Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
10:05 | 02/07/2022 GMT+7

Tục ăn trầu trong văn hóa truyền thống của người Việt

aa
Ăn trầu là tập tục có từ lâu đời ở một số quốc gia Ðông Nam Á. Riêng ở Việt Nam, tục lệ này đã có từ hàng ngàn năm qua và đã trở thành một nét đẹp trong bản sắc văn hóa truyền thống từ xưa đến nay.
Xin chữ đầu năm: gìn giữ một nét đẹp văn hóa truyền thống Xin chữ đầu năm: gìn giữ một nét đẹp văn hóa truyền thống
Chợ Samsen nơi lưu giữ và quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam tại Thái Lan Chợ Samsen nơi lưu giữ và quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam tại Thái Lan

Ăn trầu là một cách nói gọn, bởi ăn trầu còn có sự kết hợp của các thành phần khác. Người ta dùng tên lá trầu không để chỉ chung cho 5 thứ trong cả miếng trầu, trong đó có 4 thứ chính: lá trầu không, cau, vỏ cây, vôi tôi. Về sau, người nào ăn được thuốc lào thường nhai thêm vài sợi thuốc lào hoặc vo nhúm thuốc lào nhỏ thành viên để xỉa và miết vào răng giữ lại hương vị của miếng trầu. Thoạt đầu, người ta dùng lá trầu không cuộn nhiều vòng tròn lại, gài cuốn lá vào cánh lá để giữ cho lá khỏi tở ra. Cau tươi (hoặc khô) bổ cả hạt, thành miếng, một chút vỏ cây, quệt một ít vôi tôi rồi cho tất cả vào miệng nhai. Nhai kỹ rồi lấy thuốc lào xỉa và miết răng.

Gọi là ăn trầu, nhưng người ta chỉ nuốt nước cốt và nhả bã trầu không ăn. Người ăn trầu hít lấy nước từ trầu đã nhai trong miệng, vị chát, cay, hơi đắng và một cảm giác say say như uống rượu. Nước trầu làm người nóng lên, hơi thở nồng ấm, các cô gái thường mặt đỏ, má hây hây, mắt long lanh. Một cảm giác thú vị khiến người ăn trầu dễ thích, dễ say, dễ thành nghiện. Người ta muốn truyền cảm giác êm ái lâng lâng này cho người thân quý, cho bạn bè nên mời ăn trầu. “Tục ăn trầu đã được truyện cổ “Sự tích trầu cau” làm thiêng liêng hóa việc ăn trầu. Ðó là chuyện riêng của ba người nhưng là mang tâm hồn của muôn người, mang ý nghĩa nhân văn cao cả và đạo đức của người Việt”.

Câu chuyện ấy được kể như sau: Ngày xưa, vào thời kỳ Hùng Vương có vị quan họ Cao sinh được hai người con trai giống nhau như đúc. Bố mẹ gửi cả hai đến học vị thầy họ Lưu, cũng là bạn của gia đình. Khi hai chàng được 17 tuổi thì người cha chết, sau đó người mẹ cũng qua đời. Thầy Lưu có người con gái xinh đẹp, gả cho người anh. Do hai anh em rất giống nhau nên có lần hai anh em đi lên nương mấy ngày mới về, người em về trước, chị dâu tưởng nhầm là chồng nên chạy đến ôm chầm lấy. Người anh về sau, thấy thế rất đau lòng. Người em vì vậy muốn đi xa, nhưng đến một con sông lớn không sang được, đành nằm lại, chết bên bờ sông, hóa thành hòn đá. Người anh thì lặn lội nhiều nơi tìm em, tới bờ sông nhìn hòn đá, linh cảm đây là em trai mình, nên cũng chết bên cạnh hòn đá, thành một cây cau mọc lên thẳng đứng. Ðến lượt người vợ đi tìm chồng và em chồng, tới được bến sông có hòn đá và cây cau mọc thẳng, nàng khóc và chết, hóa thành cây trầu không xanh tươi leo quấn lấy cây cau.

