Truyền tải thông điệp về đất nước, con người Việt Nam thân thiện, nhân ái, nghĩa tình, đoàn kết
Phát biểu ý kiến mở đầu buổi gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hôm nay, chúng ta có mặt tại đây để tổ chức Lễ tuyên dương những tập thể, cá nhân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ và hỗ trợ nhân đạo sự cố thảm họa động đất vừa qua tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Thay mặt lãnh đạo Chính phủ và với tình cảm cá nhân, Thủ tướng gửi tới các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các ban, bộ, ngành Trung ương, các quý đại biểu, khách quý, đặc biệt là các thành viên Đoàn công tác lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt. |
Thủ tướng nêu rõ, như các đồng chí đã biết, ngày 6/2/2023, đã xảy ra trận động đất lớn với cường độ lên tới 7,8, lớn nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1939 đến nay, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, hàng trăm nghìn người bị thương, hàng chục nghìn công trình bị phá hủy và Thổ Nhĩ Kỳ đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại 10 tỉnh, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.
Việc đưa lực lượng Quân đội, Công an tham gia cứu trợ thảm họa và hỗ trợ nhân đạo nạn nhân động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, thể hiện tầm vóc, vị thế của đất nước ta, tinh thần Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. |
Với tình cảm chân thành, Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất chia sẻ với Chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ về những mất mát, thiệt hại to lớn về người và tài sản trong thảm họa động đất này.
Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta: Việt Nam là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; với truyền thống, đạo lý nhân đạo, tương thân, tương ái, “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta; được sự đề xuất kịp thời của Lãnh đạo Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, chúng ta đã nhanh chóng quyết định cử Đoàn công tác của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng khẩn trương sang giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam cử một lực lượng lớn (gồm 100 đồng chí, trong đó có 76 đồng chí của Bộ Quốc phòng và 24 đồng chí của Bộ Công an) tham gia hỗ trợ công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ ở một nơi xa bên ngoài lãnh thổ. Các đồng chí đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức. Suốt quá trình tham gia cứu trợ, hỗ trợ nhân đạo thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, tập thể lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã rất quan tâm, sâu sát, thường xuyên cập nhật thông tin và có chỉ đạo kịp thời trong tổ chức triển khai, hiệp đồng tác chiến.
Thực tế cho thấy, việc đưa lực lượng Quân đội, Công an tham gia cứu trợ thảm họa và hỗ trợ nhân đạo nạn nhân động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, thể hiện tầm vóc, vị thế của đất nước ta, tinh thần Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Tại sự kiện này, Thủ tướng muốn được nghe các đồng chí, nhất là những đồng chí trực tiếp tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ về những vấn đề: những cảm xúc của các đồng chí khi được cử đi nhận nhiệm vụ; khó khăn, thử thách đã phải đối mặt, vượt qua trong quá trình làm nhiệm vụ; những công việc gì làm có ý nghĩa; cần rút ra bài học kinh nghiệm gì trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, những việc hậu cần khác để bảo đảm an toàn trong công tác hỗ trợ nhân đạo quốc tế cũng như công tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở nước ta trong thời gian tới; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới…
Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) cho biết, đoàn đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, áp dụng các chiến thuật linh hoạt, sử dụng các phương tiện cứu nạn, cứu hộ, hoàn thành nhiệm vụ tại 3 địa điểm theo phân công của phía bạn. Đoàn đã phối hợp cứu được 1 người còn sống, đưa được 14 thi thể nạn nhân ra ngoài bàn giao cho cơ quan y tế.
Đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành tham dự buổi gặp mặt. |
Bên cạnh đó, trong quá trình công tác, Đoàn đã trao tặng gần 2 tấn thiết bị y tế; thăm hỏi, tặng quà, động viên tinh thần người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi động đất, hỗ trợ phía bạn các vật dụng để sử dụng sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn như chế tạo bếp lửa dã chiến để sưởi ấm…
Đại tá Nguyễn Minh Khương nhắc tới một số khó khăn trong quá trình đoàn thực hiện nhiệm vụ như phải di chuyển liên tục trong 24 giờ, đến nơi là làm việc ngay không ngủ; trong 2 ngày đầu, nhiều thành viên trong đoàn chỉ ngủ 2 tiếng; thường xuyên phải làm việc dưới điều kiện nhiệt độ âm 5 đến âm 10 độ C, nhiều ngày thực hiện nhiệm vụ đến 3 giờ sáng. Cùng với đó, đoàn làm việc trong điều kiện nguy hiểm. Ngày đầu tiên, đoàn làm việc trong một căn nhà sập đổ giữa 2 căn nhà sập đổ một phần, có nguy cơ rất cao nếu có rung chấn. Điều kiện sinh hoạt rất khó khăn khi hạ tầng điện, nước bị phá hủy. Tư duy, cách làm việc khác nhau giữa các đoàn dẫn tới những trở ngại trong quá trình công tác, những khó khăn do bất đồng ngôn ngữ…
Đại tá Nguyễn Minh Khương nêu một số bài học kinh nghiệm là chuẩn bị từ sớm, từ xa, tương ứng với loại hình thảm họa, thiên tai; tự chủ động, bảo đảm điều kiện hậu cần để phục vụ sinh hoạt và tác chiến; lựa chọn những người được đào tạo bài bản, kinh nghiệm, đủ sức khỏe làm việc lâu dài trong điều kiện khắc nghiệt, giữ vững kỷ luật kỷ cương; làm tốt công tác phối hợp, trao đổi kinh nghiệm với lực lượng các nước, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ…
Quang cảnh hội nghị. |
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, đoàn công tác của Bộ Quốc phòng đã tổ chức tìm kiếm trên 31 điểm, phát hiện 15 điểm có nạn nhân bị vùi lấp, bàn giao cho lực lượng giải cứu và đã đưa ra 28 thi thể nạn nhân. Bên cạnh đó, đoàn cũng đã tổ chức một đội chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn, tổ công binh dò tìm bằng âm thanh, hình ảnh và radar xuyên tường phối hợp với các đoàn từ Bahrain và Mexico tìm được 3 vị trí; trên cơ sở đó, thêm 10 thi thể các nạn nhân được đưa ra ngoài. Đồng thời, đoàn đã cấp phát thuốc, chia sẻ, hỗ trợ người dân và lực lượng chức năng của phía bạn; các thành viên trong đoàn tự nguyện quyên góp được 4.000 USD hỗ trợ người dân địa phương mua lương thực, thực phẩm…
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ xúc động nhắc tới nhiều kỷ niệm trong chuyến công tác. Ngay trong ngày đầu tiên, đoàn đã phát hiện 4 vị trí, qua đó góp phần đưa 9 thi thể nạn nhân ra ngoài. Lúc này, những người thân có mặt tại hiện trường đã ôm lấy các thành viên đoàn Việt Nam rồi òa khóc. Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ cho biết, đoàn đã rút ra nhiều vấn đề trong công tác tham mưu, tổ chức điều hành, tổ chức huấn luyện đào tạo bổ sung về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong đối phó các loại hình sự cố do thiên tai, thảm họa gây ra, trong hợp tác quốc tế, trong ứng phó với các loại hình sự cố trong tương lai. Trong đó, cần tổ chức chặt chẽ, sử dụng các phương tiện, thiết bị và nhân lực phù hợp để việc tìm kiếm đạt hiệu quả tốt, điển hình như việc sử dụng chó nghiệp vụ, radar quan sát tìm bằng hình ảnh, âm thanh và hệ thống radar xuyên tường, cho kết quả rất tốt, đã được nhiều đoàn đánh giá rất cao.
Phát biểu ý kiến kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tiếp nối các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, Đoàn công tác cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ lần này có thêm ý nghĩa, không chỉ cụ thể hóa chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta “Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế”, mà còn là minh chứng khẳng định năng lực tham gia và khả năng hoàn thành các nhiệm vụ quốc tế của lực lượng vũ trang Việt Nam, kể cả khi tác chiến tại địa bàn xa xôi, nhiều khó khăn; truyền tải thông điệp về đất nước, con người Việt Nam thân thiện, nhân ái, nghĩa tình, đoàn kết quốc tế cao cả.
