Trang chủ Hữu nghị Chân dung bè bạn
12:26 | 02/09/2022 GMT+7

Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước

aa
Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama đã dành cho Người Đưa Tin một buổi trò chuyện đặc biệt về mối lương duyên và những trải nghiệm với đất nước hình chữ S.
Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước

Người Đưa Tin (NĐT): Thông thường mọi năm làm số báo chủ đề ngày 2/9, tôi hay nghĩ tới việc trò chuyện với một nhà sử học, nhà nghiên cứu, lãnh đạo hay tướng lĩnh quân đội của thế hệ đi trước về cảm hứng Tổ quốc, nhân dân. Nhưng thú thực, tôi bất chợt nghĩ đến Đại sứ và câu chuyện của Đại sứ mà vốn dĩ tôi đã được nghe nhiều lần trước đó, bằng cách này hay cách khác. Một người bạn của tôi công tác trong ngành ngoại giao đã nói với tôi rằng, Đại sứ là một người đặc biệt với Việt Nam và tôi cũng nhớ câu nói bất hủ của Lãnh tụ Yasser Arafat: “Việt Nam là Tổ quốc của tôi”.

Thế là đột nhiên tôi thay đổi ý định, tôi muốn trò chuyện với một người nước ngoài có duyên hạnh ngộ với Việt Nam như Đại sứ - một người tuy đứng ngoài cuộc nhưng có hiểu biết của người trong cuộc, để xem là một người như Đại sứ thì có cảm xúc gì, có suy nghĩ gì hay có quan niệm như nào vào ngày Tết Độc lập của Việt Nam. Thưa Đại sứ, đây chưa phải là câu hỏi, tôi chỉ muốn chào Ngài với một lý do như thế.

Đại sứ Saadi Salama: Rất cảm ơn các bạn đã đến để lắng nghe câu chuyện của tôi vào một dịp rất đặc biệt và ý nghĩa của Việt Nam. Đây là niềm vui và vinh hạnh của tôi.

Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước
Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước

NĐT: Tôi được biết Đại sứ từng lựa chọn trở thành một du học sinh ở Việt Nam vào những năm 80 bỏ qua những lựa chọn khác như Italy, Romania. Vậy tại sao chàng trai trẻ Saadi Salama ở thời điểm đó lại đưa ra quyết định như vậy?

Đại sứ Saadi Salama: Là một người con của cách mạng Palestine, ngay từ khi 12 tuổi, tôi đã biết đến Việt Nam qua các hình ảnh và bài viết. Bởi với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các bạn đã biến Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thông tin lớn nhất trên thế giới lúc bấy giờ.

Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước

Trong nhận thức của tôi, Việt Nam từ chỗ là một mối quan tâm đã dần trở thành một quốc gia mà tôi rất ngưỡng mộ và thần tượng. Tuy nhiên đúng ra thì lúc đó tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ có cơ hội được đến với đất nước hình chữ S này.

Nhưng rồi chữ duyên đã đưa tôi đến với Việt Nam. Đó là ngày 14/10/1980, một ngày có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời tôi. Hồi đó, sau khi học xong cấp 3 và được Tổ chức Giải phóng Palestine cho cơ hội, cấp học bổng du học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thì tôi đã không nghĩ đến bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Việt Nam.

Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước

Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước mình. Bởi với tôi lúc đó, Việt Nam là một dân tộc kiên cường, một dân tộc không chịu khuất phục, một dân tộc sẵn sàng hy sinh, ghi những trang lịch sử vẻ vang trong quá trình đấu tranh giành độc lập và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Thắng lợi trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trước đó càng khẳng định rằng bất cứ cuộc đấu tranh nào có chính nghĩa thì nhất định sẽ chiến thắng. Chính vì vậy, chiến thắng của Việt Nam đã tạo động lực, truyền cảm hứng mạnh mẽ để nhân dân Palestine tiếp tục con đường đã chọn là giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do và xây dựng một quê hương tươi đẹp.

Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước

NĐT: Ông đến Việt Nam vào giai đoạn đất nước chúng tôi đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Vậy thực tế Việt Nam lúc đó có khác nhiều so với tưởng tượng của ông?

