Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
08:39 | 22/08/2024 GMT+7

Trùng tu di tích - kinh nghiệm từ nước Pháp

aa
Do đặc thù Paris là thủ đô của nước Pháp nên đa số các di sản ở thành phố này đều quan trọng và có lịch sử lâu đời, đòi hỏi việc duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
Thông điệp hòa bình từ những kỷ vật của một cựu binh Mỹ
Mở cửa miễn phí di tích Hải Vân Quan (Huế) từ ngày 1/8
Chú thích ảnh
Mặt tiền nhà thờ nhà thờ Sainte-Trinité được quây lại để trùng tu.

Trùng tu, tôn tạo di tích là những công việc tưởng không khó, nhưng kỳ thực lại khó không tưởng. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, vừa phải trân trọng lịch sử, vừa bảo tồn gìn giữ được nguyên gốc của di sản. Phóng viên TTXVN tại Pháp đã tìm hiểu kinh nghiệm của nước Pháp, nơi hàng năm có hơn 45.600 di tích cần được bảo tồn.

Nhà thờ thánh nữ Sainte-Trinité ở quận 9 (thủ đô Paris) đang được quây lại để trùng tu khu vực mặt tiền và các tháp chuông. Giàn giáo bao phủ từ dưới đất lên đến chóp nhà thờ, cao 67m. Tiến hành từ năm 2018 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2027, công trình trùng tu nhà thờ Sainte-Trinité hiện đang được coi là dự án bảo tồn di tích lớn nhất Paris hiện nay, với số vốn đầu tư lên đến 25 triệu euro.

Các hạng mục trùng tu bao gồm việc sửa chữa và gia cố các bức tường, kính màu, các bức tượng và tác phẩm điêu khắc bị hư hỏng; làm sạch toàn bộ mặt tiền và bề mặt ngoài của nhà thờ; bổ sung các chi tiết hoa văn trang trí bị bong tróc hoặc vỡ, hỏng; tạc mới tượng 4 nhà truyền giáo giống hệt phiên bản cũ để đặt ở bốn góc của tháp chuông, thay thế cho những bức tượng cũ đã bị xuống cấp nghiêm trọng; chống thấm mái sân thượng bằng tấm chì; trùng tu các bức họa tiết tráng men phía trên cửa ra vào chính và mặt đồng hồ cổ; phục hồi các tấm lá chắn kim loại trên tháp chuông nhà thờ...

Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Pháp, ông Jean Rochard, Tổng công trình sư dự án nhà thờ Sainte-Trinité, cho biết đây là gói trùng tu lớn nhất Paris hiện nay. Nhà thờ được xây dựng từ giữa thế kỷ 19 bằng loại đá giòn và dễ vỡ nay đã bị xuống cấp nặng nề theo thời gian. Một số lượng lớn những phiến đá này đã bị hư hỏng, cần phải tu bổ hoặc thay thế. Nhiều phiến đá có kích thước lớn, nặng đến tận 2-3 thậm chí 4 tấn, nên không dễ gì tìm được những phiến đá tương tự. Và nếu có tìm được thì việc vận chuyển và thay thế các phiến đá cũng rất vất vả, vì không gian sửa chữa hạn chế với giàn giáo nhỏ hẹp, khó vận chuyển nguyên vật liệu.

Chú thích ảnh
Sau khi được tu bổ và làm sạch, các bức tượng và tháp chuông nhà thờ Sainte-Trinité đã có diện mạo mới.

“Không chỉ dùng cần cẩu, trục nâng hoặc thang máy để đưa các phiến đá cồng kềnh lên cao, nhiều khi chúng tôi phải huy động sức người để có thể đặt các phiến đá, các pho tượng vào vị trí của chúng. Đây là một thách thức rất lớn đối với công việc tu bổ các di tích trong thành phố”, ông Jean Rochard tâm sự.

