Trang chủ Kinh tế
07:00 | 01/07/2021 GMT+7
Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

TS Võ Trí Thành: 'Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ, xuất khẩu nông sản phải nhanh, tốc độ'

aa
Hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đang bước vào mùa vụ. Trong khi đó, dịch COVID-19 vẫn có những diễn biến mới khiến cho hoạt động giao thương chưa thể trở lại bình thường. Việt Nam vừa phải chống dịch, vừa phải nhanh chóng đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế.
Chính phủ quyết cơ chế đặc thù gỡ vướng nguồn vật liệu xây dựng cao tốc Bắc-Nam Chính phủ quyết cơ chế đặc thù gỡ vướng nguồn vật liệu xây dựng cao tốc Bắc-Nam
Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Trong khó khăn, Chính phủ vẫn kiên định Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Trong khó khăn, Chính phủ vẫn kiên định "mục tiêu kép"

Vì vấn đề này, PV Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia Kinh tế, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh để làm rõ thực trạng, tính cấp thiết của việc thực hiện "mục tiêu kép" trong giai đoạn hiện nay.

Đội ngũ lái xe qua cửa khẩu là lực lượng rất nên ưu tiên được tiêm vaccine

TS Võ Trí Thành: 'Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản phải nhanh, tốc độ'
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh. Ảnh: Báo Đầu tư.

- Hàng hóa, đặc biệt là nông sản Việt đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu. Ông nhận định và đưa ra giải pháp nào để tháo gỡ điều này?

Ở thời điểm này, đáng lo ngại nhất là cái sản xuất nông nghiệp nói chung và cái xuất khẩu nông sản nói riêng. Có rất nhiều góc độ xung quanh vấn đề này.

Góc độ đầu tiên là trong cái thời buổi đại dịch, nông nghiệp là một cái bệ đỡ, đảm bảo thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội. Đó là cái điểm rất là đặc biệt. Hiện nay, nông nghiệp xét theo tỷ lệ ngày càng nhỏ, người làm trong lĩnh vực nông nghiệp cũng giảm dần mặc dù người sống ở nông thôn vẫn rất cao.

Tiếp theo, xuất khẩu nông sản đang góp phần tăng tưởng ít nhiều đến kinh tế Việt Nam thời điểm hiện tại. Ngay cả thời buổi COVID-19 thì các sản phẩm nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiệp vẫn rất quan trọng. Càng đặc biệt hơn khi chúng ta ký các hiệp định FTA thì thông tư hàng rào thuế quan giảm ngay lập tức, rất nhiều sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản đang tận dụng cơ hội tốt.

Góc độ thứ 3 là thời điểm năm 2021, dịch dã còn rất nhiều, phức tạp nhưng các đối tác của Việt Nam kể cả đối tác chính về nhập khẩu nói chung lẫn nhập khẩu nông sản thì lại đang phục hồi rất mạnh. Điều này bởi vì nhiều nước đối tác lớn như Châu Âu, Trung Quốc, Mỹ,... khống chế dịch tương đối tốt nhờ tiếp cận và tiêm vaccine.

Cho nên, việc đảm bảo lưu thông hàng hoá xuất khẩu, trong đó có sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản là cực kỳ quan trọng. Công tác chống dịch của Việt Nam trong thời gian qua nhìn chung là được đánh giá rất là tốt. Nhưng có một vấn đề nổi cộm là đợt này dịch bùng phát rất mạnh và nhanh, trải trên diện rộng, nhiều tỉnh thành; đặc biệt ở các khu công nghiệp, các vùng sản xuất đúng vào dịp mà thu hoạch nông sản. Điển hình rõ nhất là nông trường vải Bắc Giang, Hải Dương.

Để tháo gỡ khó khăn trong vấn đề tiêu thụ nông sản, các địa phương cần tích cực phát huy quyền sáng tạo, tự chủ. Bên cạnh đó, vai trò chỉ đạo của Trung ương gắn với cái vùng dịch, khống chế dịch ở những vùng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; điều hoà thế nào để mà công tác chống dịch của từng địa phương không cản trở cái quá trình lưu thông hàng hoá là rất quan trọng.

Phải có biện pháp để quá trình này mượt mà hơn, nó bớt khó khăn hơn. Để làm được điều này, vấn đề thông tin, công nghệ là rất quan trọng. Vấn đề nữa là ưu tiên tiêm vaccine cho những người có liên quan trong toàn bộ khâu sản xuất, lưu thông hàng hoá.

