Tổng Bí thư: Phải "có con mắt tinh đời" trong công tác nhân sự
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng Hội Nhà báo Việt Nam |
Tổng Bí thư kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước tích cực hiến máu cứu người |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa có bài viết Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sựĐại hội XIII của Đảng.
Trong bài viết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, công tác cán bộ cực kỳ phức tạp, khó khăn, vì nó liên quan đến con người, là "công tác con người".
"Con người cũng có đủ thứ chứng tật không lành mạnh, nói ra rất tế nhị, nhạy cảm (nhận xét, đánh giá nhau thế nào, nhất là nói về nhược điểm, khuyết điểm của nhau; bố trí, sắp xếp vào đâu, liên quan đến danh dự, chế độ, chính sách hưởng thụ, chức vụ cao, thấp, lợi ích, bổng lộc... so sánh với người khác thế nào... vô cùng phức tạp, nhạy cảm, rất dễ phát sinh vấn đề, tâm tư day dứt), gây mất đoàn kết" - Tổng Bí thư chỉ rõ.
Từ thực tiễn đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu tiến hành công tác nhân sự Đại hội theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự công tâm, thật sự trong sáng, khách quan. Đặc biệt, phải "có con mắt tinh đời" trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Thanh Niên) |
Phải thật sự phát huy dân chủ trong việc phát hiện, giới thiệu nhân sự; bằng mọi biện pháp dứt khoát không đưa vào cơ quan lãnh đạo những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người đã phạm sai lầm hoặc sa sút về phẩm chất, đạo đức, vướng vào tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, hống hách, gia trưởng, nịnh trên, nạt dưới, bao che cho tội phạm, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng.
"Để những người đó lọt được vào cương vị lãnh đạo là tai hoạ cho Đảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Đối với thành viên của Tiểu ban Nhân sự và tổ giúp việc, Tổng Bí thư yêu cầu đây những cán bộ này phải thật sự tin cậy, tuyệt đối trung thành, trung thực, trong sáng, công tâm, khách quan, đặc biệt là phải rất tỉnh táo, tinh tường, "đừng nhìn gà hoá cuốc", "đừng thấy đỏ tưởng là chín", đừng chỉ thấy "cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong; chống các biểu hiện tiêu cực chính ngay trong các cán bộ có trách nhiệm.
Tuy vậy, cần thống nhất quan điểm không quá cầu toàn, không quá tuyệt đối hoá. Điều quan trọng là phải biết phân biệt, đánh giá chính xác bản chất, mức độ các điểm mạnh, điểm yếu đó để không chọn nhầm người; tránh tình trạng "cua cậy càng, cá cậy vây", tự cao tự đại, coi thường người khác, không phối hợp, hợp tác tốt.
"Mục đích của chúng ta, trách nhiệm của chúng ta là phải xây dựng được một Ban Chấp hành T.Ư mạnh, một Bộ Chính trị mạnh, một Ban Bí thư mạnh, thật sự đoàn kết, thống nhất cao xung quanh người đứng đầu để đủ sức gánh vác trọng trách vinh quang nhưng rất nặng nề của mình", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định.
Hội nghị cán bộ toàn quốc vừa diễn ra hôm 23/4 (Ảnh: TTXVN) |
Nhấn mạnh sự nghiệp cách mạng vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ, Ban Chấp hành T.Ư khoá XIII phải là một tập thể thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh. Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư khoá XIII phải thật sự là những cán bộ tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Nói tóm lại là phải vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng yêu cầu, kiên quyết không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ tiêu chuẩn. Không để lọt vào Ban Chấp hành T.Ư khoá XIII những người bản lĩnh chính trị không vững vàng, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cho cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán; trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, kiên quyết không để lọt những người không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút; kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính; vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiệ
Một bộ phận cán bộ quên cả thanh liêm, danh dự Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn chứng, chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện T.Ư quản lý đã bị kỷ luật; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự. Vẫn chưa hoàn toàn đẩy lùi được tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội... Một bộ phận cán bộ làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự. "Những khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và mong muốn của chúng ta, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh. |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay Khẳng định những thành tựu to lớn của đất nước sau 90 năm đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng ... |
Quy định mới về tiêu chuẩn chọn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Theo quy định của Bộ Chính trị, ngoài các tiêu chuẩn chung về uy tín, năng lực, thì nhân sự giữ chức Tổng Bí thư, ... |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao là chỗ dựa rất vững chắc cho Đảng, cho hệ thống chính trị Các đồng chí lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu là lực lượng giàu trí tuệ, giàu kinh nghiệm, tâm huyết và trách nhiệm, là chỗ ... |