Ông cho biết thêm: “Ngay cả việc tìm kiếm vật liệu tương ứng với vật liệu cũ cũng là một điều không dễ dàng. Về gạch ngói, chúng tôi thường cố gắng giữ và sử dụng tối đa các viên cũ, chỉ thay khi cần thiết. Với những viên bị hỏng, vỡ buộc phải thay thì chúng tôi tìm những vật liệu cùng chủng loại. Nếu không tìm được loại giống như nguyên gốc, thì chúng tôi phải đặt làm bằng công nghệ nung truyền thống để có thể có vật liệu giống hệt, và chi phí cho hạng mục này thường rất đắt”.

Một trong những công việc nặng nề và đòi hỏi nhiều sự tỉ mẩn, đó là việc lau chùi làm sạch các bức tường, vốn đã trở nên xám xịt, cáu bẩn, sau hàng thế kỷ phải hứng chịu nắng, gió và đặc biệt là khói bụi ô nhiễm của thành phố. Theo ông Jean Rochard, với các công trình trùng tu di tích cổ bằng đá như ở nhà thờ Sainte-Trinité, công nhân sẽ dán một lớp keo "cataplasme". Khi lớp keo này khô lại, sẽ hút phần lớn những lớp bụi bẩn trên bề mặt tường đá của nhà thờ. Sau khi bóc tách, lớp keo này sẽ mang phần lớn những bụi bẩn đó đi.

Ở công đoạn tiếp theo, tường sẽ được tẩy sạch bằng công nghệ thủy lực để loại bỏ hết bụi bẩn còn lại mà không ảnh hưởng tới công trình, đồng thời cũng tránh gây ô nhiễm môi trường. Cuối cùng bức tường sau khi đã được tẩy sạch, sẽ được phun một loại dung dịch cát siêu mịn để bảo vệ và nhờ đó những bức tường đen đủi trước kia sẽ có được diện mạo sáng sủa như lúc ban đầu. Giá trị của di sản đòi hỏi từng người thợ phải làm việc cẩn thận, tỉ mẩn và kỹ lưỡng với một tinh thần trách nhiệm cao.

Chú thích ảnh
Nhà điêu khắc Sabine Cherki đang mải miết trùng tu một viên đá hoa văn đính ở đình vòm nhà thờ Saint-Eustache.

Nếu như công việc trùng tu nhà thờ Sainte-Trinité chủ yếu là tu bổ, tôn tạo mặt tiền và tường bên ngoài, thì tại nhà thờ Saint-Eustache ở quận 1 thủ đô Paris, việc trùng tu lại tập trung vào các bức tranh tường, các tác phẩm điêu khắc, họa tiết cột và mái vòm bên trong thánh đường, vốn đã trở nên xám xịt do bị ảnh hưởng của lớp bụi thời gian, khói nến và hương trầm. Theo Ban quản lý, công việc phục chế các tác phẩm nghệ thuật này được tiến hành từ năm 2019, nhưng đến nay cũng mới chỉ xong được một nửa các hạng mục. Công việc trùng tu đòi hỏi một sự cẩn thận và nghiêm túc nên không thể nóng vội.

Bà Ariel Bertrand, họa sĩ, chuyên gia về phục chế tranh tường, cho biết phần lớn các tác phẩm trong nhà thờ đều bị phủ một lớp bồ hóng và muội than, nhiều bức bị bong tróc do khí hậu thay đổi. Nhiệm vụ của các chuyên gia phục chế là phải khôi phục tối đa nguyên gốc của các bức tranh. Chỉ vào tác phẩm "Thánh Saint-André trên cây thập tự", bà giải thích: "Với bức tranh này, trước tiên chúng tôi phải dùng keo đính lại tất cả các vẩy bị bong tróc để phục hồi nguyên trạng của bức tranh. Sau đó chúng tôi phải làm sạch bức tranh, từng tí một bằng chổi lông để loại bỏ tất cả bụi bẩn và bồ hóng. Những chỗ bị phai hoặc bay màu, sẽ phải "trang điểm" lại theo đúng tông màu gốc, và cuối cùng là phủ một lớp sơn dầu trong để bảo vệ bức tranh".