Nên có những quy định đặc biệt để các quy trình này vừa đảm bảo an toàn nhưng nhưng phải nhanh hơn, như liên quan đến hải quan, kiểm tra dịch trên đường,... Ở đây, chắc chắn vai trò của công nghệ rất quan trọng bởi vì công nghệ số, công nghệ thông tin,… giải quyết được những cái vấn đề như vậy.

Ngoài ra, vai trò của người sản xuất, doanh nghiệp là rất lớn. Các hiệp hội, nhà nước phải đưa ra chính sách hỗ trợ cho họ.

- Ông có đánh giá gì về đề xuất đội ngũ lái xe nên được ưu tiên tiêm vaccine, cấp hộ chiếu vaccine khi đi qua biên giới?

Theo tôi, bất kỳ ý tưởng nào liên quan đến giải pháp thì đều nên xem xét theo góc độ tích cực, phải phù hợp với cái chung, giải quyết thật nhanh. Trước đây, trong giai đoạn đầu khi dịch bắt đầu từ năm 2020, nông sản xuất sang Trung Quốc rất là nhiều. Bây giờ, tình hình đã khác, Trung Quốc phục hồi khá nhanh, họ đã quản lý chặt chẽ hơn.

Hiện tại, điều kiện của Việt Nam đã hơn trước đây rất nhiều, quá trình xét nghiệm năng lực xét nghiệm đã tốt hơn. Vaccine còn thiếu nhưng rõ ràng mình cũng có. Đội ngũ lái xe qua cửa khẩu là lực lượng rất nên ưu tiên, cũng như những công nhân trong các khu công nghiệp ở vùng dịch để yên tâm tiếp tục sản xuất.

Giải pháp hiện tại là phải nhanh, tốc độ. Tiếp đến, vấn đề phối hợp giữa các bộ phận từ cao xuống thấp phải quyết đoán, nhanh chóng.

Đội ngũ để triển khai, nắm bắt thông tin phải triển khai luôn, phải ghi nhận ngay lập tức. Điều rất đặc biệt quan trọng là vấn đề dịch tễ của Việt Nam với các nước như Trung Quốc phải đảm bảo phối hợp nhanh chóng và thừa nhận lẫn nhau.

Tóm lại, vấn đề thông tin, tốc độ, ra quyết định, thực thi, phối hợp phải diễn ra mượt mà.

- Hiện tại, nông sản Việt Nam xuất sang Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông, điều này có thể tác động như thế nào đến việc xuất khẩu nông sản Việt đi các thị trường lớn?

Mặt hàng nông thuỷ sản Việt Nam đã nhiều và lần vấp phải vướng mắc trong thuế, các biện pháp phòng vệ, chống bán phá giá. Thế cho nên,Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm từ vấn đề là thông tin, minh bạch thông tin hay các chiều cạnh với đối tác, doanh nghiệp. Ngay cả trong quá trình xử lý khi họ áp đặt để điều tra, thông tin minh bạch rất quan trọng. Bởi vì nếu như bán phá giá, họ sẽ áp đặt không phải như nhau giữa các doanh nghiệp mà tuỳ vào khách hàng.

Kinh tế nước ta đang là nền kinh tế chuyển đổi, chưa được các đối tác lớn như EU, Mỹ thừa nhận là nền kinh tế thị trường cho nên là dễ mất mát hoặc là cũng dễ "được" họ kiện cáo.

Trong quá trình đi lên nền kinh tế thị trường phải chấp nhận trường hợp họ còn áp đặt, dùng giá của một nước khác để tính toán, mặc dù vô lý nhưng vẫn phải chấp nhận và đấu tranh. Phải nỗ lực hết sức để xử lý, minh mạch để họ không áp thuế hoặc khiến họ không gây quá nhiều tiêu cực lên mặt hàng Việt.

Chúng ta phải hiểu đúng những cái cam kết, những nguyên tắc nền tảng về cạnh tranh, cơ chế thị trường, cố gắng tìm những cam kết rất quan trọng và minh bạch. Cùng với đó, phải gắn liền với các quy trình và kinh nghiệm, xử lý làm việc với những cái bên liên quan để giảm được thiệt hại.