Đại sứ Saadi Salama: Sau khi đặt chân xuống sân bay Nội Bài, tôi bắt đầu hành trình về nơi ăn ở, đó là lúc tôi có những ấn tượng đầu tiên về một đất nước còn rất nhiều khó khăn, rất nhiều thử thách và còn rất nhiều điều cần phải làm thời hậu chiến.

Nói thật khi chứng kiến thực tế ở Việt Nam ngày đó, tôi đã nghĩ mình có nên tiếp tục ở đây hay không? Nhưng trong lúc nghĩ lại, tôi nhớ ra một điều rằng tôi là người Palestine đang đấu tranh vì độc lập dân tộc. Nhân dân Việt Nam đã trải qua những điều tương tự và đã thành công.

Thế rồi, tôi tự khẳng định với bản thân rằng đây là sẽ con đường mà tôi quyết định đi mặc dù chưa biết là con đường đó sẽ đưa mình đến đâu. Có thể nói, trong mọi giai đoạn, kể cả lúc khó khăn nhất, tôi không hề ân hận hoặc cảm thấy hối tiếc vì quyết định đến với Việt Nam.

Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước
Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước

NĐT: Xét về mối quan hệ của ông với Việt Nam, tôi tạm thấy có 3 mối liên quan: ông là một nhà Ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam, ông là một người bạn có thời gian sinh sống và làm việc lâu năm ở Việt Nam và ông là “rể” của Việt Nam. Với mỗi vai trò như vậy, cách nhìn của ông về Việt Nam, về đất nước, con người nơi đây có điều gì khác biệt hay không?

Đại sứ Saadi Salama: Có rất nhiều bạn nước ngoài hỏi tôi câu hỏi: Tôi nhìn thấy Việt Nam như thế nào? Và tôi có thể nói luôn với họ rằng: Kể từ khi tôi đã đi vào chiều sâu của lịch sử Việt Nam, của văn hóa Việt Nam, của đời sống Việt Nam, tôi cũng đã dần dần biến mình trở thành một người bản xứ. Thế nên từ tư duy cho đến cách diễn đạt của tôi có thể phản ánh một tâm hồn của một người Việt Nam trong hình dáng của một người nước ngoài. Do đó, có thể nói với 3 mối quan hệ kể trên, tôi cảm thấy đều có thể ở trong tôi cả.

Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước

Tôi coi Việt Nam như quê hương thứ hai của mình. Đó không chỉ là lời nói của một nhà ngoại giao bởi thực tế chính Việt Nam là nơi tạo dựng nên kiến thức và sự hiểu biết của tôi vì khi đến Việt Nam tôi mới chỉ là chàng trai trẻ 19 tuổi. Cho nên trong người tôi có cái phần Việt Nam rất lớn. Tôi hiểu về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống Việt Nam. Tôi thậm chí hiểu cả về sự khác nhau trong từng vùng miền của Việt Nam và những nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền ấy. Nếu bạn hỏi tôi về những đặc điểm nào đó của người Hà Nội, người Thanh Hóa, người Nghệ An, người Cần Thơ..., tôi có thể trả lời ngay.

Và nếu mà so sánh thì thời gian tôi sống ở Việt Nam thực ra còn hơn số năm tôi sống ở Palestine. Tôi vẫn hay đùa rằng tôi “làm người Việt Nam”, “làm người Hà Nội” còn trước cả nhiều bạn trẻ Việt. Nếu xét về thời gian thì đúng là vậy.

Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước

NĐT: Gắn bó với Việt Nam, Đại sứ có cảm nhận gì về dân tộc Việt khi so sánh với những dân tộc khác trên thế giới? Và đâu là sự khác biệt, tạo nên nét đặc trưng của Việt Nam.

Đại sứ Saadi Salama: Nghề nghiệp của tôi như một tên du mục. Tôi đã được đi nhiều nơi, làm việc ở nhiều môi trường ngoại giao khác nhau từ châu Phi, châu Á, Trung Đông,… từ đó khiến tôi có thể nhận một điều rất quan trọng, đó là những nét đặc trưng văn hóa, sự thay đổi trong lối ứng xử và bản chất của người Việt Nam xuất phát từ quá trình lịch sử chống ngoại xâm và thiên tai.

