Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm
Sản lượng giảm, nhu cầu tăng cao đẩy giá cà phê trong nước lập đỉnh trong 15 năm
Nhu cầu cà phê Robusta trên thị trường nội địa lẫn thế giới đều tăng cao, nhưng nguồn cung hạn chế đẩy giá cà phê Robusta trong nước tăng trên 60.000 đồng/kg. Đây là mức giá trong “mơ” của người nông dân trồng cà phê.
|
Trung Quốc tăng mua góp phần đẩy giá tiêu trong nước tăng mạnh
Vụ tiêu của Việt Nam kết thúc từ tháng 5, trong khi Trung Quốc tăng mua, nên từ đầu tháng 5 giá tiêu đã tăng lên mức 73.000 – 75.500 đồng/kg. Song, mức giá này vẫn chưa đủ hấp dẫn để người nông dân tái canh trong bối cảnh cây tiêu phải cạnh tranh với các cây khác về lợi nhuận.
|
Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, cuối tháng 6/2023, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa giảm từ 2.500-3.500 đồng/kg so với cuối tháng 5/2023. Tính tới ngày 10/7, giá tiêu giảm khoảng 10% so với mức đỉnh hồi tháng 5 xuống 67.500 đồng/kg.
Hoa Kỳ vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất
Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 6/2023 Việt Nam xuất khẩu 21.209 tấn hạt tiêu các loại, mang về 77,1 triệu USD, so với tháng trước giảm 26,3% về lượng và giảm 14,5% về kim ngạch.
Tính đến hết tháng 6/2023, Việt Nam xuất khẩu được 152.986 tấn hạt tiêu các loại, đạt kim ngạch 485,9 triệu USD (trong đó, tiêu đen đạt 138.377 tấn, trị giá 417,9 triệu USD; tiêu trắng đạt 14.609 tấn, trị giá 68,0 triệu USD). So với cùng kỳ năm trước tăng 21,8% về lượng, giảm 14,6% về kim ngạch. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 6 tháng đầu năm 2023 đạt 3.484 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.011 USD/tấn, giảm lần lượt 879 USD đối với tiêu đen và 1.070 USD đối với tiêu trắng.
Tháng 6/2023, Hoa Kỳ vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất đạt 4.801 tấn, nhưng so với tháng 5 giảm 11,2%. Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Trung Quốc cũng giảm mạnh 59%, đạt 4.200 tấn.
Tuy nhiên, luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam đạt 50.369 tấn, chiếm 32,9% thị phần, so cùng kỳ tăng 798,0%.
Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai với lượng tiêu xuất khẩu đạt 25.894 tấn, chiếm 16,9% thị phần, so cùng kỳ giảm 14,0%.
Tại EU, xuất khẩu tiêu giảm 10%, đạt 26.963 tấn trong đó hầu hết các thị trường truyền thống đều giảm, như: Đức giảm 30,4%; Hà Lan giảm 22,3%; Ireland giảm 66,1%...
Hiện nay giá tiêu trong nước và xuất khẩu đều giảm, về mặt tâm lý người trồng tiêu, doanh nghiệp xuất khẩu và nhà nước luôn muốn giá tăng lên để hỗ trợ chi phí và tăng thu nhập cho nông dân cũng như doanh nghiệp, và giá tiêu khi nào tăng trở lại sẽ không theo ý chí mà phụ thuộc vào cung - cầu của thị trường.
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPSA cho biết, trong quý 2/2023, giao dịch hạt tiêu trong nước sôi động vì vừa kết thúc vụ thu hoạch, còn hiện tại thị trường đang trong giai đoạn giằng co giữa bên bán và bên mua, vì vậy, giá tiêu trên thị trường có thể sẽ không giảm tiếp.
“Bây giờ người nông dân không còn bán ra ồ ạt khi thu hoạch như những năm trước đây mà quan sát thị trường và suy nghĩ rất thấu đáo trước khi bán, vì vậy, quyền đàm phán giữa bên mua và bên bán cũng rất cân sức, đây là điều đáng mừng cho bà con”, bà Liên nói.
Nhận định về thị trường hạt tiêu trong thời gian tới, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, thị trường hạt tiêu toàn cầu chịu sức ép khi sản lượng của Việt Nam dự báo tăng, trong khi giới đầu cơ có xu hướng chuyển sang cà phê và sức mua từ các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ và Trung Quốc giảm.
Còn theo VPSA, sau khi Việt Nam đã kết thúc vụ thu hoạch đến quý 3 và quý 4/2023, khách hàng sẽ tìm đến các nước như Brazil và Indonesia để mua vì đây là thời điểm thu hoạch tiêu của hai nước này.
Việt Nam chỉ là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 cho Trung Quốc sau Indonesia
Trích số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, Cục XNK cho biết, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu đạt trên 3 nghìn tấn, trị giá 13,14 triệu USD, giảm 22,6% về lượng và giảm 29,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong thời gian này, Trung Quốc giảm nhập khẩu hạt tiêu từ hầu hết các nguồn cung lớn, ngoại trừ Việt Nam.
Nhập khẩu tiêu của Trung Quốc từ Indonesia đạt 1,6 nghìn tấn, trị giá 6,65 triệu USD, giảm 12,6% về lượng và giảm 27,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù giảm nhưng thị phần hạt tiêu của Indonesia trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 46,6% trong 5 tháng đầu năm 2022 lên 52,64% trong 5 tháng đầu năm 2023.
Mặc dù, Trung Quốc tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 3,1% về lượng, đạt 1,2 nghìn tấn, nhưng tính theo trị giá thì giảm 17,6%, xuống xấp xỉ 4,31 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2023. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 29,54% trong 5 tháng đầu năm 2022 lên 39,39% trong 5 tháng đầu năm 2023 nhưng chỉ là nguồn cung lớn thứ 2 sau Indonesia. Và dù lượng tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc phục hồi mạnh so với cùng kỳ, nhưng giá tiêu xuất khẩu trung bình vẫn thấp hơn khoảng 18% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 3.584 USD/tấn.
“Do thu mua liên tục từ đầu năm đến nay (đạt hơn 50 ngàn tấn) cho thấy có thể nguồn hàng dự trữ đã được Trung Quốc mua gần đủ nên họ chưa cần thiết mua thêm nhiều. Bên cạnh đó, việc EU đưa ra quyết định không nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng cũng tác động tiêu cực lên giá hạt tiêu”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu nêu nhận định.
Kim ngạch xuất khẩu cao su giảm sút, "gỡ" bằng cách nào?
Năm 2022, sản phẩm cao su được xem là điểm sáng khi kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4,2 tỷ USD tăng 14,0% so với năm 2021. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, mặt hàng xuất khẩu này đang bị chững lại, giảm sút.
|
Xuất nhập khẩu sụt giảm mạnh, "hụt hơi" gần 37,5 tỷ USD
Dù xuất xuất nhập trong kỳ 2 của tháng 4 đã có những cải thiện, song kết quả cập nhật của 4 tháng đầu năm vẫn cho thấy sự sụt giảm mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam...
|