Mặc dù triển khai nhiệm vụ trong khoảng thời gian rất ngắn, phải đối mặt với điều kiện vô cùng khắc nghiệt về thời tiết, hiểm nguy do các rung chấn, khó khăn về ngôn ngữ, tập quán, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và làm việc. Nhưng với bản lĩnh, kinh nghiệm, tinh thần hiệp đồng chiến đấu, trách nhiệm cao, sự bền bỉ, dẻo dai, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, các thành viên quả cảm của Đoàn công tác đã phát huy tinh thần quốc tế cao cả, truyền thống của dân tộc và phẩm chất cao đẹp của lực lượng vũ trang không quản hiểm nguy, sẵn sàng dấn thân vào vùng thảm họa, chạy đua với thời gian để phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
Bám sát và tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đối ngoại, Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã nhạy bén, chủ động tham mưu, đề xuất và nhanh chóng tổ chức đưa Đoàn công tác đi thực hiện nhiệm vụ, đồng thời khẩn trương, sâu sát và có chỉ đạo kịp thời cho Đoàn thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Đặc biệt, Đoàn công tác đã được sự quan tâm, chỉ đạo của Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an trực tiếp tại buổi lễ xuất quân và thư biểu dương của Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng để các cán bộ, chiến sĩ ý thức rõ trách nhiệm, niềm vinh dự, tự hào và quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, tô thắm thêm hình ảnh của lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Tiếp nối các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, Đoàn công tác cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ lần này có thêm ý nghĩa, không chỉ cụ thể hóa chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta “Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế”, mà còn là minh chứng khẳng định năng lực tham gia và khả năng hoàn thành các nhiệm vụ quốc tế của lực lượng vũ trang Việt Nam, kể cả khi tác chiến tại địa bàn xa xôi, nhiều khó khăn; truyền tải thông điệp về đất nước, con người Việt Nam thân thiện, nhân ái, nghĩa tình, đoàn kết quốc tế cao cả. Thủ tướng Phạm Minh Chính |
Việc tham gia tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng góp, chia sẻ sức lực của Việt Nam đối với nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, là biểu hiện sinh động cho chính sách đối ngoại ưu việt, thái độ cộng đồng trách nhiệm và tinh thần đoàn kết quốc tế của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; khẳng định uy tín, năng lực của Việt Nam trong giải quyết có trách nhiệm các vấn đề quốc tế, luôn luôn sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề khó khăn, thách thức và duy trì môi trường hòa bình, ổn định vì sự hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Những kết quả trên đã được cộng đồng quốc tế, Chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao; được nhân dân ta quan tâm theo dõi, động viên, khích lệ.
Qua phương tiện truyền thông, chúng ta còn được biết những hành động giúp đỡ các nạn nhân như sẻ chia những bữa ăn, dựng lều, nhóm bếp sưởi hay trao đi những nụ cười, giọt nước mắt… của các đồng chí đối với những nạn nhân Thổ Nhĩ Kỳ với tấm lòng chân thành, nhân ái, cao cả, đã góp phần cổ vũ, động viên tinh thần người dân Thổ Nhĩ Kỳ có thêm niềm tin, động lực vượt qua khó khăn, xây dựng lại cuộc sống. Hình ảnh các đồng chí thực hiện nhiệm vụ không quản ngày đêm, trong môi trường khắc nghiệt, đối mặt với hiểm nguy từ các đợt rung chấn sẽ khắc sâu trong tâm trí người dân Thổ Nhĩ Kỳ và nhân lên niềm tự hào của người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng nhiệt liệt biểu dương Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã chủ động tham mưu cho Chính phủ, các cấp có thẩm quyền trong xử lý các vấn đề quốc tế; lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, địa phương và các lực lượng liên quan tổ chức bảo đảm cho lực lượng tham gia hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Các cơ quan truyền thông, báo chí đã kịp thời đưa tin, phản ánh các hoạt động cả trước, trong và sau quá trình tham gia cứu hộ, cứu nạn của Đoàn công tác; tạo sức lan tỏa sâu rộng đến nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế.
Thủ tướng nêu rõ, qua việc tham gia cứu hộ, cứu nạn thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua, chúng ta có thể rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động ở nước ngoài, đánh giá kỹ lưỡng về năng lực ứng phó các vấn đề an ninh phi truyền thống của chúng ta.
