Trung Quốc tiếp tục bị kiện ra Tòa án Hình sự Quốc tế liên quan đến Biển Đông
Trung Quốc tiếp tục tập trận bắn đạn thật trên biển |
Nhà Trắng trừng phạt quan chức Tòa Hình sự Quốc tế |
Cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario cho hay, sẽ bổ sung các quan chức cấp cao liên quan việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông vào đơn kiện mới trình lên ICC. (Nguồn: AFP) |
Ngày 16/9, phát biểu trong một diễn đàn trực tuyến do ADR Stratbase Institute và Bower Group Asia tổ chức, cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario nói: "Tôi vui mừng thông báo, ông Tony Carpio đã đồng ý đóng vai trò là cố vấn cho chúng tôi trong (vụ kiện) ra ICC này".
Cựu Ngoại trưởng Philippines tin tưởng, sự uyên bác và giàu kinh nghiệm của ông Carpio trong vấn đề Biển Đông "đã nâng cao lòng tin của chúng tôi trong vụ việc và chắc chắn sẽ củng cố cơ hội của chúng tôi trước ICC".
Ông Rosario cho biết thêm, sẽ đệ trình đơn kiện mới lên ICC trong tuần này và bổ sung các quan chức cấp cao thuộc Tập đoàn Xây dựng Truyền thông Trung Quốc - đóng vai trò trong việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, cựu Ngoại trưởng Philippines khẳng định, ông tin rằng, ICC có “cơ sở vững chắc để tiến hành vụ kiện của chúng tôi... Mục đích cuối cùng của vụ kiện ra ICC của chúng tôi là buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức Trung Quốc khác phải chịu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù theo quy chế của ICC”.
Trước đó, vào tháng 3/2019, hai cựu quan chức Philippines đã đệ đơn kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức khác với cáo buộc liên quan đến Biển Đông. Cụ thể, trong đơn khiếu nại gửi cho công tố viên ICC Fatou Bensouda, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và cựu trưởng văn phòng chống tham nhũng Conchita Morales khẳng định việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông đã dẫn tới tình trạng "môi trường bị phá hủy với quy mô lớn nhất và gần như vĩnh viễn trong lịch sử nhân loại”, theo tờ The Straits Times ngày 22.3.
Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp 7 thực thể trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam thành các đảo nhân tạo rồi xây dựng các đường băng, cơ sở liên lạc và radar, và triển khai tên lửa, pháo và nhiều hệ thống vũ khí khác trên đó, theo The Straits Times. Để xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp, Trung Quốc đã nạo vét khối lượng cát khổng lồ và rạn san hô nhằm bồi thêm 1.300 ha cho các thực thể.
Trong đơn khiếu nại, ông Del Rosario và bà Morales còn lên án Trung Quốc kiểm soát các ngư trường ở Biển Đông. "Tình trạng này gây tổn hại nghiêm trọng tới an ninh năng lượng và thực phẩm của các nước ven biển ở Biển Đông, trong đó có Philippines”, hai cựu quan chức Philippines cảnh báo và đề nghị ICC mở cuộc điều tra sơ bộ về khiếu nại của họ.
Tuy nhiên, ICC đã bác đơn kiện vào tháng 12/2019 khi nói rằng, họ không có quyền tài phán theo lãnh thổ hoặc cá nhân liên quan vụ việc này.
Trung Quốc tiếp tục tập trận bắn đạn thật trên biển Từ hôm nay 7.9, Trung Quốc sẽ tổ chức hai cuộc tập trận dọc bờ biển phía đông bắc và phía đông của nước này ... |
Mỹ nói Trung Quốc sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông Báo cáo mới công bố của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông. |
Nhà Trắng trừng phạt quan chức Tòa Hình sự Quốc tế Quyết định này được tiến hành ba tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cho phép trừng phạt những cá nhân ... |