Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
16:02 | 27/10/2020 GMT+7

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân

aa
Đối ngoại nhân dân của Việt Nam có cội nguồn từ những năm 20 của thế kỷ XX, thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp hoạt động chính trị đối ngoại, lúc đó vận động quốc tế là hoạt động đối ngoại nhân dân. Chính người đã nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của công tác quan trọng này và đặt công tác này vào mặt bằng mới về cả lý luận lẫn thực tiễn nhờ đó đã vận động được nhân dân thế giới ủng hộ đoàn kết với nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là hình thành mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ đoàn kết với nhân dân ta chống Mỹ cứu nước.
Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp Hữu nghị (phần 2) Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp Hữu nghị (phần 2)
Quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp Hữu nghị (phần 1) Quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp Hữu nghị (phần 1)
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đối ngoại nhân dân cũng tạo điều kiện mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự hợp tác quốc tế, tạo thế đứng quốc tế vững chắc, không lệ thuộc bên ngoài tạo môi trường bên ngoài thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Hiểu đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, đối ngoại nhân dân thực chất là công tác dân vận, vận động các đối tượng quần chúng nhân dân trong và ngoài nước đồng tình, ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác đối ngoại nhân dân là một bộ phận hợp thành của công tác đối ngoại chung, phối hợp và phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước cùng thực hiện nhiệm vụ, đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Lợi thế của đối ngoại nhân dân là có tiếng nói linh hoạt giữa con người với con người vừa có thể tiến hành các biện pháp đối ngoại trên một số vấn đề và ở những nước, khu vực trong những hoàn cảnh cụ thể mà đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước không có điều kiện làm hoặc nếu làm thì không thuận lợi như mong muốn. Lực lượng đối ngoại nhân dân bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nhân dân, các hội nghề nghiệp rộng ra là nhân dân; đồng thời có những tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách và nòng cốt của đối ngoại nhân dân là các tổ chức hòa bình, đoàn kết hữu nghị hợp thành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân dựa trên ba nguồn gốc chủ yếu:

- Bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, truyền thống ngoại giao của ông cha ta. Đó là nền văn hóa, nền ngoại giao yêu nước và vì dân, vì chính nghĩa và hòa bình, hòa hiếu và nhân đạo, giữ nguyên tắc độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân đồng thời lại linh hoạt, khôn khéo, “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

- Tinh hoa văn hóa, văn minh của phương Đông, phương Tây và của toàn thể nhân loại. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin. Người coi vai trò của nhân dân làm ra lịch sử các dân tộc và lịch sử thế giới, là động lực của các quá trình chính trị - xã hội của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người cũng coi trọng vai trò của nhân dân trong quan hệ quốc tế, trong hoạt động ngoại giao vì độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, vì hòa bình, hữu nghị, đoàn kết, hợp tác và phát triển giữa các dân tộc trên thế giới.

- Kinh nghiệm chỉ đạo và hoạt động thực tiễn trong công tác đối ngoại của bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã làm công tác đối ngoại nhân dân từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập do người làm Chủ tịch. Người cũng chỉ đạo và trực tiếp tiến hành đồng thời công tác ngoại giao của Nhà nước, công tác đối ngoại của Đảng và công tác đối ngoại nhân dân khi làm Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước Việt Nam độc lập. Tư tưởng và hoạt động thực tiễn đối ngoại của Người đã trở thành khoa học và nghệ thuật ngoại giao.

Nội dung tư tưởng về đối ngoại nhân dân của Hồ Chí Minh:

Nhân dân Mỹ xuống đường biểu tình chống chiến tranh ở Việt Nam
Nhân dân Mỹ xuống đường biểu tình chống chiến tranh ở Việt Nam

1. Thêm bạn bớt thù, đoàn kết nhân dân trong nước gắn liền với đoàn kết nhân dân thế giới vì lợi ích chân chính của nhân dân ta và nhân dân thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ phải “làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết”. Trong từng giai đoạn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đều phân rõ bạn, thù, bạn gần, bạn xa, bạn lâu dài, bạn nhất thời, tìm cách giảm bớt kẻ thù, tránh đối phó với hai kẻ thù cùng một lúc, xác định kẻ thù chính để tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng.

