Truyền thông quốc tế nói về Việt Nam sau hơn 1 tháng nới lỏng giãn cách xã hội
Thủ tướng trả lời truyền thông quốc tế về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam |
Báo quốc tế: Truyền thông Việt Nam đưa tin đáng tin cậy nhất thế giới về Covid-19 |
Ngày 22/4, Chính phủ quyết định nới lỏng giãn cách xã hội, toàn dân bắt đầu “trạng thái trong cuộc sống bình thường mới”, vận hành trở lại đời sống kinh tế - xã hội. Đây là giai đoạn các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam chấp nhận sống chung với Covid-19, khi vắc xin hay thuốc đặc trị đều chưa có.
Sau hơn 1 tháng nới lỏng giãn cách xã hội, Việt Nam không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số ca nhiễm tính đến sáng 29/5 là 327 ca, trong đó 278 người khỏi bệnh.
Với "thành tích" nhiều ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng và chưa ghi nhận ca tử vong, Việt Nam trở thành "điểm sáng" trong chống Covid-19.
Mới đây, báo Globe and Mail đã có bài viết khá dài về công cuộc chống dịch ở Việt Nam với tiêu đề “Không có người tử vong trong dịch, Việt Nam tạo nên chuẩn mực trong cuộc chiến chống Covid-19”.
"Chính phủ Việt Nam đã sớm kiểm soát được virus corona bằng cách phong tỏa, truy vết nguồn lây và truyền thông rộng rãi để người dân nâng cao ý thức phòng, ngừa dịch bệnh. Cuộc sống của người dân Việt Nam đã dần trở lại bình thường sau khi bỏ cách ly vào ngày 23/4.", trang báo của Canada mở đầu bài viết.
Tác giả đề cập tới trường hợp bệnh nhân 91- phi công Anh đang chữa trị tại TP.HCM là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tính tới ngày 29/5, Việt Nam chỉ có 327 ca nhiễm Covid-19 (3 người bệnh trên 1 triệu dân). Trong khi đó, chỉ số tương tự ở Canada là 2.320, ở Mỹ là 5.247.
Khán giả Việt Nam cầm cờ cổ vũ trước một trận đấu trong khuôn khổ Vòng loại Cúp Quốc gia 2020 tại tỉnh Hưng Yên hôm 25/5. Các sự kiện thể thao, và nhiều hoạt động công cộng khác ở Việt Nam, đang trở lại bình thường sau khi Chính phủ quyết định nới lỏng giãn cách xã hội hơn 1 tháng trước. (Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP/ Getty) |
Ảnh chụp một con đường ở thủ đô Hà Nội sáng 25/5, khi mọi người đổ ra đường đi làm. (Ảnh: Kham/ Reuters) |
Lý giải về thành công của Việt Nam, Giáo sư Guy Thwaites, Giám đốc Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, cho hay, Việt Nam đã hành động sớm vì nhận thức được những nguy hiểm của dịch bệnh
Trong 20 năm qua, đất nước đã phải chống chọi với dịch SARS, cúm gia cầm, sởi, sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng. “Họ đã chuẩn bị tốt. Châu Âu và Bắc Mỹ dường như đã quên các căn bệnh lây nhiễm”, Giáo sư Thwaites cho hay.
Trang Asahi Shimbun của Nhật cũng có bài viết “Việt Nam gây ấn tượng với thế giới khi chưa có ca tử vong vì Covid-19”.
Trong bài, tác giả đề cập tới ý kiến của một người Nhật sống tại Việt Nam: “Tôi kể về tình hình rất ít người nhiễm virus corona và các biện pháp cứng rắn của Việt Nam chống Covid-19, không ai ở Tokyo tin tôi”.
Tác giả đề cập đến những biện pháp hiệu quả mà Việt Nam đã áp dụng để ứng phó Covid-19. Từ ngày 21/3, tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam đều phải cách ly y tế 14 ngày. Từ 18/3, Viêt Nam tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
“Kể từ đầu tháng 2/2020, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng những biện pháp quyết liệt nhất và đã đạt hiệu quả”, bác sĩ người Nhật, Hiroshi Chiba, đang làm việc tại một phòng khám tư ở Hà Nội, cho hay.
Trang Politico của Mỹ mới đây công bố bảng xếp hạng 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đi đầu trong công tác phòng chống dịch dựa trên kết quả kinh tế và y tế. Việt Nam là nước chống Covid-19 tốt nhất thế giới.
“Đây là nước đông dân nhưng không có bệnh nhân Covid-19 tử vong, với khoảng 300 ca nhiễm trong dân số 95 triệu người. Nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 2,7% trong năm 2020, giúp Việt Nam trở thành nước ứng phó với Covid-19 tốt nhất toàn cầu”, tờ Politico nhận định.
Bảng xếp hạng dựa trên thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Worldometer, chính phủ các nước.
Báo Guardian của Anh theo dõi sát hành trình và nỗ lực của Việt Nam trong cứu chữa bệnh nhân 91 - phi công Anh. Tới nay, Việt Nam đã chi hơn 200.000 USD để chữa trị cho bệnh nhân này.
Truyền thông Australia: Việt Nam chiến thắng Covid-19 vì người dân dám hi sinh lợi ích cá nhân Theo nhà kinh tế người Australia đang làm việc tại TP.HCM, thành quả này đến từ việc người dân Việt Nam thực sự ý thức được ... |
Khách Tây viết về Việt Nam những ngày sau giãn cách xã hội Dịch Covid-19 bùng phát, Katie Lockart - nữ du khách Mỹ đã bị kẹt lại ở Việt Nam trong chuyến du lịch từ tháng 1 ... |
Sau hơn 1 tháng tạm dừng, Hà Nội triển khai tiêm chủng mở rộng trở lại Sau hơn 1 tháng tạm dừng vì dịch COVID-19, Hà Nội bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng trở lại từ đầu tuần này. |