Theo nghĩa nào đấy, vấn đề này cũng được xem là tích cực, "nhờ" kiện cáo mà mặt hàng Việt Nam có thương hiệu nổi tiếng như cá basa. Nếu như mình mà xử lý tốt, hình ảnh tốt thì cái tích cực lại nhiều hơn, phần xấu lại đỡ đi.

Doanh nghiệp, người nông dân phải thay đổi để tháo gỡ khó khăn

TS Võ Trí Thành: 'Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản phải nhanh, tốc độ'
Nhiều mặt hàng nông sản đang bước vào mùa vụ nhưng gặp khó khăn trong tiêu thụ do dịch bệnh. Ảnh: Tuổi Trẻ.

- Ông có thể đưa ra lời khuyên, bài học kinh nghiệm cho cho doanh nghiệp, nhà sản xuất, bà con nông dân để chủ động tháo gỡ khó khăn trong vấn đề tiêu thụ?

Doanh nghiệp và các nhà sản xuất đóng vai trò rất lớn trong quá trình tiêu thụ, cung cấp nông sản. Doanh nghiệp thì họ giỏi hơn chúng ta, họ nắm đồng tiền, miếng cơm manh áo, cuộc sống của người lao động. Đấy là chưa nói đến chuyện họ đóng góp tích cực cho xã hội cho đất nước.

Cái linh hoạt, ý chí, hợp tác, sáng tạo của doanh nghiệp đóng vai trò rất lớn, đưa đất nước ra khỏi vượt khó. Tóm lại, trong vấn đề kinh doanh, từ cái cách đơn giản nhất như việc giảm thiểu chi phí, cắt giảm chi phí, nhưng cắt giảm lớn nhất là “ngủ đông”. “Ngủ đông” thì họ không làm ra cái gì cả. Trong cắt giảm chi phí họ phải chuẩn.

Thế thì họ phải chuyển đổi sản phẩm, sản phẩm ra thì phải quản trị, ứng xử với đối tác và thị trường linh hoạt. Từ quản trị cho đến ứng xử với đối tác, thị trường thì vai trò của thông tin, công nghệ, chuyển đổi số là rất quan trọng. Không phải tất cả doanh nghiệp đều làm được điều đấy, số doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường mãi mãi hoặc tạm thời cũng rất nhiều.

Đối với bà con nông dân, họ cần phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn. Ngoài ra, phải hình thành chuỗi kết nối theo nghĩa rộng nhất, liên quan đến đối tác, thị trường, quá trình phân phối, vận chuyển hàng hóa, logistic,... Điều này liên quan đến tiếp cận thông tin, kỹ năng phối hợp, kết nối với nhau giữa doanh nghiệp, các bên liên quan đến người nông dân… không còn đơn thuần như trước đây.

Trong chuỗi cung ứng này, vị thế mặc cả của người nông dân thường yếu hơn. Cho nên, để tạo ra thị trường cạnh tranh, minh bạch và hỗ trợ nhà nước, chia sẻ lợi ích thì cái vai trò của công nghệ, kỹ năng là rất quan trọng. Cách thức tổ chức của nông dân, hiệp hội, liên hiệp, kết nối các hộ gia đình, hợp tác xã, chính quyền địa phương phải khoa học để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, kết nối.

- Ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề phát triển logistic trong liên kết tiêu thụ nông sản?

Tất cả những thành phần, yếu tố của toàn bộ quá trình thi công logistic thì chúng ta đã có cả. Phương thức vận chuyển, kết nối online, offline, kết nối cả những bên liên quan, vấn đề kho bãi, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, đảm bảo được tiêu chuẩn, chất lượng của quá trình chế biến,... đã đầy đủ. Những năm gần đây, các trung tâm thương mại, nhà bán lẻ lớn đã kết nối giữa người nông dân, doanh nghiệp, như BigC, Co.opmart,...

Người nông dân muốn hội nhập trong quá trình này phải thay đổi hành vi lao động, đảm bảo được chất lượng, né tránh hiện tượng “fake”. Xu hướng hiện tại đang là xanh, sạch, thân thiện môi trường; tiêu chí của các hiệp định thương mại tự do cũng rất cao. Bên cạnh sự hỗ trợ của chính phủ, nông dân cũng phải thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, không còn đơn thuần như trước đây.

