Trung Quốc tập trận phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Theo đó, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 3.3 phát hình ảnh các binh sĩ thuộc hải, lục, không quân và lính thủy đánh bộ Trung Quốc tham gia cuộc tập trận xung quanh đảo Tri Tôn “nhằm khai thác các chiến thuật và biện pháp của cuộc chiến tranh hỗn hợp”. CCTV chỉ nói cuộc diễn tập diễn ra trong những ngày gần đây.
Đoạn phim của CCTV cho thấy một số tàu đổ bộ đệm khí Type 726 (biệt danh Ngựa hoang, do Trung Quốc tự sản xuất) đang rời tàu đổ bộ Type 071 và lao lên bãi biển, mỗi tàu có một xe tăng chiến đấu chủ lực Type 96A cùng nhiều binh sĩ hải đoàn.
Đoạn phim cũng cho thấy một tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052D, một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 054A và một tàu hỗ trợ canh gác ngoài khơi, trong khi một máy bay chiến đấu Su-30MKK và một máy bay ném bom H-6K yểm trợ trên không.
Một cuộc tập trận đổ bộ tấn công của Trung Quốc. Ảnh: AFP / XINHUA |
Theo kịch bản của cuộc tập trận tấn công, binh sĩ hải quân Trung Quốc đổ bộ từ tàu và trực thăng, sau đó sẽ đối mặt hỏa lực mạnh từ đối phương trước khi đội xe tăng của lục quân tiến lên và phá hủy các boong-ke của đối phương.
Phi đội hải quân cũng thực hành các mục tiêu huấn luyện bao gồm hoạt động phòng không, chống tên lửa, cất cánh và hạ cánh trực thăng vào ban đêm, theo bản tin của CCTV và tuyên bố của quân đội Trung Quốc.
Đoạn phim không nêu rõ thời gian diễn ra cuộc tập trận, song cho thấy rằng nó được tiến hành trong những ngày gần đây.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ tăng cường các hoạt động do thám tại Biển Đông và Đài Loan dự kiến sẽ bắn thử nhiều tên lửa trong tháng này, kèm thêm một số cuộc tập trận quân sự khác nhằm tăng cường năng lực quốc phòng.
Ở một diễn biến khác, tổ chức theo dõi tình hình Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) hôm 2.3 viết rằng máy bay do thám của Mỹ có tới 75 chuyến hoạt động ở Biển Đông trong tháng 2, tăng đáng kể so với nhiều tháng trước.
Tàu thăm dò USNS Impeccable của Mỹ ngày 26-2 đã di chuyển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Việt Nam nhiều lần lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên tại Trường Sa và Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị.
Khám phá vẻ đẹp của quần đảo Trường Sa Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, gồm một dãy hơn 100 đảo, bãi ngầm, bãi đá san hô, bao bọc cả một vùng biển rộng lớn. |
Trung Quốc công bố hình ảnh diễn tập quân sự ở Biển Đông Ngày 21/1, quân đội Trung Quốc đã công bố một số hình ảnh khoe tàu chiến diễn tập ở Biển Đông hôm 14.1, sau khi đã tiến hành 4 cuộc tập trận cùng lúc ở vùng biển chiến lược này. |
Hoàng Sa, Trường Sa từ bao đời đã là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam Thuyền trưởng Hồ Đình Thủy quả quyết: 'Ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa từ đời tiên tổ đã là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam...' |