Trung Quốc liên tục “dồn ép” Philippines trên Biển Đông
Thị trưởng Philippines bị bắn chết giữa phố |
Nghị sĩ Philippines cảnh báo Trung Quốc triển khai quân nhân qua sòng bạc |
Định bỏ qua Phán quyết Biển Đông, Tổng thống Philippines bị chỉ trích |
Ảnh vệ tinh chụp một hòn đảo bị Trung Quốc quân sự hóa trái phép trên Biển Đông. Ảnh: Reuters |
Theo CNN, địa điểm nơi diễn ra sự việc là gần khu vực các đảo nhân tạo do Trung Quốc kiểm soát trái phép trên Biển Đông.
“Gần đây, Bắc Kinh cũng đã bắn pháo sáng cảnh cáo máy bay Philippines đang tuần tra trên biển. Từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019, đã có tất cả sáu phát cảnh cáo vào các tàu tuần tra trên biển của Philippines,” Thiếu tướng Reuben Basiao, phó chánh văn phòng tình báo của Các lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) nói với các nhà lập pháp nước này trong một cuộc họp giao ban ở Hạ viện hôm 5/11.
Bên cạnh việc bắn pháo sáng cảnh cáo, ông Basiao cho biết Trung Quốc cũng đã triển khai 17 tàu nghiên cứu ở vùng biển Philippines từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay.
Ông nhấn mạnh các tàu này đang cố gắng cản trở hoạt động của phía Philippines - bao gồm cả những nhiệm vụ tuần tra, luân chuyển và tiếp tế lượng tại Biển Tây Philippines (cách Philippines gọi phần biển phía đông Biển Đông).
Theo ông Basiao, Trung Quốc là nước hung hăng nhất trong số các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Thiếu tướng Reuben Basiao. Nguồn: RMN |
Vào tháng 5, một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã chặn ba tàu Philippines ở Bãi Cỏ Mây (bãi Ayungin) khi 3 tàu này đang trên đường thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho tàu BRP Sierra Madre, một tàu chiến cũ nát mắc cạn ở bãi Cỏ Mây được nước này sử dụng như một tiền đồn để thể hiện sự hiện diện ở khu vực này, theo báo cáo từ Bộ Quốc phòng. Trên tàu Sierra Madre có một đơn vị thủy quân lục chiến thường xuyên đồn trú và phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiếp tế từ đất liền.
Phil Star ngày 1/6 dẫn thông tin của Nghị sĩ Gary Alejano, đại diện của đảng Magdalo, cho biết: "Khi tàu Philippines thả xuồng cao su chuyển đồ tiếp tế cho tàu Sierra Madre, một trực thăng của hải quân Trung Quốc đã bay lơ lửng ở khoảng cách gần và nguy hiểm. Chiếc trực thăng bay gần đến mức nước biển tràn cả vào xuồng".
Ít nhất 9 tàu chiến Trung Quốc đã đi thuyền trong vùng biển Philippines kể từ tháng 2, với một số tàu này không thông báo cho chính quyền địa phương hoặc thậm chí cố tình tắt hệ thống dẫn đường để tránh bị phát hiện. Manila đã nhiều lần lên tiếng phản đối sự hiện diện của những tàu này.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông dựa trên đường 9 đoạn không có cơ sở pháp lý, vốn đã bị toà án quốc tế bác bỏ vào năm 2016. Quân đội nước này cũng đã tích cực quân sự hóa và bồi đắp trái phép các rạn san hô và đảo ở khu vực, triển khai tàu chiến và dân quân để củng cố yêu sách lãnh thổ ngang ngược trên vùng biển này.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (giữa) bắt tay Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (trái) và người đồng cấp Thái Lan Prayut Chan-ocha tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 35 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters |
Các quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc trong tuần này đã tái khẳng định tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 22 (trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Hội nghị liên quan) ở Thái Lan về tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải trên và vượt biển Đông.
Các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc hy vọng sẽ có một bộ quy tắc ứng xử phong trào ở Biển Đông trong 3 năm hoặc thậm chí sớm hơn.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố nước này sẵn sàng hợp tác với ASEAN, dưới sự đồng thuận đã đạt được, nhằm duy trì hòa bình và ổn định lâu dài tại Biển Đông theo tiến trình được thiết lập trong 3 năm.
'Đường 9 đoạn' phi lý
Trong thời gian diễn ra cuộc họp, Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố báo cáo có tên gọi “Một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở: Thúc đẩy một tầm nhìn chung”. Trong đó, Mỹ khẳng định tiếp tục hợp tác với các đối tác trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương để đảm bảo tự do hàng hải và các hoạt động sử dụng biển một cách hợp pháp, qua đó tất cả các nước đều có thể tiếp cận và hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên biển.
Trong vấn đề Biển Đông, báo cáo của bộ Ngoại giao Mỹ chỉ ra yêu sách chủ quyền trên biển của Trung Quốc được thể hiện qua đường 9 đoạn là không có cơ sở, bất hợp pháp và phi lý. Các yêu sách không có cơ sở pháp lý, lịch sử và địa lý này đã gây ra những tổn thất cho các nước khác. Thông qua những hành động gây hấn lặp đi lặp lại, Bắc Kinh đã ngăn cản các nước thành viên ASEAN tiếp cận các nguồn dự trữ năng lượng trị giá 2,5 nghìn tỷ USD đồng thời khiến gia tăng bất ổn và nguy cơ xung đột./.