Người giáo dục nhân dân ta phân biệt rõ bạn, thù, phân biệt bọn thực dân Pháp và bọn Mỹ xâm lược với nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ và đoàn kết của nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ, cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chính quyền của thực dân Pháp và chính quyền của đế quốc xâm lược Mỹ. Người khẳng định với nhân dân Pháp: “Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và người Việt ngừng chảy. Những dòng máu đỏ chúng tôi đều quý như nhau”. Người nêu rõ nhân dân Việt Nam không chống Mỹ và chỉ muốn chiến tranh sớm chấm dứt để nhân dân hai nước giảm được mất mát, đau thương và sống hòa bình hữu nghị với nhau. Người đã nói với những người bạn Mỹ vào đầu năm 1964: “Chẳng những chúng tôi đau xót vì đồng bào chúng tôi phải gian khổ hy sinh, mà chúng tôi cũng thương xót cho các bà mẹ và người vợ Mỹ đã mất con, mất chồng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa ở miền Nam Việt Nam do bọn quân phiệt Mỹ tiến hành”.

Gắn liền đoàn kết nhân dân trong nước với đoàn kết quốc tế chính là kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế cao cả, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ dân tộc với nghĩa vụ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giải thích và thực hiện mối quan hệ thân thiện hữu nghị, bầu bạn với nhân dân các nước, "bốn phương vô sản đều là anh em". Khi tìm đường cứu nước và cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định và thực hiện quan điểm đoàn kết cách mạng, kêu gọi vận động thực hiện đoàn kết nhân dân thông qua Mặt trận Dân tộc thống nhất. Người tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa và ra tờ báo “Người cùng khổ” (1921 - 1926) để thực hiện sự đoàn kết giữa những người yêu nước Việt Nam và những người yêu nước ở các thuộc địa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công chủ trương "ba tầng mặt trận": Mặt trận đoàn kết nhân dân trong nước, Mặt trận đoàn kết nhân dân Việt - Lào, Cam-pu-chia và Mặt trận đoàn kết nhân dân thế giới nhằm tạo ra sức mạnh vô cùng to lớn của nhân dân ta để kháng chiến thắng lợi và góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thêm bạn bớt thù và đoàn kết quốc tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở cửa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, thắt chặt quan hệ với các bạn bè truyền thống, nối dài vòng tay với các bạn bè, đối tác mới, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế theo tinh thần "Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển bền vững", củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Hàng triệu người yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã tham gia biểu tình chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam  (Ảnh tư liệu)
Hàng triệu người yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã tham gia biểu tình chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam (Ảnh tư liệu)

2. Kết hợp ngoại giao Nhà nước với công tác đối ngoại của Đảng và đối ngoại nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp.