Người nông dân đang bị lép vế trong chuỗi dịch chuyển hàng hóa, vị thế mặc cả của họ đang còn yếu, họ phải làm bài bản, chuyên nghiệp hơn. Trong thị trường cạnh tranh, đây là điều cơ bản nhất. Bản thân họ bây giờ có thể chủ động hơn nhờ công việc thông tin, công nghệ số hỗ trợ. Trong thế giới kinh tế số, bên cạnh vai trò của công ty, doanh nghiệp thì còn phải dựa vào đại chúng, cá nhân. Họ có những lựa chọn khác thì khả năng và cả cách thức làm ăn cũng thay đổi

- Làm cách nào để quảng bá hàng Việt trên các kênh TMĐT hài hòa với hoạt động thương mại truyền thống, thưa ông?

Hiện nay, những người kinh doanh có thể lựa chọn bán hàng là đa phương thức. Kinh doanh đa phương thức đó sẽ thay đổi cách sản xuất, cách tương tác với các đối tác, cách tạo lòng tin cho khách hàng,…Điều này tác động tích cực đến hành vi ứng xử, kỹ năng hoạt động đảm bảo chất lượng đến tất cả các xu hướng sống, tiêu dùng mới.

Chính phủ vần phải tăng cường vai trò giám sát, xử lý các cách làm gian dối. Ẩn ý đằng sau phương thức mới là nó quay lại phục vụ cái lưu thông, hiệu quả của sản xuất, của đời sống thực, kinh tế thực.

Đối với thương mại điện tử, cách tương tác có điểm khác biệt so với thương mại truyền thống nhưng đằng sau lại là hiệu quả, cách sống, lối sống được thay đổi. Công nghệ đã hỗ trợ rất nhiều, nhưng quá trình này làm cho tất cả quá trình khác bị thay đổi. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà người ta nói đây là cuộc cách mạng, cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cách mạng chuyển đổi số.

Cảm ơn ông đã có những chia sẻ bổ ích trên!

Chính phủ quyết cơ chế đặc thù gỡ vướng nguồn vật liệu xây dựng cao tốc Bắc-Nam Chính phủ quyết cơ chế đặc thù gỡ vướng nguồn vật liệu xây dựng cao tốc Bắc-Nam
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 (đã khởi công và sắp khởi công).
Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Trong khó khăn, Chính phủ vẫn kiên định Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Trong khó khăn, Chính phủ vẫn kiên định "mục tiêu kép"
Dù dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng Chính phủ đã ban hành kịp thời nhiều chính sách, biện pháp với mục tiêu hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân; duy trì, ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng; ổn định việc làm, hỗ trợ người dân, người lao động và các doanh nghiệp khó khăn; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do COVID-19 Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do COVID-19
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Thanh Thư
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bưởi Việt Nam được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc

Bưởi Việt Nam được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Cục Kiểm dịch Động thực vật Hàn Quốc (APQA) đã chính thức công bố trên website của APQA quy định nhập khẩu đối với quả bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc.
Cơ hội mới cho thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc

Cơ hội mới cho thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc

Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với nhan đề: “Cơ hội mới cho thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Bài viết chia sẻ về hợp tác thương mại nông sản giữa hai nước từ góc nhìn của học giả Việt Nam.
Nhiều triển vọng cho hàng nông sản Việt Nam ở thị trường Đức

Nhiều triển vọng cho hàng nông sản Việt Nam ở thị trường Đức

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Việt Nam là thị trường ngoài khối cung cấp chủng loại hàng rau, củ, quả lớn thứ 18 cho Đức trong 3 tháng đầu năm 2024.

Các tin bài khác

Vì sao tỷ giá USD/VND “nóng” trở lại?

Vì sao tỷ giá USD/VND “nóng” trở lại?

Tính đến ngày 24/10, tỷ giá trên thị trường chính thức và tự do đã tăng lần lượt 3,4% và 2,0% so với cuối tháng trước.
Vàng thế giới vẫn trụ vững trên mức cao kỷ lục

Vàng thế giới vẫn trụ vững trên mức cao kỷ lục

Giá vàng thế giới ổn định trên đỉnh lịch sử và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh, BVBank hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

Thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh, BVBank hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

Ngân hàng Bản Việt - BVBank (mã chứng khoán: BVB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 với những tín hiệu tích cực.
Giao dịch ảm đạm, thị trường vẫn tiếp tục đi tìm đáy ngắn hạn

Giao dịch ảm đạm, thị trường vẫn tiếp tục đi tìm đáy ngắn hạn

Thị trường không xuất hiện tình trạng bán tháo nhưng lại thể hiện sự ảm đạm trong giao dịch. Trong khi đó, những nỗ lực hỗ trợ tâm lý từ các cổ phiếu lớn gần như chưa có khiến VN-Index đang lùi dần về đường xu hướng dài hạn.