Nhân dân trong vùng sau biết là hồn của ba người biến thành, bèn dựng miếu thờ ven sông. Hùng Vương một lần đi tuần thú qua nơi ấy, biết câu chuyện và ngôi miếu, vua sai trèo hái cau bổ quả ra, lấy lá trầu không cuộn lại, lấy chút vỏ cây bên cạnh nhai vào miệng thấy thơm nồng và cay, rồi say say. Nước trầu nhổ ra vào hòn đá, thì thấy hòn đá sùi bọt trắng xóa rồi biến màu đỏ. Vua hết sức kinh ngạc, lấy vôi đó ăn trầu - trầu càng thắm, càng say nồng đậm. Nhà vua ra lệnh từ nay về sau việc cưới xin, ăn hỏi, lễ tiết... đều dùng trầu cau, ra lệnh trồng trầu và cau khắp nước.

Tục ăn trầu trong văn hóa truyền thống của người Việt
Dạy cách têm trầu. Ảnh: DUY KHÔI

Sự tích trầu cau đã lý giải về tình yêu chung thủy, tình anh em cốt nhục, thể hiện nét đẹp tâm hồn của con người trong cuộc sống. Ðể từ đó, tục lệ ăn trầu lan ra khắp mọi nơi, phổ biến đến mức “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu, miếng cau, vệt vôi, tất cả đều không phải quý hiếm, đâu đâu cũng có; thế nhưng đã trở thành rất quan trọng và thiêng liêng trong những dịp ra mắt, hội ngộ hay những lễ hội quan trọng nhất.

Ngay từ thời rất xa xưa, miếng trầu đã là phương tiện để kết nối giao duyên giữa tình yêu nam nữ. Chính miếng trầu là vật để gởi gắm tình yêu, trao nhau nỗi niềm tâm sự, mong ước cuộc sống lứa đôi êm đềm, hạnh phúc:

“Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,

Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”.

Cau trầu còn biểu đạt tình yêu nam nữ một cách rất tinh tế và ý nhị, mượn chuyện trầu cau, chàng trai bóng gió:

“Nhà em đất tốt trồng cau,

Cho anh trồng ghé bụi trầu gần bên”.

Hoặc thân thiện hơn:

“Trầu xanh, vôi đỏ, cau vàng,

Cơi trầu bịt bạc, thiếp mời chàng

ăn chung”.

Còn người mẹ thì dặn con gái:

“Ví dầu duyên nợ nên chăng

Làm thân con gái chớ ăn trầu người”.

Người con gái nếu đã nhận trầu của người con trai, coi như đã chấp nhận sự ràng buộc, sự ràng buộc đáng yêu nhưng kín đáo:

“Ðôi ta sang một con đò,

Nhìn quanh vắng khách trao cho miếng trầu”.

Vì miếng trầu là món quà biểu lộ tình yêu, nên phải chờ vắng khách mới dám trao cho người yêu. Khi đã nên vợ nên chồng rồi thì khi người chồng ra đi vì việc công, vì việc quân, người vợ đảm cũng têm trầu, giữ tình nghĩa nơi miếng trầu:

“Túi gấm cho lẫn túi hồng,

Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân”.

Mới hay miếng trầu cũng mang đậm cá tính con người. Người ta têm trầu là để mời trầu, mời người khác ăn trầu. Còn miếng trầu ngày xưa đã được cá tính hóa vì nhìn miếng trầu, đã biết được con người têm nó. Chàng hoàng tử trong truyện cổ tích nhận ra nàng Tấm là do miếng trầu và nhờ miếng trầu - ở cái dáng đẹp của miếng trầu têm, ở nếp gấp lá, cài trầu ở cái cánh trầu... Ăn miếng trầu, càng biết được tính nết người têm - giản dị hay cầu kỳ, đậm đà hay nhạt nhẽo là do chất lượng và số lượng vôi bôi trên lá trầu.