Thủ tướng lưu ý một số bài học kinh nghiệm như sau: Chúng ta cần theo dõi, nắm chắc tình hình, khi có các vấn đề phát sinh, xuất hiện các sự cố, thảm họa để chủ động, nhạy bén, kịp thời, đánh giá, tham mưu, đề xuất trên tinh thần bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước và điều kiện thực tế của đất nước “đúng và trúng”, hiệu quả cao. Việc phối hợp với các tổ chức quốc tế, nước liên quan kịp thời giúp có điều kiện thuận lợi triển khai nhanh hơn.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải kịp thời, cương quyết, quyết liệt, sâu sát, nhanh nhạy, kịp thời phù hợp diễn biến, tình hình. Có phương án huy động các lực lượng chức năng và phương tiện phù hợp, thiết thực, hiệu quả; lựa chọn cán bộ, chiến sĩ phải là những người được đào tạo bài bản, có sức khỏe, có kinh nghiệm trong thực tiễn; chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa về lực lượng, phương tiện phù hợp với các loại hình sự cố, thảm họa; làm tốt công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, diễn tập kỹ lưỡng, bảo đảm sẵn sàng ứng phó kịp thời, nhanh nhạy, hiệu quả các tình huống khẩn cấp, chưa từng có tiền lệ; thể hiện sự nhiệt tình, trách nhiệm, nhân văn.
Trong tổ chức thực hiện, phải thống nhất phương án, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng; quán triệt nghiêm các mệnh lệnh, chỉ huy tại hiện trường; chú trọng công tác thông tin, báo cáo, bảo đảm thông suốt, hiệu quả; đẩy mạnh truyền thông để thúc đẩy quan hệ, chính sách đối ngoại của Việt Nam; lan tỏa hình ảnh tốt đẹp về con người, đất nước Việt Nam yêu chuộng hoà bình, chia sẻ, hữu nghị.
Thủ tướng nêu rõ, thời gian tới, biến đổi khí hậu sẽ ngày càng diễn biến cực đoan, phức tạp, khó lường; dẫn đến nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo, cứu nạn, cứu hộ là rất lớn với yêu cầu ngày càng cao, nhiệm vụ ngày càng nặng nề.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng lưu ý một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Cần xác định công tác cứu nạn, cứu hộ trong thảm hoạ thiên tai đóng vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; là nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống phòng thủ dân sự quốc gia. Do vậy, việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật đối với công tác này là yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp các bộ, ngành khác có liên quan khẩn trương tham mưu rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật, đặc biệt là đối với công tác cứu nạn, cứu hộ nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Cần chủ động về lực lượng và phương tiện để ứng phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra; tăng cường công tác phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết, ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống; xây dựng cơ chế chỉ huy, điều hành ứng phó với các tình huống sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, không để bị động, bất ngờ; thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập, thực tập các phương án, tình huống xử lý sự cố thảm họa do thiên tai, cháy nổ và cứu nạn, cứu hộ có huy động nhiều lực lượng tham gia; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng, nhất là phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa Quân đội nhân dân với Công an nhân dân trong triển khai thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.
Tăng cường nguồn lực đầu tư cho các lực lượng thực hiện công tác ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện xây dựng lực lượng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để xử lý những tình huống, sự cố, tai nạn, thảm họa phức tạp và làm nhiệm vụ quốc tế với hiệu quả cao.
Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao nghiên cứu, đánh giá, đúc rút bài học kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị, tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ; đồng thời nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm từ các nước cùng tham gia hỗ trợ tại Thổ Nhĩ Kỳ để chọn lọc nội dung phù hợp, bổ sung vào chương trình huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng các tập thể và cá nhân thuộc Đoàn công tác Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Việt Nam truyền đi thông điệp trải nghiệm du lịch trọn vẹn Trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2023 được tổ chức tại thành phố Yogyakarta của Indonesia, Hội chợ Du lịch quốc tế Travex cũng được tổ chức từ ngày 3 - 5/2/2023 tại Trung tâm triển lãm Jogja. Trong đó, Việt Nam tham gia trưng bày gian hàng với chủ đề “Việt Nam-Timeless Charm” và “Live fully in Viet Nam” tại Hội chợ du lịch quốc tế Travex. |
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria: Ấm áp tình đoàn kết, hữu nghị ở khu đóng quân của đoàn công tác Việt Nam Hơn 21h tối 15/2 theo giờ địa phương, các thành viên đội 2 của đoàn công tác Bộ Công an Việt Nam mới về đến khu lán nhỏ được dựng lên trong khuôn viên một trường tiểu học. |