Trung Quốc tham vọng lập "NATO châu Á"?
Ủng hộ người biểu tình Hong Kong, Mỹ lại chọc giận Trung Quốc? |
Lãnh đạo Trung Quốc thăm Nga khi chiến tranh thương mại với Washington chưa hạ nhiệt |
Ông Trump tung đòn thuế 325 tỷ USD nếu Chủ tịch Tập Cận Bình không dự G20? |
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra đề xuất thành lập một "NATO châu Á". Ảnh: Yandex.ru |
Mới đây, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA), diễn ra tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan với sự tham gia của 27 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đã đưa ra một tuyên bố chung về thỏa thuận hạt nhân Iran, cũng như vấn đề thương mại toàn cầu, và nhiều vấn đề nóng trên thế giới.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Dushanbe nhấn mạnh tầm quan trọng của hoà bình, an ninh và phát triển bền vững dựa trên các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời cam kết thúc đẩy chủ nghĩa đa phương với Liên Hợp Quốc là trung tâm.
Đặc biệt trong Hội nghị lần này, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các nước tập trung vào việc hình thành một tổ chức an ninh mới ở châu Á, có tính đến các đặc điểm cụ thể của khu vực.
Ông Tập Cận Bình gửi tới Hội nghị thông điệp: “Chúng ta phải cùng nhau đối phó với những thách thức, chung tay tạo ra một môi trường an ninh và phát triển mới ở châu Á.”
Theo ông, nền tảng cho bất kì tổ chức nào là sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Đó là những nguyên tắc chính trị quốc tế, điều mà tất cả các quốc gia cần. Thay vì đối đầu, ông Tập Cận Bình đề xuất hướng đến lợi ích của các đối tác trong mối quan hệ tương tác phổ quát lẫn nhau.
Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đang muốn hợp nhất các nước châu Á thành một tổ chức quân sự duy nhất, theo dạng tương tự như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Được biết, vào năm 2001, một liên minh gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan đã được thành lập, lấy tên là Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Tuy nhiên, tổ chức này đã không thể chứng minh được giá trị của mình và không thể tạo ra được sự hợp tác bền vững trong khu vực.
Chính vì vậy, nhân sự kiện này, Bắc Kinh bày tỏ mong muốn xây dựng một tổ chức chính trị - quân sự mới, hiệu quả hơn ở khu vực châu Á, góp phần giúp các quốc gia trong khu vực có một nền tảng quân sự chung ổn định, vững mạnh. Từ đó có thể đối phó với những phức tạp của tình hình thế giới cũng như bảo vệ an ninh vững chắc và quyền lợi của mỗi nước thành viên.
Hội Nghị thượng đỉnh về xây dựng lòng tin châu Á. Ảnh: VTV.vn |
Tại Hội nghị, Lãnh đạo 27 nước và vùng lãnh thổ cũng kêu gọi quay lại thương mại công bằng dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Quốc tế. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ Afghanistan trong cuộc chiến chống sản xuất và vận chuyển ma túy cũng như thúc đẩy phương kế sinh nhai khác.
Đề cập tới những căng thẳng tiếp diễn ở Trung Đông, các nhà lãnh đạo cho rằng cuộc đối thoại Israel-Palestine cần được nối lại để đạt được giải pháp giữa 2 nhà nước.
Hội chợ từ thiện của Hội hữu nghị phụ nữ châu Á - TBD Dự án xây dựng hệ thống nước sạch tại một số trường học tỉnh Quảng Nam sẽ được "tiếp sức" bởi những tấm lòng hảo ... |
Hội hữu nghị Việt Nam – Lào đón nhận Huân chương Hữu nghị của Chính phủ Lào Trong chuyến thăm Lào theo lời mời của Hội hữu nghị Lào - Việt Nam từ ngày 30/5 – 5/6, Hội hữu nghị Việt Nam ... |
Samsung là ông lớn tiếp theo cắt giảm sản xuất tại Trung Quốc Samsung đã lên kế hoạch đóng cửa nhà máy cuối cùng tại Trung Quốc. Tổ hợp nhà máy Samsung ở Huệ Châu, phía bắc đồng bằng sông Châu ... |