Tử Cấm Thành - Nơi có hệ thống thoát nước "bất khả chiến bại"
Trung Quốc đóng cửa Tử Cấm Thành vì dịch bệnh viêm phổi virus corona Một trong những điểm đến đông khách du lịch nhất Bắc Kinh -Tử Cấm Thành sẽ bị đóng cửa từ ngày mai cho đến khi có thông báo mở lại do lo ngại về sự lây lan căn bệnh viêm phổi vius corona. |
Khám phá khu căn cứ quân sự “Tử Cấm Thành” bị bỏ hoang của Liên Xô cũ Wünsdorf được mệnh danh là “Từ Cấm Thành” khi còn là khu căn cứ quân sự của Liên Xô Cũ ở Đông Đức. Đây cũng là nơi ở cho khoảng 75.000 người bao gồm cả binh lính, phụ nữ và trẻ em trước khi bị bỏ hoang. |
Theo Cục Khí tượng Bắc Kinh, do ảnh hưởng của bão Doksuri, thành phố này đã ghi nhận lượng mưa 744,8mm từ cuối tuần trước cho tới ngày 2/8, đánh dấu lượng mưa cao nhất chưa từng thấy trong 140 năm qua. Hơn 31.000 người đã được sơ tán khỏi nhà, trong khi công việc tại hơn 4.000 công trường xây dựng bị đình trệ, gần 20.000 tòa nhà được kiểm tra vì sợ bị hư hại, tất cả các điểm du lịch trong thành phố đều bị đóng cửa.
Khi thành phố Bắc Kinh hứng chịu mưa bão trong những ngày gần đây, Tử Cấm Thành không bị ngập lụt nhờ hệ thống thoát nước tốt.
Hệ thống thoát nước trong Tử Cấm Thành được xây dựng lần đầu tiên vào thời nhà Minh (1368-1644). Vào năm Vĩnh Lạc thứ tư (năm 1406 sau Công nguyên), Vĩnh Lạc Hoàng đế đã ban hành một sắc lệnh xây dựng Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh sau khi dời đô từ Nam Kinh. Ông đã tuyển dụng các thợ thủ công lành nghề trên khắp đất nước.
Trước khi xây dựng Tử Cấm Thành, hệ thống thoát nước được tính toán chuấn xác. Lớp đất nền được nén chặt và sâu giống như đặt một miếng bọt biển khổng lồ bên dưới Tử Cấm Thành, có đặc tính hút nước và thoát nước tốt, đồng thời đẩy nhanh quá trình thẩm thấu nước mưa vào lòng đất. Ngoài ra, gạch đá xanh lát trên mặt sàn dễ thấm nước mưa hơn so với lát xi măng.
Tử Cấm Thành có 1.142 tượng đầu rồng, không chỉ có tác dụng trang trí, mà còn là hệ thống thoát nước mỗi khi mưa xuống.
Nước thoát qua tượng đầu rồng |
Ngoài ra, hệ thống thoát nước còn được thiết kế dựa vào địa hình của vùng đất. Nền của Tử Cấm Thành theo địa hình dốc của Bắc Kinh, cao hơn ở phía Bắc và thấp hơn ở phía nam. Nó cũng cao hơn dọc theo trục trung tâm và thấp hơn ở cả hai bên, lý tưởng cho việc thoát nước tự nhiên. Theo các phép đo hiện đại, địa hình phía Bắc của Tử Cấm Thành cao hơn 1,22 m so với phía Nam, tạo thành mặt dốc để thoát nước.
Đến nay, hệ thống thoát nước vẫn giữ được những con mương cổ có chiều dài lên tới 15 km, trong đó có 13 km ngầm. Tất cả những con mương thoát nước đó dẫn đến sông Kim Thủy - Con kênh nhân tạo bên trong Tử Cấm Thành. Từ đó, nước chảy vào Đông Hoa Môn rồi hòa vào dòng sông bên ngoài Tử Cấm Thành và chảy ra biển.
Sông Kim Thủy bên trong Tử Cấm Thành |
Bên ngoài Tử Cấm Thành còn có ít nhất 3 đường thủy chống ngập. Đường thứ nhất là con sông bên ngoài và mương Đại Minh, hồ Thái Bình. Đường thứ hai là Hậu Hải và ao Thái Dịch. Đường thứ ba là kênh Kim Thủy và mương Đồng Tử Hà bao quanh Tam Điện. Tất cả những con sông, kênh mương này vừa giúp cấp nước cho kinh thành, vừa là đường thoát nước chống ngập.
Di Yajing - Giám đốc Phòng Giám sát Di sản Thế giới của Bảo tàng Cung điện – cho biết, vào thời nhà Minh và nhà Thanh, việc nạo vét kênh đào được tiến hành vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Các kênh đào Tử Cấm Thành hiện được dọn dẹp 3 lần/năm vào mùa xuân, hạ và thu.
Tử Cấm Thành vốn là khu phức hợp cung điện với tổng diện tích lên tới 720.000 m2. Nhờ hệ thống thoát nước được thiết kế đồng bộ, dòng chảy trong Tử Cấm Thành luôn thông suốt. Vì vậy, suốt gần 600 năm tồn tại, Tử Cấm Thành chưa từng chứng kiến trận ngập lụt nào.
Một ngày bận rộn của Tổng thống Trump: Tham quan Tử Cấm Thành, thưởng thức Kinh kịch Hai ông Trump - Tập dự kiến sẽ dùng bữa tối ở cung Kiến Phúc trong Tử Cấm Thành - một hoạt động hiếm hoi trong vòng 68 năm qua, kể từ khi nước Trung Quốc mới thành lập năm 1949. |
Phổ Nghi cuối đời tiết lộ lý do lãnh cung trong Tử Cấm Thành bị niêm phong Ngay cả khi Cố Cung đã trở thành địa điểm tham quan du lịch thì lãnh cung ở nơi đây vẫn không được mở cửa đón tiếp du khách. Đâu là lý do? |