Đọc nhiều

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Từ ngày 24 đến 26/10, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân từ đất liền đến đảo xa đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân (26/10/1975 - 26/10/2024).
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2024-2029: đổi mới vì hội nhập và phát triển

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2024-2029: đổi mới vì hội nhập và phát triển

Ngày 25/10 tại Đà Nẵng, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng tổ chức Đại hội đại biểu khoá VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ông Nguyễn Ngọc Bình tái đắc cử Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố nhiệm kỳ mới.
Chủ tịch VUFO Phan Anh Sơn tiếp Đại sứ Triều Tiên

Chủ tịch VUFO Phan Anh Sơn tiếp Đại sứ Triều Tiên

Ngày 24/10 tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Phan Anh Sơn đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Việt Nam Ri Sung Guk đến chào xã giao nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Dấu chân quân tình nguyện Việt Nam trên đất Lào: tình hữu nghị thắm đượm máu và hoa

Dấu chân quân tình nguyện Việt Nam trên đất Lào: tình hữu nghị thắm đượm máu và hoa

Ngày 25/10 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.
Chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày thành lập Vùng 4 Hải quân

Chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày thành lập Vùng 4 Hải quân

Ngày 26/10, tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức tham quan, học tập truyền thống, nhân dịp kỷ niệm 49 năm thành lập Vùng 4 Hải quân (26/10/1975 – 26/10/2024).
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Từ ngày 24 đến 26/10, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân từ đất liền đến đảo xa đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân (26/10/1975 - 26/10/2024).
Bệnh xá đảo Sinh Tồn cấp cứu ngư dân bị đột quỵ não

Bệnh xá đảo Sinh Tồn cấp cứu ngư dân bị đột quỵ não

Ngày 25/10, Bệnh xá đảo Sinh Tồn, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) đã tiếp nhận và điều trị cho 1 ngư dân quê Bình Định đột quỵ não.
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Các địa phương chủ động ứng phó với bão số 6

Các địa phương chủ động ứng phó với bão số 6

Chủ động ứng phó với bão số 6, nhiều địa phương triển khai hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, kêu gọi và sắp xếp neo đậu tàu thuyền trước khi bão số 6 đổ bộ vào đất liền.
Thời tiết hôm nay (24/10): Hà Nội ít mây, ngày nắng, đêm không mưa

Thời tiết hôm nay (24/10): Hà Nội ít mây, ngày nắng, đêm không mưa

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 24/10, ít mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2. Sáng sớm và đêm trời lạnh.
Bão TRAMI di chuyển nhanh vào biển Đông có khả năng trở thành bão số 6 năm 2024

Bão TRAMI di chuyển nhanh vào biển Đông có khả năng trở thành bão số 6 năm 2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự kiến khoảng ngày 24/10, bão TRAMI sẽ di chuyển vào Biển Đông và trở thành bão số 6 hoạt động trên Biển Đông trong năm 2024.
Thời tiết hôm nay (23/10): Không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam

Thời tiết hôm nay (23/10): Không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin, ngày 23/10, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam gây ảnh hưởng đến khu vực từ Bắc Bắc Bộ đến Trung Trung Bộ.
Thời tiết hôm nay (22/10): Bắc Bộ đón không khí lạnh, mưa rào và dông rải rác

Thời tiết hôm nay (22/10): Bắc Bộ đón không khí lạnh, mưa rào và dông rải rác

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Chiều 22/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Thời tiết hôm nay (21/10): Hà Nội có mây, có lúc có mưa, mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay (21/10): Hà Nội có mây, có lúc có mưa, mưa rào và dông

Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho hay, thời tiết Hà Nội hôm nay ngày 21/10 có mây, có lúc có mưa, mưa rào và dông. Gió đông cấp 2-3.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động