Trung Quốc: Tính phi pháp và sức mạnh của yêu sách trên Biển Đông (phần 3)
Australia gửi công hàm lên LHQ, bác mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Australia gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc bác mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, tuyên bố những yêu sách này không phù ... |
Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông Tại Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại ... |
Quan điểm các nước quốc tế với Biển Đông
Theo các quan điểm hiện đại trên thế giới, Biển Đông chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc. Đó là một khu vực mơ hồ ở rất xa lục địa và thực sự không phải là một phần của đế chế (Trung Quốc). Các ghi nhận lịch sử của Trung Quốc có nói đến Hoàng Sa nhung không có sự liên quan rõ ràng nào đến quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc ít có liên hệ. Các tuyến đường giao thương của Trung Quốc đi men theo khu vực quần đảo Trưòng Sa; hai tuyến giao thương chính nối miền nam Trung Quốc với Đông Nam Á, tuyến phía Tây đi dọc theo bờ biển Việt Nam trong khi tuyến phía Đông nối Quảng Đông và miền Nam Trung Quốc với Luzon và Philippines.
Hai tuyến này được ghi nhận rõ ràng trong tài liệu của các nguồn Trung Quốc nhung không phải là đi ngang qua Trường Sa, vốn được biết đến là vô cùng nguy hiểm đối với hàng hải. Thực sự là có rất ít bằng chứng lịch sử về lợi ích của Trung Quốc đối với Trường Sa. Tuy nhiên người Trung Quốc bắt buộc phải xác định lợi ích biển của mình một cách rõ ràng hơn như kết quả của mối liên hệ với các đối thủ là các nước thực dân phương Tây.
Quy hoạch của Trung Quốc đối với đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm trái phép. Ảnh: Tianya |
Người Anh đầu tiên đã đến và khảo sát quàn đảo trong giai đoạn 1762-1802, và năm 1802 Bộ Hải quân Anh đã xuất bản bản đồ về Biển Đông với nhiều cấu trúc được đặt tên. Richard Spratly, thuyền trưởng tầu săn cá voi Cyrus đã đến vùng biển này năm 1843 và đặt tên cho quần đảo. Tiếp theo là người Pháp thâm nhập vào vùng Vịnh Bắc Bộ đưa đến kết quả là cuộc chiến với nhà Thanh giai đoạn 1884-1885, thúc giục Trung Quốc phải có mặt ở Hoàng Sa. Người Nhật đến năm 1908 và mối quan tâm của họ là trữ lượng phân chim trên quần đảo Pratas. Kết quả là, Pratas và Hoàng Sa lần đầu tiên xuất hiện trong các bản đồ do tỉnh Quảng Đông xuất bản. Biên giới biển đầu tiên của Trung Quốc trên Biển Đông lần đầu tiên được vẽ vì những sự kiện này.
Tháng 12/1914, ông Hồ Tấn Tiếp, người vẽ bản đồ đã gộp cả quần đảo Pratas và Hoàng Sa trong bản đồ biên giới của Trung Quốc mà trông có vẻ như đó là mức độ quan tâm của Trung Quốc vào thời đó. Tỉnh Quảng Đông đã thành lập một phái bộ do Shen P’eng-fei đứng đầu đã tới khu vực này và báo cáo rằng “quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ phía nam xa nhất của dân tộc ta. Tuy nhiên, người của chúng ta rất ít quan tâm đến nó”.
Chỉ sau này Trung Quốc mới thay đổi sự quan tâm của mình hướng về phía nam tới các đảo Trường Sa khi Pháp và Nhật tranh giành tại khu vực này. Hành động của Pháp là nhằm loại Nhật ra khỏi khu vực và ngày 26/3/1933 Pháp tuyên bố chiếm đóng 9 đảo và sáp nhập quần đảo Trường Sa.
Ngày 3/7/1938 Pháp tuyên bố chiếm đóng Hoàng Sa để ngăn chặn Nhật Bản, đang ngày càng trở nên quan tâm đến khu vực này, có yêu sách đối với quần đảo. Đường chữ Ư với 9 đoạn bao gồm cả quần đảo Trường Sa mà trong lịch sử Trung Quốc chưa hề đòi hỏi. Ngoại trưởng Chu Ân Lai của Trung Quốc đã thể hiện yêu sách này ngày 15/8/1951 khi ông ta tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông, bao gồm quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, quần đảo Pratas và Macclesfield.
Quấy nhiễu và sức mạnh
Trung Quốc luôn luôn nhất quán trong việc thực hiện yêu sách của mình qua năm tháng và luôn thể hiện khả năng tận dụng các cơ hội có được do sự rút lui của một số cường quốc đối thủ hoặc sự thay đổi trong cán cân quyền lực trong khu vực. Trung Quốc giành quyển kiểm soát phần đông của Hoàng Sa từ Nam Việt Nam tháng 1/1974 khi Mỹ rút ra khỏi khu vực này. Trung Quốc phản đối Việt Nam chiếm đóng các đảo ở quần đảo Trường Sa sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, và đã đụng độ với hải quân Việt Nam tháng 3/1988, khi Liên Xô rút ra khỏi khu vực.