Theo bà Ariel Bertrand, nói thì đơn giản như vậy, nhưng công việc trùng tu tranh cổ đòi hỏi sự tỉ mẩn và kiên nhẫn. Mỗi ngày có 6-7 họa sĩ làm công việc này. Tùy vào khuôn khổ và mức độ xuống cấp của từng bức tranh, họ thường mất khoảng nửa năm cho việc phục chế một tác phẩm tranh tường ở đây.

Mải miết với một viên đá hoa văn đính ở đỉnh vòm nhà thờ, nhà điêu khắc Sabine Cherki cũng cho biết thêm rằng với các tác phẩm điêu khắc cổ, bà phải tham khảo các mẫu tương tự trong nhà thờ để tôn tạo giống hệt nguyên tác. "Đây không phải là chỗ để người nghệ sĩ có thể thăng hoa hoặc sáng tạo", bà nhấn mạnh.

Chú thích ảnh
Vẻ đẹp nguyên bản của các bức tranh tường chái phía tây nhà thờ Saint Eustache đã được trả lại sau khi được trùng tu.

Để huy động nguồn vốn cho các hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích, bên cạnh phần đóng góp đáng kể của ngân sách địa phương, chính quyền Paris còn huy động sự tài trợ của các doanh nghiệp, hội đoàn, cùng sự đóng góp của người dân và khách du lịch. Theo ông Guillaume Lefevre, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý các công trình di tích văn hóa và lịch sử của thành phố Paris, trừ các công trình lớn như Nhà thờ Đức bà Paris thuộc sự quản lý của Nhà nước, thành phố Paris quản lý khoảng 100 nhà thờ, đền đài, miếu mạo lớn nhỏ.

Do đặc thù Paris là thủ đô của nước Pháp nên đa số các di sản ở thành phố này đều quan trọng và có lịch sử lâu đời, đòi hỏi việc duy tu bảo dưỡng thường xuyên. "Chúng tôi có đủ các loại công trình tu bổ, tôn tạo, từ lớn đến nhỏ, từ bảo dưỡng thường xuyên đến sửa chữa đại tu, từ vài ngàn euro đến vài chục triệu euro. Nguồn vốn huy động cho công việc này chủ yếu đến từ ngân sách của thành phố, tuy nhiên chính phủ cũng có đóng góp. Ví dụ như trong tổng số 25 triệu euros đầu tư cho công trình nhà thờ Sainte-Trinité, Bộ Văn hóa Pháp đóng góp 3,5 triệu”, ông Guillaume Lefevre chia sẻ.

Theo thống kê, nước Pháp có hơn 45.600 cơ sở di tích, di sản, trong đó phần lớn là các nhà thờ, thánh đường và lâu đài cổ. Quỹ dành cho việc trùng tu các di tích này chiếm hơn 4,4% ngân sách 2024 của Bộ Văn hóa, tương đương với 490 triệu euro, một khoản tiền vẫn còn khiêm tốn so với chi phí cần thiết để bảo trì các tượng đài, nhà thờ và các tác phẩm nghệ thuật, hiện đang được coi là của cải vô giá của đất nước này. Phải khẳng định việc duy tu bảo dưỡng các di sản văn hóa đòi hỏi một sự đầu tư lớn. Tốn, nhưng đó là việc mà Pháp hay bất kể quốc gia nào cũng cần phải làm để có thể gìn giữ di sản cho muôn đời sau.

https://baotintuc.vn/the-gioi/trung-tu-di-tich-kinh-nghiem-tu-nuoc-phap-20240822074710841.htm

Điện Biên: miễn phí tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và các điểm di tích trong ngày 30/4 - 1/5 Điện Biên: miễn phí tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và các điểm di tích trong ngày 30/4 - 1/5
Trong hai ngày (30/4 và 1/5), tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ miễn phí tham quan cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Tu sửa, bảo vệ để Cổng Ma-rốc trở thành một điểm di tích Tu sửa, bảo vệ để Cổng Ma-rốc trở thành một điểm di tích
Chiều 24/5, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Ma-rốc đã đến thăm, làm việc với UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) để bàn về phương án bảo tồn, tu sửa Cổng Ma-rốc trên địa bàn huyện.
Theo Báo Tin tức
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại

Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại

Hai đại nạn là chiến tranh và thiên tai đã và đang gieo nhiều tang tóc, đau thương cho loài người. Năm 2025, những nạn này sẽ ra sao và chúng ta cần làm gì để hóa giải? Giới chuyên môn thuộc các lĩnh vực khoa học duy vật, tôn giáo và khoa học huyền bí phương Đông có một số nhận định để tham khảo.
Nhật Bản muốn đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) thành di sản phi vật thể

Nhật Bản muốn đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) thành di sản phi vật thể

44/47 tỉnh ở Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) của nước này trở thành di sản phi vật thể.
Toàn cầu hóa biến Bollywood thành một nền công nghiệp có thế lực lớn trên thế giới

Toàn cầu hóa biến Bollywood thành một nền công nghiệp có thế lực lớn trên thế giới

Toàn cầu hóa đã mang lại lợi ích to lớn cho ngành công nghiệp Bollywood. Một trong những lợi ích quan trọng nhất là sự mở rộng thị trường quốc tế, điều này cho phép phim Bollywood tiếp cận với khán giả toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia có cộng đồng người Ấn Độ di cư lớn đông đảo như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Sự mở rộng này làm cho doanh thu tăng lên thông qua doanh số bán vé, quyền phát trực tuyến và các hợp đồng phân phối quốc tế...
Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại sau 5 năm phục dựng

Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại sau 5 năm phục dựng

Ngày 8/12, nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp) chính thức mở cửa sau vụ hỏa hoạn nghiêm trọng năm 2019. Hồi sinh từ đống đổ nát, công trình chứng minh sức mạnh của sự đoàn kết và khát vọng phục hồi một di sản văn hóa mang tầm quốc tế.

Đọc nhiều

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Đó là nguồn viện trợ được cam kết tại Hội nghị tăng cường hợp tác và vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) và các đối tác quốc tế do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/5 tại Hà Nội.
Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 16/5 tại Thái Bình, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình (Hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Lê Hữu Thuần, Phó Chủ tịch thường trực nhiệm kỳ 2020-2025 được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, thảo luận khả năng ngừng bắn; Israel phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Dải Gaza; Giáo hoàng Leo XIV nhận mình là “hậu duệ của người nhập cư” và kêu gọi việc tôn trọng phẩm giá của người di cư... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 17/5.
Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đại hội đã tín nhiệm bầu Đại sứ Lại Ngọc Đoàn, nguyên Cục trưởng Cục Cơ yếu (Bộ Ngoại giao) giữ chức Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, dự và phát biểu chỉ đạo.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
Lễ hội Hoa sim biên giới 2025: Sắc tím biên cương - Kết nối di sản

Lễ hội Hoa sim biên giới 2025: Sắc tím biên cương - Kết nối di sản

Lễ hội Hoa sim biên giới 2025 sẽ diễn ra trong hai ngày 17-18/5 tại xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), hứa hẹn mang đến cho du khách hành trình trải nghiệm độc đáo giữa sắc tím biên cương và không gian văn hóa đặc sắc vùng cao.
Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông

Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông

Ngày 15/5, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, Bộ Ngoại giao đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông.
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, để đảm bảo an toàn cho công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã đưa ra khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ.
Vì sao VinFast VF 7 là chiếc SUV mang lại nhiều cảm xúc nhất tầm giá dưới 1 tỷ?

Vì sao VinFast VF 7 là chiếc SUV mang lại nhiều cảm xúc nhất tầm giá dưới 1 tỷ?

Với những ai đã cầm lái VinFast VF 7, mẫu SUV điện của VinFast là sự kết hợp của những cung bậc cảm xúc tưởng như trái ngược, từ sự phấn khích tới tức ngực khi giẫm ga tới cảm giác an tâm khi cả gia đình ngồi trong khoang nội thất tiện nghi và được bảo vệ bởi những công nghệ an toàn hàng đầu.
Phiên bản di động