TPHCM áp dụng 3 phương thức đón người lao động các tỉnh thành trở lại từ 1/10
Khánh An 01/10/2021 15:05 | Cần biết


Ông Lê Hòa Bình - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - vừa ký văn bản khẩn gửi các sở, ngành, các quận, huyện và đơn vị liên quan về việc phối hợp vận chuyển người lao động từ các tỉnh thành về thành phố trong tình hình mới.
Đối với việc vận chuyển người lao động bằng đường bộ, TPHCM sẽ thực hiện theo 3 phương thức.
![]() |
Người lao động ở các tỉnh, thành khác muốn trở lại TP HCM để làm việc và sinh sống cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định về dịch tễ, thủ tục. |
Phương thức một: Đơn vị sử dụng lao động tự tổ chức. Những đơn vị có nhu cầu gửi phương án vận chuyển đến cơ quan đầu mối là UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức, Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, ban quản lý dự án, tổng công ty. Đơn vị đầu mối sẽ tổng hợp gửi Sở GTVT TPHCM để xem xét, tổ chức triển khai.
Phương án vận chuyển đối với phương thức này là ô tô trên 10 chỗ có đăng ký kinh doanh. Sở GTVT sẽ cấp giấy nhận diện có mã QR cho phương tiện, thông báo đến các tỉnh thành phố về kế hoạch vận chuyển.
Chi phí vận chuyển đối với phương thức này sẽ do đơn vị sử dụng lao động tự chi trả hoặc thỏa thuận với người lao động.
Phương thức 2: Ban Quản lý khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý khu công nghệ cao làm đầu mối tổng hợp nhu cầu của các đơn vị đang hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao và phối hợp với đơn vị vận chuyển lên kế hoạch.
Chi phí vận chuyển đối với phương thức này sẽ do đơn vị sử dụng lao động chi trả hoặc thỏa thuận với người lao động.
Phương thức 3: Tổ chức tuyến vận tải hành khách cố định xuất phát từ bến xe khách liên tỉnh của các tỉnh, thành phố đến Bến xe Miền Đông và Bến xe Miền Tây, tần suất tối đa đối với phương thức này là 4 chuyến/ngày/tuyến.
Chi phí vận chuyển đối với phương thức này được tính theo giá vé doanh nghiệp kê khai, niêm yết phù hợp quy định.
Ngoài ra, những người được vận chuyển về TPHCM là người lao động từ các địa phương khác có nhu cầu về lại thành phố để trở lại làm việc và sinh sống tại TPHCM, người lao động cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định.
Cụ thể, người lao động cần có kế hoạch làm việc được các doanh nghiệp, hợp tác xã xác nhận bằng văn bản hoặc gửi thông báo. Người có nhu cầu quay lại thành phố cần tiêm ít nhất một mũi vắc xin Covid-19, đã qua 14 ngày kể từ khi tiêm mũi cuối cùng, hoặc có xác nhận đã khỏi bệnh Covid-19.
Về thời gian triển khai, trong giai đoạn một từ ngày 1/10 đến ngày 31/10, thành phố sẽ triển khai tổ chức vận chuyển bằng đường bộ theo phương thức một và hai.
Đối với giai đoạn 2, từ ngày 1/11 trở đi, thành phố sẽ áp dụng cả 3 phương thức trên.
Ngoài ra, đối với phương án đón người lao động về lại thành phố bằng đường sắt và đường hàng không, TPHCM sẽ thực hiện theo kế hoạch, phương án của Bộ GTVT để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 và phù hợp với nhu cầu các địa phương nơi đi, nơi đến.



Đáng chú ý
Ngành công nghiệp điện ảnh Nga đầu tư vào thị trường Việt Nam

Bài viết mới
Dự báo thời tiết 27/6/2022: khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có nơi nắng nóng gay gắt

Một trường đại học Việt Nam lọt top 66 trường hàng đầu châu Á

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.