Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc thăm hỏi bạn Mỹ cánh tả
Theo Báo TG&VN 14/03/2022 13:21 | Bốn phương kết nghĩa


![]() |
Đại sứ Đặng Hoàng Giang tặng quà bà Merle Ratner. |
Bà Merle Ratner và phu quân là ông Ngô Thanh Nhàn chúc mừng Đại sứ Đặng Hoàng Giang trở lại công tác tại Phái đoàn với trọng trách mới và bày tỏ trân trọng tình cảm của Đại sứ đối với các bạn Mỹ cánh tả, thân thiết lâu năm của Việt Nam tại New York.
Hai ông bà đã ôn lại những kỷ niệm từ thời tuổi trẻ tham gia phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, mối quan hệ hợp tác gắn bó với các thế hệ cán bộ ngoại giao Việt Nam từ những ngày đầu thành lập Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc và các hoạt động vận động, gắn kết các tổ chức, cá nhân người Việt yêu nước tại Hoa Kỳ, thúc đẩy giao lưu nhân dân giữa hai nước trong hơn 40 năm qua.
![]() |
Lãnh đạo Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc tới thăm gia đình bà Merle Ratner. |
Vui mừng khi gặp lại bà Merle Ratner và ông Ngô Thanh Nhàn, Đại sứ Đặng Hoàng Giang trân trọng cảm ơn những đóng góp không mệt mỏi của hai ông bà trong nhiều thập niên qua, góp phần tăng cường mối quan hệ thân thiết giữa nhân dân hai nước.
Đại sứ hoan nghênh các ý kiến xây dựng nhằm tăng cường hiệu quả công tác ngoại giao nhân dân của Việt Nam và khẳng định, Việt Nam luôn kiên trì theo đuổi, sáng tạo trong ứng dụng chủ nghĩa Marx-Lenin vào xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã cập nhật, giải đáp về tình hình một số vấn đề quốc tế nổi lên hiện nay thu hút sự quan tâm của dư luận sở tại và bạn bè cánh tả.
Đại sứ mong muốn hai ông bà trong thời gian tới tiếp tục thúc đẩy các hoạt động giao lưu, kết nối Việt Nam với các đại diện phong trào cánh tả Hoa Kỳ, đặc biệt là giới trẻ, da màu và gốc Việt nhằm tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước và trao đổi kết quả nghiên cứu thực tiễn về chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa xã hội.
Bà Merle Ratner (sinh năm 1956) là nhà hoạt động phong trào cánh tả hàng đầu tại Hoa Kỳ; tham gia phong trào chống chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam từ năm 13 tuổi; có nhiều đóng góp trong 40 năm qua cho việc phát triển mối quan hệ ngoại giao nhân dân giữa Hoa Kỳ và Việt Nam; đồng sáng lập và điều phối tổ chức Vận động cứu trợ và trách nhiệm đối với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAORRC). Bà Merle Ratner tích cực giúp đỡ, hợp tác với nhiều thế hệ cán bộ của Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc và cả từ trước đó là các Phái đoàn quan sát viên đại diện cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại Liên hợp quốc, New York từ năm 1975 đến nay. Ông Ngô Thanh Nhàn (sinh năm 1948) là tiến sỹ ngôn ngữ học tại Đại học New York; đã đóng góp trong việc mã hóa và chuẩn mã chữ quốc ngữ, chữ Nôm và chữ chăm trên máy tính; Phó Chủ tịch Hội bảo tồn di sản chữ Nôm tại Hoa Kỳ; tham gia phong trào chống chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trong thập niên 1960 và tham gia các hoạt động hướng về đất nước của người Việt tiến bộ tại Hoa Kỳ từ đó đến nay; là đồng điều phối viên trong tổ chức VAORRC. |


Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Việt Nam lọt danh sách điểm đến nên khám phá ngay tại châu Á

Bài viết mới
Năm 2023 - dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Pháp

Chuyên gia: Quan hệ Việt Nam - Singapore giúp gắn kết ASEAN

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.