Trong thời kỳ Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, công tác đối ngoại của Đảng và công tác đối ngoại nhân dân được kết hợp chặt chẽ với nhau. Tư tưởng Hồ Chí Minh là vận dụng đối ngoại nhân dân để gây dựng phong trào, tuyên truyền cho cách mạng, hỗ trợ cho đối ngoại của Đảng trong thời kỳ trứng nước. Từ khi có chính quyền, ba "binh chủng" đối ngoại chính thức được xây dựng và củng cố. Mỗi binh chủng này có đặc thù, thế mạnh và mũi tiến công riêng, nhưng kết hợp với nhau và hỗ trợ cho nhau một cách chặt chẽ, hài hòa theo đó tùy hoàn cảnh, tình hình và đối tượng thích hợp mà công tác đối ngoại sẽ được tiến hành qua kênh nhà nước, Đảng hay nhân dân. Nhờ đó, công tác đối ngoại được thực hiện hiệu quả, đồng bộ và uyển chuyển nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Để tạo ra và phát triển sức mạnh tổng hợp của công tác đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn coi trọng thực hiện thống nhất sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước đối với công tác đối ngoại. Riêng công tác đối ngoại nhân dân phải tranh thủ được sự hỗ trợ của công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao của Nhà nước để tăng thêm sức mạnh cho mình và sức mạnh của công tác đối ngoại nói chung, góp phần thực hiện kết hợp chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, đối ngoại với an ninh, quốc phòng. Cần tranh thủ triệt để sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ của chính quyền, đồng thời mở rộng và tăng cường liên kết, phối hợp giữa các ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội; tranh thủ sự tham gia, đóng góp của các tổ chức, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân. Ngày nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh tổng hợp của dân tộc và sức mạnh tổng hợp của ngoại giao, Đảng ta lãnh đạo về tổ chức kết hợp chặt chẽ ngoại giao với quốc phòng và an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật và văn hóa, chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, văn hóa đối ngoại; kết hợp chặt chẽ ba bộ phận hợp thành công tác đối ngoại chung.

3. Luôn luôn coi trọng, phát huy vai trò và lợi thế của công tác đối ngoại nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu hoạt động đối ngoại bằng hoạt động đối ngoại nhân dân khi Người tìm đường cứu nước, chỉ đạo và vẫn trực tiếp tham gia công tác đối ngoại nhân dân từ khi có Đảng và Nhà nước độc lập. Người cho rằng, quan hệ nhân dân với nhân dân luôn là cơ sở cho mối quan hệ giữa nước ta với các nước, là mối quan hệ bền vững và lâu dài, dù thái độ của chính phủ nước ta có quan hệ thay đổi thế nào thì quan hệ nhân dân ta với nhân dân nước đó vẫn không phai mờ hoặc mất đi.

Công tác đối ngoại nhân dân có sức mạnh của nhân dân làm hậu thuẫn cho nên có lợi thế đặc thù. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, ngoại giao phải có thực lực và phải biểu dương lực lượng, chính là nói đến sức mạnh của nhân dân trong công tác đối ngoại. Lợi thế của đối ngoại nhân dân còn ở chỗ có thể sử dụng cả lý lẽ và tình cảm để thuyết phục, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế; vận động dư luận nhân dân ta và nhân dân các nước lên tiếng phản đối các âm mưu hành động thù địch của các thế lực thù địch bên ngoài. Sử dụng sức mạnh của nhân dân, công tác đối ngoại nhân dân có tiếng nói và hành động mà công tác đối ngoại Đảng và nhất là ngoại giao nhà nước không có điều kiện làm và nếu làm thì không có thuận lợi hoặc lại bất lợi, như khi bày tỏ sự đồng tình và ủng hộ đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân một số nước, phản đối lên án những hành động thù địch hoặc không thân thiện đối với nhân dân ta và nhân dân một số nước khác. Tiếng nói của nhân dân ta và nhân dân các nước trong đấu tranh dư luận có sức mạnh và tác động to lớn.

Công tác đối ngoại nhân dân thể hiện được rõ và đầy đủ tính chất ngoại giao hòa bình, hữu nghị, hợp tác, chính nghĩa chống phi nghĩa, nhân nghĩa chống bạo tàn, dùng tiếng nói có lý có tình, phong cách giản dị và lịch thiệp dễ đi vào lòng người để thuyết phục, tranh thủ sự ủng hộ và đồng tình của nhân dân các nước đối với nhân dân ta, giới thiệu và vận động làm cho nhân dân ta và nhân dân các nước hiểu biết lẫn nhau, xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác.