Trong khi có những dân tộc đã được người khác trao cho nền độc lập qua một “cái bát bằng vàng” mà không cần phải đấu tranh, không cần phải hy sinh gian khổ, người Việt Nam để sống trên mảnh đất quê hương rộng trên 330.000 km2 như ngày nay đã phải trải qua một quá trình đấu tranh để tồn tại. Người Việt Nam biết rõ giá trị của độc lập dân tộc và chính Việt Nam trở thành đạo đức và phẩm giá trong cuộc đấu tranh của nhân loại.

Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có câu nói bất hủ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, đó chính là sự tóm tắt lại tất cả những tư duy, suy nghĩ và mong muốn của người Việt Nam về mong muốn độc lập, tự do và hạnh phúc. Do đó, khi chúng ta đánh giá lập trường của người Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế, bao giờ chúng ta cũng nhìn thấy rằng người Việt Nam luôn luôn đứng cạnh chính nghĩa bởi chính họ là người hiểu chính nghĩa là gì và phi nghĩa là gì.

Bên cạnh đó, sự hiếu khách, lòng vị tha, tinh thần đoàn kết và sự sẵn sàng giúp đỡ những kẻ yếu thế của người Việt Nam cũng là những nét làm cho tôi ngưỡng mộ và đánh giá cao về phẩm chất của con người các bạn.

Đại sứ Saadi Salama

Người ta thường phân biệt giữa các vấn đề bằng đúng và sai. Còn trong cách người Việt Nam ứng xử thậm chí nói rộng hơn là mạng lưới quan hệ trong xã hội Việt Nam cũng có đúng và sai nhưng người ta còn phân biệt nó bằng tốt và xấu. Điều ấy rất quan trọng vì có những điều đúng nhưng mà nó có thể xấu. Điều đó khiến người Việt Nam khi muốn nhận xét, phân tích hay ứng xử thì lúc nào người ta cũng lấy cân nhắc giữa hai bài toán là đúng hay sai hoặc xấu hay tốt. Người Việt Nam vẫn phải làm đúng nhưng mà làm với một tư duy là làm sao để làm cho đẹp.

Đại sứ Saadi Salama

NĐT: Sinh sống và làm việc tại Việt Nam trong 3 giai đoạn khác nhau, không quá nếu nói Ngài là một “nhân chứng lịch sử”của Việt Nam. Vậy Việt Nam trong mắt của ông đã thay đổi như thế nào qua các giai đoạn?

Đại sứ Saadi Salama: Tôi là một trong số ít người nước ngoài gắn bó với Việt Nam trong suốt hơn 40 năm, trong đó tổng cộng có gần 20 năm trực tiếp ở Việt Nam. Điều đó giúp tôi có điều kiện theo dõi sát các bước phát triển của Việt Nam. Có thể khẳng định rằng Việt Nam là số ít các quốc gia đang phát triển mà có thể làm những người biết Việt Nam từ trước quá đỗi ngạc nhiên về sự phát triển trong suốt gần 4 thập kỷ vừa qua.

Từ một quốc gia có GDP không quá 5 tỷ USD vào năm 1980, ngày nay Việt Nam đã có GDP đến hơn 300 tỷ USD. Từ một quốc gia phải nhập lương thực trong những năm 1980, Việt Nam đã trở thành một quốc gia đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho cả thế giới.

Từ một quốc gia chưa có tên trên bản đồ kinh tế thế giới, ngày nay Việt Nam đã ghi dấu ấn, biến mình trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ một quốc gia mà hỉnh ảnh gắn liền với chiến tranh, ngày nay Việt Nam đã trở thành điểm hẹn của rất nhiều nhà đầu tư và khách du lịch quốc tế.

Đó là những minh chứng để cho thấy Việt Nam thực sự đã có những bước tiến rất lớn, một cuộc lột xác ngoạn mục mặc dù trước đó đã phải trả giá rất nhiều cho sự độc lập dân tộc và hòa bình.

