máy bay chiến đấu đa năng hiệu quả hơn. Thế nhưng hiện vẫn chưa rõ phạm vi và thời hạn của gói nâng cấp này.