Nhân dân Campuchia viết khẩu hiệu phản đối đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, tháng 8-1964. (Ảnh tư liệu)
Nhân dân Campuchia viết khẩu hiệu phản đối đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, tháng 8-1964. (Ảnh tư liệu)

4. Có nội dung hoạt động phong phú, hình thức đa dạng và linh hoạt đồng thời đa dạng hóa quan hệ đối tác.

Công tác đối ngoại nhân dân và vận động quốc tế do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo trực tiếp có nội dung đặc biệt phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ: làm rõ chính nghĩa, chống phi nghĩa, lấy nhân nghĩa chống bạo tàn, kêu gọi hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau...

Hình thức hoạt động đối ngoại nhân dân cũng rất đa dạng: nói chuyện, viết báo, viết sách, tiếp xúc vận động cá nhân và tổ chức, nói chuyện trình bày quan điểm ở các diễn đàn của nước đối tác và diễn đàn quốc tế, họp mặt, liên hoan hữu nghị, hội thảo, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, trao đổi khoa học - kỹ thuật, hợp tác về giáo dục, vận động viện trợ nhân đạo và phát triển.

Công tác đối ngoại nhân dân luôn mở rộng đối tác vận động và quan hệ từ các cá nhân thuộc các tầng lớp, nghề nghiệp, khuynh hướng chính trị khác nhau đến các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ…; đồng thời duy trì, củng cố quan hệ với các bạn bè cũ, tìm kiếm quan hệ với các bạn bè mới.

Trong tình hình mới, tư tưởng Hồ Chí Minh cần được vận dụng trong việc đổi mới các hình thức các hoạt động đối ngoại nhân dân không được quá lễ nghi, khô cứng, rập khuôn mà phải linh hoạt, đa dạng, phi hình thức tùy vào hoàn cảnh và đối tượng. Phương pháp phải mềm dẻo, nhẫn nại lấy thuyết phục là chính. Cần phát huy được phẩm chất tốt đẹp và bản sắc văn hóa của người Việt Nam, cần chú ý đến quan hệ giữa con người và con người trong quá trình giao tiếp và hợp tác, phải chân thành cởi mở và thẳng thắn trong thái độ và nghiêm túc trong công việc mới xây dựng được thiện cảm và tạo được niềm tin. Cần đa phương hóa quan hệ đối ngoại nhân dân theo mục tiêu nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, tập trung hoạt động vào các địa bàn trọng điểm đồng thời mở rộng hoạt động ở các địa bàn khác. Đa dạng hóa quan hệ nhân dân về nội dung là hoạt động vì hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác phải thông qua và bao gồm nhiều mặt: ủng hộ lẫn nhau về chính trị, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch hữu nghị, giúp đỡ nhau về vật chất (viện trợ nhân dân), trao đổi khoa học công nghệ, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đào tạo cán bộ… Công tác đối ngoại nhân dân cần gắn các nội dung hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và vận động viện trợ phi chính phủ với nhau để nâng cao hiệu quả của từng hoạt động và của hoạt động chung. Phương châm của công tác đối ngoại nhân dân là “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”.

5. Tập hợp lực lượng rộng rãi tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân

Như Người đã chỉ rõ, công tác đối ngoại nhân dân do nhiều lực lượng rộng rãi tham gia, bao gồm không chỉ các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức văn hóa, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, các hội nghề nghiệp và rộng ra là nhân dân, mà còn cả các tổ chức của Đảng và các cơ quan nhà nước các cấp ngành, các lực lượng vũ trang (tiến hành với đối tượng và hình thức thích hợp). Đồng thời, có những tổ chức chính trị - xã hội được thành lập để chuyên trách hoạt động đối ngoại nhân dân trong các lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, viện trợ nhân dân như Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thành lập Hội Việt – Hoa thân hữu, và đề cử hai đồng chí Tạ Quang Bửu và Võ Nguyên Giáp lấy danh nghĩa Hội Việt – Mỹ thân hữu ngày 31/8/1945 tiếp đoàn của Cục phục vụ chiến lược của Mỹ ở Côn Minh đến Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã cho thành lập Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Ủy ban đoàn kết nhân dân Á-Phi, Hội quốc tế ngữ bảo vệ hòa binh, các hội hữu nghị và Ủy ban đoàn kết song phương với nhân dân nhiều nước để tập hợp đông đảo quần chúng tham gia công tác đối ngoại nhân dân.