Miếng trầu vì vậy vừa mang bản sắc xã hội ở phương tiện giao tiếp, vừa mang bản sắc cá nhân. Ứng xử hài hòa hai mặt đối lập đó là ứng xử cao nhất trong quan niệm xưa. Trầu cau còn là đạo lý ứng xử bạn bè, bà con lối xóm thể hiện qua việc chia trầu để báo tin vui con cái trưởng thành, dựng vợ gả chồng, ra ở riêng... Mời trầu còn để làm quen và để tỏ lòng tin cậy. Ðó là nét giao tiếp đặc sắc Việt Nam.

Ngày nay, ít người biết ăn trầu. Miếng trầu chỉ tồn tại ở các vùng nông thôn, gắn liền với hình ảnh của các cụ bà ở miền thôn dã. Tuy vậy, không phải miếng trầu đã mai một mà vẫn trường tồn, trở thành một bản sắc văn hóa có nội hàm rộng, tính nhân văn, biểu tượng cho sự thủy chung, tình đoàn kết, lòng tôn kính... Do vậy, trong các kỳ lễ tế gia tiên, lễ mừng thọ, lễ hội ở làng và đặc biệt ở lễ cưới thì miếng trầu, trái cau không thể thiếu được. Trong lễ cưới, miếng trầu, trái cau là biểu trưng cho tình yêu đôi lứa, cho sự thủy chung bền chặt, suốt đời gắn bó trăm năm.

Khám phá làng gốm truyền thống Biên Hòa - Đồng Nai Khám phá làng gốm truyền thống Biên Hòa - Đồng Nai
Quảng bá văn hoá Việt Nam và gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Lyon (Pháp) Quảng bá văn hoá Việt Nam và gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Lyon (Pháp)
Theo: baocantho.com.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Mang điệu múa dân gian Ấn Độ đến Việt Nam

Mang điệu múa dân gian Ấn Độ đến Việt Nam

Tối 27/3, Đoàn múa dân gian Pratibha Kala Kendra (Ấn Độ) đã đến biểu diễn tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Buổi biểu diễn nằm trong chuỗi các sự kiện giới thiệu văn hóa Ấn Độ tại các tỉnh thành Việt Nam từ 26-31/3, do Đại sứ quán Ấn Độ, phối hợp với các cơ quan chức năng Việt Nam tổ chức.
Sống cùng người Việt...

Sống cùng người Việt...

Họ lựa chọn Hội An, với mê say văn hóa lẫn cảnh sắc nơi này. Để từ vùng đất nhỏ bên sông Hoài, khởi đi nhiều hơn những cuộc chơi với nghệ thuật…
Việt Spirit FC vô địch tại giải bóng đá giành cho cộng đồng người Việt tại Malaysia

Việt Spirit FC vô địch tại giải bóng đá giành cho cộng đồng người Việt tại Malaysia

Ngày 23/3, tại Trung tâm thể thao Puchong, bang Selangor (Malaysia), Hội hữu nghị Malaysia - Việt Nam (MVFA) tổ chức giải bóng đá VFC Championship dành cho cộng đồng người Việt tại Malaysia.

Các tin bài khác

Những việc nên làm vào Ngày Thần Tài (10/1) để đón tài lộc cả năm

Những việc nên làm vào Ngày Thần Tài (10/1) để đón tài lộc cả năm

Cần chuẩn bị cho lễ cúng Thần Tài vào ngày Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Bạn cũng cần lau dọn ban thờ và làm lễ đón Thần Tài.
Ảnh: Phiên chợ Âm Dương "mua may, bán rủi" độc đáo nhất đất Bắc, mỗi năm chỉ mở một lần

Ảnh: Phiên chợ Âm Dương "mua may, bán rủi" độc đáo nhất đất Bắc, mỗi năm chỉ mở một lần

