Triển lãm 70 tác phẩm búp bê Nhật Bản tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tại ĐBSCL Đó là chia sẻ của ông Yasunaga Kojiro, Tổng chưởng lý Hiệp Hội hữu nghị Việt - Nhật tại buổi làm việc với lãnh đạo Sở Kế hoạch và Ðầu tư TP Cần Thơ chiều 23/5. |
Cần Thơ mong muốn nhà đầu tư Nhật Bản tham gia các dự án quan trọng Chiều 23/5, Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ đã có buổi tiếp ông Yasunaga Kojiro, Tổng chưởng lý Hiệp Hội hữu nghị Việt - Nhật và đoàn công tác đến làm việc tại TP Cần Thơ nhằm tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư với các đối tác, doanh nghiệp Nhật Bản. |
Theo Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (Japan Foundation Vietnam - JFV), ngay từ thời cổ đại, búp bê đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Nhật Bản. Búp bê Nhật Bản phản ánh tập tục văn hóa, nguyện vọng, quan niệm tín ngưỡng đã truyền thừa qua nhiều thế kỷ của người dân nơi đây.
Người dân Đà Nẵng và du khách sẽ được thưởng lãm các tác phẩm búp bê Nhật Bản tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng từ ngày 30/5 đến 20/6 (Ảnh minh họa) |
Búp bê Nhật Bản được chia thành nhiều dòng khác nhau tùy theo trình độ tay nghề và chất liệu, cũng như chủ đề và hình dáng. Với người Nhật, búp bê không chỉ đơn thuần là một vật trang trí mà còn là một người bạn tâm tình, giúp bộc lộ cảm xúc của chủ nhân. Vì vậy, đa phần búp bê truyền thống Nhật Bản mang rất nhiều các sắc thái biểu cảm và cử chỉ, thể hiện sự tài tình của những nghệ nhân làm búp bê.
Triển lãm “Búp bê Nhật Bản” giới thiệu gần 70 tác phẩm búp bê cả truyền thống lẫn hiện đại được chế tác trực tiếp tại Nhật Bản, và được trưng bày thành 2 khu vực: Búp bê hình người và Búp bê gỗ Kokeshi.
Ở khu vực búp bê hình người của triển lãm, khán giả sẽ được chiêm ngưỡng 32 mẫu búp bê mô phỏng đa dạng các nhân vật từ trẻ em đến người lớn, với bối cảnh từ cuộc sống thường ngày đến kịch nghệ. Tất cả các mẫu búp bê đều được chế tác tinh xảo dưới đôi bàn tay tài hoa của nhiều nghệ nhân trong suốt nhiều năm ròng, mỗi nghệ nhân sẽ đảm nhiệm một công đoạn riêng biệt trong quy trình. Vì lẽ đó, các mẫu búp bê này đều có giá trị nghệ thuật cao và thường được đem biếu tặng vào các dịp đặc biệt.
Ở khu vực búp bê gỗ, khán giả sẽ được chiêm ngưỡng các mẫu búp bê gỗ Kokeshi độc đáo do Bảo tàng Kokeshi Tsugaru cung cấp. Kokeshi ra đời tại vùng Tohoku (Đông Bắc) Nhật Bản vào thế kỷ 19 và thường được bán làm quà lưu niệm cho trẻ em ở các thị trấn suối nước nóng trong vùng. Mỗi thị trấn lại chế tác một dòng Kokeshi của riêng mình, với các hoa văn và kỹ thuật rất riêng. 12 dòng Kokeshi sẽ được trưng bày trong sự đối sánh chi tiết, với nhiều kích cỡ, đi kèm với đó là các mẫu Kokeshi hiện đại, trong đó có 5 mẫu lấy cảm hứng từ văn hóa Việt Nam.
Đến với buổi khai mạc của triển lãm “Búp bê Nhật Bản”, khách tham quan còn được mặc thử trang phục truyền thống Yukata, thực hành gấp giấy Nhật Bản Origami và có cơ hội nhận về những mẫu búp bê giấy vô cùng xinh xắn.
Điều dưỡng viên Việt Nam tại Nhật Bản: “Tôi truyền lại kỹ năng nghề cho bạn trẻ ở quê nhà” Chị Phạm Thị Hoa (31 tuổi, quê ở Thái Bình) đến Nhật Bản làm việc với mong muốn học kỹ năng điều dưỡng của Nhật Bản để áp dụng tại quê nhà. Tháng 3 vừa qua, chị đã thi đỗ chứng chỉ quốc gia về điều dưỡng của Nhật Bản. Chị đang làm việc tại Viện dưỡng lão đặc biệt Well Care Haruka, thành phố Yamatokoriyama, tỉnh Nara. |
Nhật Bản trong những bức ảnh tự sự của nhiếp ảnh gia Hải Thanh Ngày 19/5, triển lãm "Những mẩu chuyện nhỏ ở Nhật Bản" của nhiếp ảnh gia Hải Thanh được ra mắt tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Những bức ảnh là những góc nhìn về lối sống, con người, khung cảnh đời thường từ trải nghiệm cá nhân của tác giả khi sống và làm việc tại Nhật Bản. |