Khẳng định đối ngoại nhân dân là phương tiện chủ yếu và vô cùng quan trọng để tiếp cận thế giới nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đồng bào mình bằng những hoạt động khôn khéo để chinh phục nhân dân các nước, trước hết là đối xử văn minh với công dân của các nước đế quốc đang sống và làm việc ở nước ta, để nhờ đó là nhân dân nước họ và nhân dân thế giới hiểu rõ Việt Nam, có tình cảm với Việt Nam. Không chỉ quan tâm định hướng cho đồng bào ở trong nước mà cho cả đồng bào ở nước ngoài để tạo ra phong trào nhân dân làm đối ngoại, để mọi người Việt Nam dù ở đâu cũng tham gia mặt trận đối ngoại với mục đích nâng cao vị thế của dân tộc mình. Hồ Chí Minh căn dặn: “Kiều bào ở nước ngoài phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, luôn luôn một lòng ủng hộ Tổ quốc, mở rộng tình thân thiện giữa nhân dân ta và nhân dân các nước”. Phải chan hòa, gắn bó với họ theo tinh thần “bán bà con xa mua láng giềng gần” để thuyết phục họ, cảm hóa họ.

Trong tình hình mới, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng công tác đối ngoại nhân dân cần chú ý thu hút, huy động quần chúng tham gia, đảm bảo tính quần chúng trong các hoạt động, tránh câu nệ hình thức quan liêu, hành chính. Muốn vậy, các hoạt động đối ngoại nhân dân cần tăng cường triển khai tại cấp cơ sở, địa phương, nơi tập hợp đông đảo nhân dân – đối tượng và cũng là chủ thể của công tác này. Và một điều quan trọng là các hoạt động đối ngoại nhân dân phải có những hình thức hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của quần chúng để cuốn hút quần chúng tham gia.

Có thể nói, đối ngoại nhân dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện là một hoạt động cách mạng có sự thống nhất với mọi hoạt động cách mạng khác ở tư tưởng chủ đạo nhất quán của Người là chủ nghĩa yêu nước, có mục tiêu bất di bất dịch là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, với tinh thần lấy dân làm gốc, mọi xuất phát đều bắt đầu từ dân, do dân, vì dân. Như vậy, thấy được rằng cả về lý luận và thực tiễn, đối ngoại nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm sáng rõ bản chất cách mạng và khoa học. Đó chính là nền tảng tư tưởng của đối ngoại nhân dân mà Đảng và Chính phủ cùng nhân dân Việt Nam thường xuyên tiếp cận, tiếp thu và phát triển sáng tạo trong hành động.

Q.H tổng hợp

Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (phần 3) Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (phần 3)

Thời kỳ 1975-1992, Đối ngoại nhân dân góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, chống bao vây, cấm vận, xây dựng và bảo vệ ...

25 năm quan hệ ngoại giao Việt- Mỹ: kết quả của lòng dũng cảm, thiện chí và nỗ lực của nhân dân 25 năm quan hệ ngoại giao Việt- Mỹ: kết quả của lòng dũng cảm, thiện chí và nỗ lực của nhân dân

Tối 7/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Lễ ...

Đối ngoại nhân dân nâng cao hình ảnh Việt Nam trong phòng chống dịch COVID -19 Đối ngoại nhân dân nâng cao hình ảnh Việt Nam trong phòng chống dịch COVID -19

Ngày 6/10, Ban đối ngoại Trung ương phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ...

