Trường Tiểu học Lệ Mỹ (Phú Thọ): Đổi mới vì một trường học hạnh phúc
Minh Sơn 14/03/2022 17:26 | Hơi thở cuộc sống


Lan tỏa hạnh phúc
Trao đổi với phóng viên, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mai – Hiệu trưởng trường Tiểu học Lệ Mỹ, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ cho biết: Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Trường học hạnh phúc” của Bộ GD&ĐT phát động với trọng tâm là “Trường học hạnh phúc - Giáo viên hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”. Thời gian qua, nhà trường đã tích cực thực hiện nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào, nỗ lực xây dựng một ngôi trường yêu thương, an toàn và tôn trọng.
Với mục tiêu xây dựng "Trường học hạnh phúc", nhà trường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương. Nhà trường tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, thực hiện rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục; huy động các nguồn lực xã hội để đảm bảo điều kiện dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn, chất lượng, hiệu quả. Cơ sở vật chất nhà trường đã được nâng cấp, trường có đủ phòng học và các phòng chức năng.
Cùng với đó, xây dựng các nội qui, qui định trong nhà trường và Qui tắc ứng xử của cán bộ, giáo viên, học sinh trong và ngoài nhà trường. Nâng cao ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng cơ chế phối hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.
![]() |
Trường Tiểu học Lệ Mỹ coi trọng dạy chữ với dạy người, giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh đối với Gia đình - Nhà trường và Xã hội (ảnh tư liệu năm học 2020 - 2021). |
Đối với việc dạy học của giáo viên, nhà trường chú trọng nâng cao nề nếp sinh hoạt chuyên môn, giờ giấc lên lớp, tự học tự bồi dưỡng. Quan tâm chất lượng giáo dục mũi nhọn, chất lượng công tác chủ nhiệm, vai trò của tổ chuyên môn; việc triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn và thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học đúng quy định.
Trong giờ học, giáo viên dạy chắc kiến thức Sách giáo khoa, chú ý nâng cao cho những học sinh có năng khiếu nổi trội các môn học; đặc biệt quan tâm đến các em học sinh chưa hoàn thành môn học. Còn các em học sinh cần tập trung nghe bài giảng, tích cực tương tác với thầy cô giáo và các bạn trong lớp. Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, các sân chơi trí tuệ do nhà trường và các cấp tổ chức. Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, giáo dục ATGT, thể chất, y tế học đường…được nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao, thực hiện tích hợp giáo dục thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Để xây dựng “Trường học hạnh phúc” đạt kết quả cao, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mai cho rằng, trước tiên, thầy, cô giáo cũng phải hạnh phúc trong công việc của mình, từ đó mới lan tỏa hạnh phúc đến học sinh. Đặc biệt, người cán bộ quản lý phải luôn tư duy, đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý các hoạt động của nhà trường.
Do đó, Ban giám hiệu nhà trường đã đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường.
Tăng cường và thực hiện tốt kỷ cương, nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Coi trọng dạy chữ với dạy người, giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh đối với Gia đình - Nhà trường và Xã hội.
Với cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo trong công tác xây dựng “Trường học hạnh phúc” của trường Tiểu học Lệ Mỹ sẽ mang đến giá trị hạnh phúc cho cả thầy và trò, để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.
![]() |
Cảnh quan môi trường sư phạm trường Tiểu học Lệ Mỹ: Xanh – Sạch – Đẹp. |
Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kép
Năm học 2021 - 2022, trường Tiểu học Lệ Mỹ có tổng 603 HS, trường đã duy trì Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, tuyển sinh 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Nhà trường đã tích cực tham mưu với Phòng GD&ĐT huyện Phù Ninh, các cấp lãnh đạo, cha mẹ học sinh trong công tác tăng cường cơ sở vật chất và hỗ trợ giáo dục. Hiện, cơ sở vật chất trường lớp khang trang, các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy học, cảnh quan môi trường sư phạm nhà trường: Xanh – Sạch – Đẹp.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được nhà trường chú trọng, quan tâm tạo điều kiện cho CBGV tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ. Trình độ chuyên môn giáo viên đạt 100% chuẩn, giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ cao. Đội ngũ giáo viên có tư tưởng và phẩm chất đạo đức tốt, nội bộ đoàn kết, không có giáo viên vi phạm pháp luật, quy chế chuyên môn và nội quy của nhà trường. Hoạt động của các tổ chuyên môn có hiệu quả, việc triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn và thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học đúng quy định.
![]() |
Một tiết học của cô và trò trường Tiểu học Lệ Mỹ. |
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mai - Hiệu trưởng trường Tiểu học Lệ Mỹ nhấn mạnh: Năm học 2021 – 2022 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; đây cũng là năm học thứ 2 ngành Giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với cấp Tiểu học; thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Do đó, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học cụ thể, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kép với mục tiêu: vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19, vừa triển khai thực hiện kế hoạch dạy học đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.
Thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, nâng cao chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp; thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên về Chương trình GDPT 2018. Bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên; tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên dạy học lớp 1, lớp 2 và dự kiến giáo viên dạy học lớp 3 năm học 2022 - 2023.



Đáng chú ý
Sẽ tổ chức lễ dâng y tắm mưa tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam


VinFast đầu tư và hợp tác chiến lược về pin thể rắn với ProLogium

Trưng bày gần 50 tác phẩm hoa đạo tại triển lãm Ikebana Nhật Bản thành phố Hồ Chí Minh
Bài viết mới
Mô hình “Người mẹ thứ hai”: Mở rộng vòng tay đong đầy thương yêu dành cho các sinh viên Lào

Từ tháng 8, hộ nghèo được hỗ trợ 40 triệu đồng khi xây nhà mới

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.