Trung Quốc: Tính phi pháp và sức mạnh của yêu sách trên Biển Đông (tiếp theo và hết)
3 cường quốc trong G7 gửi chung công hàm bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Ngày 17-9, trang tin Rappler cho biết Anh, Pháp, Đức đã gửi công hàm chung lên LHQ, phản bác các yêu sách phi lý về ... |
Nguy cơ xung đột vũ trang Mỹ - Trung trên Biển Đông Trao đổi với phóng viên Tiền Phong ngày 10/9, GS Carlyle Thayer (ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc), nhận định, cạnh tranh ... |
Mỹ: Trung Quốc sai lầm khi phóng tên lửa đạn đạo trên Biển Đông Trung Quốc đã nhầm khi cho rằng việc phóng tên lửa đạn đạo trên Biển Đông có thể đe dọa Mỹ, Đặc phái viên của ... |
Chiến thắng không cần động binh
Chiến thuật quấy phá của Trung Quốc nhằm ép các nước có yêu sách trong ASEAN đầu hàng từng phần đối với yêu sách của họ mà không cần phải đạt mức độ vũ lực có thể bùng phát khủng hoảng và lôi kéo Mỹ tham gia. Song hành cùng với sự ầm ĩ của giới báo chí vốn thuần phục, Trung Quốc chiếm đóng một cấu trúc hoặc bao vây một tầu hoặc một cấu trúc do nước khác chiếm, cho họ thấy sự lựa chọn leo thang căng thẳng không thể chấp nhận được, và thúc ép họ phải chùn lại và rút lui.
Bằng cách vây hãm bãi cạn Scarborough Trung Quốc đã đẩy được Philippines ra vào tháng 4/2012. Bằng cách tương tự, chậm nhưng không ngừng nghỉ, Trung Quốc đã đẩy được Philippines ra khỏi bãi Second Thomas.
Hải đăng trên đảo Đá Tây, quần đảo Trường Sa. Ảnh Thông Hải |
Hành động gần đây nhất của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là ví dụ điển hình cho cách hành xử này trong biên pháp đáng kể nhất cho thấy Trung Quốc sẵn sàng tiến xa hơn nữa khi họ đang hướng tới biện pháp sử dụng vũ lực đe dọa mạnh mẽ hơn. Ngày 2/5 Trung Quốc đưa giàn khoan HD - 981 hạ đặt tại lô dầu khí số 143 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 221 km ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi, miền Trung Việt Nam.
Hành động của Trung Quốc không những xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà ASEAN đã ký với Trung Quốc tháng 11/2002.
Trong quá khứ Trung Quốc đã không ngần ngại lên án các nước yêu sách trong ASEAN vi phạm DOC và nhân đó coi như một cái cớ để có hành động chống lại họ. Công ty dầu khí Trung Quốc CNOOC tuyên bố họ sẽ tiến hành khoan thăm dò đến tận 15/8, coi đây là sự bảo vệ an toàn đối với ảnh hưởng của nó trong trường họp hành động này trở lên quá khó không giải quyết được.
Trong quá khứ Trung Quốc cũng có những hoạt động tương tự là phản ứng đối với cố gắng của Việt Nam nhằm lôi kéo các tập đoàn dầu khí thăm dò và khoan trong vùng đặc quyền kinh tế. Ngày 7/3/1997, dàn khoan Kan Tan III được đưa vào lô dầu khí 113 của Việt Nam ở khu vực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi Việt Nam kêu gọi các nước ASEAN thì giàn khoan này được kéo ra vào cuối tháng 4. Sự kiện khác liên quan đến tàu nghiên cứu Nam Hải 215 và giàn khoan Kan Tan III cũng được ghi nhận trong tháng 11/2004.
Lần này, không có hành động nào của phía Việt Nam được coi là liên quan đến mức độ hành động của Trung Quốc. Mặc dù có tranh chấp nhưng quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ổn định tương đối khi Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ký thòa thuận 6 điểm với người đồng cấp Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh ngày 11/10/2011.
Theo thỏa thuận này, hai bên cam kết “trao đổi hữu nghị nhằm giải quyết thỏa đáng các vấn đề trên biển và biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và họp tác”. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc tháng 6/2013 và cùng với Tập Cận Bình đồng ý về “mối quan hệ thực dụng” trong khi thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Hà Nội tháng 10/2013 tiếp tục một loạt các cuộc viếng thăm cho thấy không hề có cảnh báo nào về hành động của Trung Quốc.
"Thử" phản ứng của Mỹ
Dầu mỏ không phải là nhân tố duy nhất. Nguyên nhân thứ hai là Trung Quốc muốn thử quyết tâm của Mỹ và bộc lộ điểm yếu trong cam kết của Mỹ đối với khu vực theo cách sẽ làm suy yếu chiến lược “xoay trục” của chính quyền Obama.
Trung Quốc có thể đã hành động theo sự ra hiệu của Putin trong việc sáp nhập Crimea vào tháng 3/2014, cho thấy ngoài việc áp đặt trừng phạt với Nga, ở đó mà Mỹ hay EU có thể làm được để đảo ngược tình hình. Chuyến thăm của tổng thống Obama tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Malaysia tháng 4/2014 dường như đã chọc tức Trung Quốc ra tay hành động đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng trước đó.
Ở Nhật Bản Obama khẳng định cam kết của Mỹ đối với Nhật Bản và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong khi đó ở Philippines tổng thống Mỹ ký Hiệp định Hợp tác Quốc phòng tăng cường cho phép luân phiên sự có mặt của quân đội Mỹ trong thời gian 10 năm.
Tàu hộ vệ Hàng Dương (phải) và tàu khu trục Vũ Hán trên Biển Đông ngày 18.6.2020 PLA |
Bằng cách đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đơn giản hy vọng sẽ chứng minh được sự vô tác dụng trong cam kết của Mỹ liên quan đến Biển Đông. Trung Quốc hy vọng Việt Nam và Philippines sẽ bị hăm dọa đủ để không chống lại Trung Quốc trên Biển Đông trong đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho một giải pháp theo cách của Trung Quốc.
Sự giận dữ của quốc tế đối với hành động này có thể buộc Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn để tránh tiếng tăm tồi tệ, và, như một số người Việt Nam mong, theo cách nói này là Trung Quốc sẽ không để quan hệ hai nước quá xấu đi. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể phải sử dụng các bước đi tương tự trong cố gắng iàm giảm sự chống đối trong khu vực đối với yêu sách cùa họ về lâu dài. Nếu như Mỹ không phản ứng chắc chắn với thách thức của Trung Quốc, vị thế của Mỹ ở khu vực này sẽ bị suy yếu đi và quyền lực của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương cũng bị coi thường, và sẽ báo trước một sự thay đổi lớn trong khu vực có lợi cho Trung Quốc./.
Trung Quốc: Tính phi pháp và sức mạnh của yêu sách trên Biển Đông (phần 3) Lợi dụng những biến động của tình hình quốc tế, Trung Quốc từng bước lấn dần các thực thể trên Biển Đông và ngày càng ... |
Trung Quốc: Tính phi pháp và sức mạnh của yêu sách trên Biển Đông (phần 2) Với những yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, Trung Quốc luôn đưa ra luận điểm về “quyền lịch sử”. Tuy nhiên, điều này khá ... |
Trung Quốc: Tính phi pháp và sức mạnh của yêu sách trên Biển Đông (phần 1) Thời Đại giới thiệu bài viết, của Giáo sư Đại học Quốc gia Úc Leszek Buszynski, được trình bày tại Hội thảo quốc tế: Hoàng ... |