Theo Q.H/VUFO
Nguồn:

Tin bài liên quan

Năm 2024: 10 năm Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại ra đời

Năm 2024: 10 năm Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại ra đời

Năm 2024 đánh dấu 10 năm Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại ra đời, cũng là một trong nhiệm vụ quan trọng được thực hiện sau khi Kết luận số 57-KL/TW, ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới được ban hành.
Đại hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2024-2029

Đại hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 11/3, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Sơn La đã tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự Đại hội có các đồng chí: Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh; Nguyễn Ngọc Hùng, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ngành, các hội đoàn thể; lãnh đạo một số huyện, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Colombia trên 3 kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Colombia trên 3 kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân

Ngày 5/3, Đại sứ Việt Nam tại Venezuela Vũ Trung Mỹ và đoàn công tác đã thăm và làm việc tại Colombia nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước.

Các tin bài khác

Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 4/4/2024: Bảo Bình phạm sai lầm – Song Ngư trở nên lãng mạn

Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 4/4/2024: Bảo Bình phạm sai lầm – Song Ngư trở nên lãng mạn

Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 4/4/2024: Bảo Bình có thể phạm phải những sai lầm. Chính vì vậy, ngay từ đầu sẽ khi thực hiện việc gì chòm sao này sẽ phải cẩn trọng từng bước một.
Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 3/4/2024: Bọ Cạp nhận được nhiều sự yêu mến

Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 3/4/2024: Bọ Cạp nhận được nhiều sự yêu mến

Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 3/4/2024 Bọ Cạp sẽ nhận được rất nhiều sự yêu mến. Cung hoàng đạo này không muốn bản thân nổi bật nữa. Bạn thích là một người bình thường hơn.
Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 2/4/2024: Sử Tử cố chấp Xử Nữ cố kìm chế bản thân

Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 2/4/2024: Sử Tử cố chấp Xử Nữ cố kìm chế bản thân

Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 2/4/2024 Sư Tử cố chấp khiến cho tất cả mọi người xung quanh cảm thấy chán nản. Chòm sao này không chịu nghe theo lời khuyên của ai cả.
Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 1/4/2024: Kim Ngưu trải nghiệm thử thách mới

Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 1/4/2024: Kim Ngưu trải nghiệm thử thách mới

Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 1/4/2024 với tinh thần lạc quan và ham học hỏi bạn luôn tìm tòi ra các phương pháp mới giúp ích và để cải thiện được chất lượng và hiệu suất làm việc cho bản thân.

Đọc nhiều

Trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Giám đốc điều hành Tổ chức phòng chống mù lòa Châu Á

Trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Giám đốc điều hành Tổ chức phòng chống mù lòa Châu Á

Ngày 28/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Giáo sư, Bác sỹ Hattori Tadashi, Giám đốc điều hành Tổ ...
Vàng nhẫn tăng phi mã hơn triệu đồng mỗi lượng

Vàng nhẫn tăng phi mã hơn triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng, trong đó vàng nhẫn tăng phi mã hàng triệu đồng/lượng, về mốc lịch sử 71 triệu đồng/lượng.
4 nhiệm vụ trọng tâm Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2024-2029

4 nhiệm vụ trọng tâm Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 27/3, Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029.
Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Tối 27/3, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Gặp gỡ Hữu nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần 200 khách mời là các Tổng lãnh sự, đại diện đoàn ...
Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Mới đây, Đồn Biên phòng Tam Quang (BĐBP Nghệ An), UBND xã Tam Quang (huyện Tương Dương) phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức Lễ khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho các trường học, các em học sinh THCS của hai bản Tân Hương, Tùng Hương với số tiền gần 250 triệu đồng.
Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Diễn ra từ ngày 27 đến 31/3, Triển lãm tư liệu, hình ảnh và báo cáo chuyên đề “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” do Thành Đoàn Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp tổ chức tại Nhà trưng bày Hoàng Sa nhằm bồi đắp tình yêu, lòng tự hào, ý thức, trách nhiệm đối với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận vừa thông tin về việc một lao động trên tàu cá bị mất liên lạc trên biển.
Xin chờ trong giây lát...
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
Người bạn Mỹ và khúc hát vì hòa bình cho Việt Nam
Mãn nhãn với màn 3D mapping tại Lễ hội Hai Bà Trưng
Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương
Phiên bản di động