Chợ Âm Dương - nơi "mua may, bán rủi", nằm tại Làng Ó (khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh). Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết.
Tục xin chữ đầu năm của người Việt

Tục xin chữ đầu năm của người Việt

Từ xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân Việt Nam luôn giữ thông lệ đi xin chữ đầu năm như một cách thể hiện niềm hy vọng trong năm mới.
Học giả Anh: Tết phản ánh các khía cạnh đa dạng của văn hóa Việt Nam

Học giả Anh: Tết phản ánh các khía cạnh đa dạng của văn hóa Việt Nam

Lấy vợ là người Việt Nam, nhà nghiên cứu người Anh Kyril đã nhiều lần ăn Tết ở Việt Nam và lễ hội mừng Năm mới của người Việt luôn là trải nghiệm thú vị đối với ông.

Đọc nhiều

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Tối 27/3, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Gặp gỡ Hữu nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần 200 khách mời là các Tổng lãnh sự, đại diện đoàn ...
Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương ...
Học giả Thái Lan đánh giá các yếu tố làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Học giả Thái Lan đánh giá các yếu tố làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

“Cá nhân tôi rất tin tưởng và ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Người có tinh thần yêu nước, đức hy sinh và tôn vinh nền độc lập của Việt Nam”.
Tạo điều kiện để kiều bào đầu tư mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực nhà ở và bất động sản tại Việt Nam

Tạo điều kiện để kiều bào đầu tư mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực nhà ở và bất động sản tại Việt Nam

Ngày 26/3/2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao (Ủy ban NNVNVNONN) đã phối hợp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ ...
Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Mới đây, Đồn Biên phòng Tam Quang (BĐBP Nghệ An), UBND xã Tam Quang (huyện Tương Dương) phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức Lễ khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho các trường học, các em học sinh THCS của hai bản Tân Hương, Tùng Hương với số tiền gần 250 triệu đồng.
Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Diễn ra từ ngày 27 đến 31/3, Triển lãm tư liệu, hình ảnh và báo cáo chuyên đề “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” do Thành Đoàn Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp tổ chức tại Nhà trưng bày Hoàng Sa nhằm bồi đắp tình yêu, lòng tự hào, ý thức, trách nhiệm đối với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận vừa thông tin về việc một lao động trên tàu cá bị mất liên lạc trên biển.
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
hoc sinh mai chau hoa binh no luc ngan chan khung hoang khi hau
Xin chờ trong giây lát...
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
Người bạn Mỹ và khúc hát vì hòa bình cho Việt Nam
Mãn nhãn với màn 3D mapping tại Lễ hội Hai Bà Trưng
Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương
Du khách nước ngoài trải nghiệm Thiền Tịnh Xuân tại chùa Tam Bảo Đà Nẵng
Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Việc thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, giảm nhiều khâu thủ tục.
OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

Với mong muốn đem lại nhiều nụ cười mới cho trẻ em trên toàn quốc, từ ngày 11-15/3/2024, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba, số 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức Operation Smile Việt Nam (OS) sẽ tổ chức chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch.
Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Tại dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử, Bộ Công an đã đề xuất quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài.
1.000 học bổng du học Liên bang Nga cho công dân Việt Nam năm 2024

1.000 học bổng du học Liên bang Nga cho công dân Việt Nam năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo, Chính phủ Liên bang Nga cấp 1.000 chỉ tiêu học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Liên bang Nga theo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập chuyên ngành và tiếng Nga.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đóng các khoản phí nào?

Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đóng các khoản phí nào?

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.
Thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản năm 2024 được trợ cấp đào tạo, hỗ trợ tiền ổn định cuộc sống

Thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản năm 2024 được trợ cấp đào tạo, hỗ trợ tiền ổn định cuộc sống

Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn 50 ứng viên tham gia chương trình thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động