Trung Quốc tăng cường lực lượng hải cảnh, Mỹ điều tàu duyên vũ trang đến Biển Đông
Tuấn Quỳnh (TH ) 04/09/2021 21:19 | Nhịp sống biển đảo
Trang web của Hạm đội 7 - Hải quân Mỹ thông báo tàu tuần duyên nước này Munro (WMSL 755) vừa đến vịnh Subic (Philippines) vào ngày 31.8. Đây là tàu vũ trang có độ choán nước khoảng 4.500 tấn, được trang bị pháo 57mm với hệ thống hỗ trợ khai hỏa, hệ thống pháo phòng không cận chiến Phalanx, có thể mang theo trực thăng chiến đấu và trực thăng không người lái.
Thời gian qua, Trung Quốc không ngừng điều động tàu CCG tăng cường hoạt động ở các vùng biển, trong đó có Biển Đông. Không những vậy, đầu năm nay, Trung Quốc cũng đã thông qua luật hải cảnh mới cho phép CCG được quyền tấn công nhằm vào các tàu nước ngoài hoạt động ở vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Việc thông qua luật hải cảnh mới được cho là nhằm phục vụ mưu đồ của Trung Quốc trong việc kiểm soát Biển Đông. Lâu nay, Bắc Kinh thường xuyên sử dụng tàu vũ trang của CCG để đe dọa các nước khác trong khu vực, nhưng núp bóng dưới hình thức là tàu chấp pháp.
![]() |
Tàu tuần duyên Munro và tàu khu trục USS Kidd vượt eo biển Đài Loan ngày 27.8 ẢNH: HẠM ĐỘI 7 |
"Nếu những gì chúng tôi đọc là chính xác, đây là điều rất đáng lo ngại", phó đô đốc McAllister của Tuần duyên Mỹ trả lời phóng viên khi được hỏi về Luật an toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc.
Luật này (có hiệu lực từ ngày 1-9) yêu cầu tàu nước ngoài báo cáo một loạt thông tin nếu "đi vào vùng lãnh hải Trung Quốc".
Ngoài các tàu dân sự, quy định cũng áp đặt với "các tàu nước ngoài bị xác định đe dọa an toàn giao thông hàng hải Trung Quốc".
Theo các chuyên gia, sự mập mờ về câu chữ này cho phép Bắc Kinh diễn giải mọi trường hợp có lợi cho họ và không loại trừ các quy định này áp đặt lên cả các tàu quân sự, cụ thể là tàu chiến Mỹ.
"Việc yêu cầu các tàu thực hiện quyền qua lại vô hại phải báo cáo thông tin (như Trung Quốc đưa ra) là đi ngược lại các thỏa thuận và nguyên tắc quốc tế", vị chỉ huy Tuần duyên Mỹ tại Tây Thái Bình Dương (PACAREA) nhấn mạnh trong cuộc họp báo qua điện thoại sáng 3-9.
"Những quy định này sẽ là nền tảng cho sự bất ổn và các cuộc xung đột tiềm tàng trên Biển Đông nếu Trung Quốc thực thi chúng", ông McAllister nêu quan ngại.
Theo phó đô đốc Mỹ, Biển Đông được ví như "siêu xa lộ hàng hải" với các hoạt động giao thương hàng hóa tấp nập. Do đó, hợp tác giữa các lực lượng tuần duyên trong khu vực là rất quan trọng để xây dựng sự quản trị hàng hải tốt.
Tuy nhiên, theo ông McAllister, các đối tác hàng hải của Mỹ ven Biển Đông đang ngày càng lo ngại về các hành động "hung hăng của Trung Quốc", và sợ rằng "không có đủ năng lực để đối phó với các hành vi đó".
"Chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác trong khu vực", ông McAllister cam kết.
Hôm 31-8, các tàu của Tuần duyên Mỹ và Philippines đã tiến hành diễn tập gần bãi cạn Scarborough mà Manila tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế Bắc Kinh kiểm soát từ năm 2012.
Động thái diễn ra ngay trong thời điểm có thông tin Trung Quốc đã đưa tàu khảo sát tiến vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) do Manila tuyên bố.
Theo phó đô đốc McAllister, tàu tuần duyên hạng nặng Munro (WMSL 755) đã diễn tập với Philippines các hoạt động cứu hộ cứu nạn, kỹ thuật ngư nghiệp và tăng cường năng lực cảnh giác hàng hải.
"Chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác trong khu vực", ông McAllister cam kết.
Hôm 31-8, các tàu của Tuần duyên Mỹ và Philippines đã tiến hành diễn tập gần bãi cạn Scarborough mà Manila tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế Bắc Kinh kiểm soát từ năm 2012.
Động thái diễn ra ngay trong thời điểm có thông tin Trung Quốc đã đưa tàu khảo sát tiến vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) do Manila tuyên bố.
Theo phó đô đốc McAllister, tàu tuần duyên hạng nặng Munro (WMSL 755) đã diễn tập với Philippines các hoạt động cứu hộ cứu nạn, kỹ thuật ngư nghiệp và tăng cường năng lực cảnh giác hàng hải.
Trong cuộc họp báo sáng 3-9, phó đô đốc McAllister tuyên bố các cam kết của Mỹ tại khu vực này "đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết", khẳng định Washington đã có vai trò quan trọng tại đây trong hơn 150 năm qua.



Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính thể hiện mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Singapore

Bài viết mới
Quảng Bình: Hàng nghìn người tham gia lễ hội Cầu ngư và phát động ra quân đánh bắt hải sản

Cảnh sát biển cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.