Truyền thông Mỹ đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam
Hạnh Trần 08/12/2022 17:33 | Doanh nghiệp - Doanh nhân


![]() |
Bài viết mang tên "Vietnam's Bright Macroeconomic Outlook" (Ảnh chụp màn hình). |
Theo Seeking Alpha, trong thời điểm các nền kinh tế lớn trên thế giới đang cắt giảm hỗ trợ chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, Việt Nam lại có thể hỗ trợ tăng trưởng.
Triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam tươi sáng khi chứng kiến sức tiêu dùng nội địa mạnh mẽ, nhận được đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và duy trì thặng dư trong cán cân thương mại với các nước khác. Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam được dự báo vượt 8% vào năm 2022.
Tháng 1/2022, Việt Nam thông qua gói kích thích tài chính trị giá khoảng 15,4 tỷ USD, tương đương gần 4% GDP, để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2022. Gói kích thích này được coi là tích cực đối với quỹ đạo tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Bài viết nhận định đồng nội tệ và lãi suất của Việt Nam cũng tương đối ổn định so với các nước khác. Lạm phát của Việt Nam được kiềm chế ở mức khoảng 4% và chi phí vay thấp với lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương ở mức 4,5% đang hỗ trợ tiêu dùng trong nước phục hồi khi các hạn chế về Covid-19 được nới lỏng.
Ngoài ra, tiêu dùng cá nhân phục hồi mạnh cùng mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh đã giúp Việt Nam tăng trưởng GDP quý 3/2022 ấn tượng ở mức 13,67%. Vị thế kinh tế vĩ mô tích cực của Việt Nam sẽ giúp người dân thoát khỏi nghèo đói khi dự báo hơn 50% dân số Việt Nam sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu vào năm 2035.
![]() |
Bài viết cũng khẳng định Việt Nam có thể duy trì sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và tiếp nhận dòng vốn đầu tư ròng từ nước ngoài (Ảnh minh họa). |
Bài viết cũng khẳng định Việt Nam có thể duy trì sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và tiếp nhận dòng vốn đầu tư ròng từ nước ngoài với tổng trị giá 15,3 tỷ USD vào năm 2021, tương đương 4,2% GDP, tăng so với mức 3,2% GDP của năm 2013. Nguồn vốn FDI mạnh sẽ tiếp tục củng cố triển vọng vĩ mô của Việt Nam.
Việt Nam hiện nằm trong danh sách theo dõi thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE Indices và có thể được thêm vào danh sách theo dõi thị trường mới nổi của MSCI vào năm 2023. Các cơ quan quản lý của Việt Nam đang cạnh tranh để các nhà cung cấp chỉ số toàn cầu nâng cấp lên thị trường mới nổi. Ủy ban chứng khoán đang làm việc với các cơ quan toàn cầu như Ngân hàng thế giới (WB) và FTSE Group, cùng với các bộ, hiệp hội và các thành viên thị trường để giải quyết những lo ngại về giới hạn sở hữu nước ngoài.
Bài viết cho rằng các cơ quan quản lý sẵn sàng để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường dễ hơn và tăng cường hỗ trợ hạ tầng cần thiết để vận hành một thị trường lành mạnh và hiệu quả. Việc nâng hạng thành thị trường mới nổi có khả năng thu hút dòng tài sản chủ động và thụ động nước ngoài vào thị trường Việt Nam. VanEck Vietnam ETF (VNM), quỹ ETF Việt Nam được niêm yết tại Hoa Kỳ cung cấp cho các nhà đầu tư một cách tiếp cận giao dịch vào thị trường Việt Nam.
Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Chuyên gia: Quan hệ Việt Nam - Singapore giúp gắn kết ASEAN

Bài viết mới
Trưởng đại diện JETRO: Việt Nam là điểm đến không thể bỏ qua của doanh nghiệp Nhật Bản

Việt Nam được nhận định là quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.