Sau này, Trung Quốc đã chống lại Philippines và chiếm bãi Vành Khăn vào năm 1994 sau khi Mỹ rút khỏi Philippines. Hiện nay Trung Quốc tăng cường sức ép bằng việc sử-dụng chiến thuật quấy phá để bắt Việt Nam và Philippines phải công nhận “chủ quyền không tranh cãi” của Trung Quốc đối với Biển Đông, và ở chỗ nào mà được, là Trung Quốc đẩy họ ra khỏi khu vực đó.
Lễ chào cờ với sự tham dự của tất cả các lực lượng quân dân Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn |
Nếu các nước yêu sách ASEAN thừa nhận đòi hỏi của Trung Quốc theo cách này thì một giải pháp của khu vực cho tranh chấp sẽ là tuyên bố thừa nhận danh nghĩa “lịch sử” của Trung Quốc. Giải pháp này sẽ được đưa ra trước cộng đồng quốc tế như cơ sở pháp lý và sẽ là một ví dụ điển hình về tính hợp pháp sẽ được quyết định bởi sự đồng thuận khu vực theo kiểu Trung Quốc.
Kể từ năm 2009, Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán hơn đối với vấn đề này, và sẵn sàng sử dụng các biện pháp, không nghi ngờ gì, đó là kết quả của sự tự tin có được do những thành công về kinh tế và vị thế trên thế giới tăng lên. Người Trung Quốc bắt đầu xác định Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, như bài bình luận của Tân Hoa xã “bằng việc thêm Biển Đông vào lợi ích cốt lõi của mình, Trung Quốc đã cho thấy quyết tâm của mình nhằm giành lấy các nguồn tài nguyên biển và các vùng biển chiến lược”.
Ban lãnh đạo Trung Quốc đã viện dẫn chủ nghĩa dân tộc phổ biến cho các vấn đề này và các vấn đề lãnh thổ khác để tăng cường tính hợp pháp của đảng cầm quyền trong bối cảnh thay đổi kinh tế và xã hội. Một hỉnh ảnh đã được tạo ra có lợi cho số đông người Trung Quốc rằng Biển Đông đã luôn luôn là lãnh thổ Trung Quốc, giống như Đài Loan hay Tây Tạng, và rằng khu vực này trước đây có lúc bị mất và phải khôi phục lại.
Tháng 4/2012 đường chín đoạn đã xuất hiện trên hộ chiếu mới của Trung Quốc như một bộ phận trong bản đồ Trung Quốc đã củng cố niềm tin này trong những người Trung Quốc. Tháng 1/2013 Trung Quốc xuất bản bản đồ bao gồm Biển Đông và Đài Loan trong đường 10 đoạn với đại lục và làm cho công chúng Trung Quốc không thể phân biệt được. Đài Loan và Biển Đông được đặt trong cùng một loại. Các bản đồ phổ biến nhằm cung cấp cho giới truyền thông, kể cả những bản đồ in trong hộ chiếu không nhất thiết thể hiện một yêu sách pháp lý và có thể hoặc là không được công nhận hoặc bị bác bỏ bởi chính người Trung Quốc.
Tuy vậy, những biện pháp này là một phương cách thể hiện phẩm chất chủ nghĩa dân tộc của ban lãnh đạo trước người dân Trung Quốc trong nước buộc tội chính phủ đã quá mềm yếu trong việc đòi các yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông hay quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bằng việc đốt lên chủ nghĩa dân tộc theo cách này ban lãnh đạo Trung Quốc đang tạo ra nhiều căng thẳng qua chính sách của họ đối với vấn đề này và làm cho giải pháp thông qua đàm phán ngày càng không khả thi. Trong giới lãnh đặo ASEAN đôi khi người ta cho rằng mục đích của Trung Quốc là đàm phán, rằng người Trung Quốc thực dụng đang tăng cường vị trí mặc cả và cuối cùng sẽ dẫn tới một thỏa thuận có tính đến lợi ích của các nước ASEAN. Tuy nhiên, một khi được nhìn nhận như lãnh thổ Trung Quốc trong suy nghĩ của công chúng thì sự linh hoạt được yêu cầu trong đàm phán sẽ mất đi và ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ bị chủ nghĩa dân tộc thôi thúc, và chủ nghĩa dân tộc đó sẽ tạo ra tính hợp pháp để đạt được việc thực hiện các yêu sách của mình.
(Còn nữa)
Trung Quốc: Tính phi pháp và sức mạnh của yêu sách trên Biển Đông (phần 2) Với những yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, Trung Quốc luôn đưa ra luận điểm về “quyền lịch sử”. Tuy nhiên, điều này khá ... |
Trung Quốc: Tính phi pháp và sức mạnh của yêu sách trên Biển Đông (phần 1) Thời Đại giới thiệu bài viết, của Giáo sư Đại học Quốc gia Úc Leszek Buszynski, được trình bày tại Hội thảo quốc tế: Hoàng ... |