Đại sứ Saadi Salama

NĐT: Đâu đó ở trên thế giới vẫn chưa có hòa bình, súng vẫn nổ và máu vẫn đổ. Ngay chính quê hương Palestin của ngài vẫn chưa có được hòa bình và xây dựng được một đất nước như mong đợi. Từ thực tế đó, Đại sứ nhìn nhận như thế nào về hành trình của Việt Nam từ một nước nô lệ đến đi lên làm chủ vận mệnh của chính mình?

Đại sứ Saadi Salama: Thật ra hành trình của Việt Nam đó chính là sự thắng lợi của khát vọng yêu chuộng hòa bình và đó là dòng chảy xuyên suốt mấy nghìn năm qua. Lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt Nam là lịch sử về hòa bình chứ không phải về chiến tranh. Người Việt Nam đã thành công vì họ đấu tranh cho hòa bình, chiến đấu cho hòa bình chứ không phải họ muốn chiến đấu để hy sinh vì họ không yêu đời, “chán cơm thèm đất”.

Tôi còn nhớ trong câu chuyện về hồ Hoàn Kiếm, người Việt đã trao lại thanh gươm cho Rùa thần sau khi đấu tranh giành thắng lợi. Điều đó biểu hiện rằng trả lại gươm về nơi mà gươm nên ở, chứ không nêu cao gươm nếu không cần thiết.

Đại sứ Saadi Salama

Và như tôi đã nói, hòa bình ở Việt Nam không chỉ có ý nghĩa riêng với Việt Nam mà còn chứng minh và giúp cho nhân loại tin rằng: chính nghĩa bao giờ cũng giành chiến thắng và phi nghĩa bao giờ cũng thất bại. Dù mất thời gian bao lâu đi nữa, dù khó khăn gian khổ đến mức nào đi nữa thì cuối cùng chính nghĩa chắc chắn sẽ chiến thắng.

Trên thế giới có rất nhiều dân tộc trong đó có nhân dân Palestine cũng cùng chung khát vọng hòa bình như Việt Nam. Nhưng tất nhiên đôi khi khát vọng ấy không thực hiện được bởi vì không phải ai cũng thích hòa bình. Thế nên điều tôi mong muốn là mọi người trên thế giới đều nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc đóng góp, thúc đẩy hòa bình của nhân loại.

Đối với nhân dân Palestine, chúng tôi khát vọng hòa bình, muốn có hòa bình và nhân dân Palestine tin chắc rằng hòa bình sẽ lập lại ở Palestine, tạo điều kiện cho người Palestine đóng góp cho sự phát triển chung của nhân loại.

Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước

NĐT: Là một Đại sứ nhưng tôi thấy rằng ông không câu nệ nghi lễ ngoại giao, không hiếm lần tôi bắt gặp những bức ảnh ông ngồi trà đá, ăn ở vìa hè hay dạo phố như bất kỳ người dân Hà Nội nào khác. Đại sứ nghĩ gì khi lựa chọn lối sống như vậy?

Đại sứ Saadi Salama: Thực ra mà nói, tôi thì luôn luôn tâm niệm phải nhập gia tùy tục, tôi lựa chọn cách sống như một người Việt thực sự.

Là đại diện của nhà nước Palestine đồng thời là Trưởng đoàn Ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, tôi không muốn mình chỉ đóng vai trò là một bưu tá đang làm việc tại Việt Nam. Điều đó ý muốn nói rằng có rất nhiều đại sứ chỉ như một người bưu tá, Nhà nước đề nghị chuyển nội dung gì đến Việt Nam thì họ chuyển và ngược lại, phía Việt Nam muốn gì ở đất nước của họ thì họ tiếp nhận và chuyển thông tin, như vậy người Đại sứ không khác gì một người đưa thư.

Tôi đến Việt Nam như đến với con đường giải phóng dân tộc, đất nước

Cá nhân tôi, đã là người sống rất lâu ở Việt Nam, am hiểu về Việt Nam, tìm hiểu sâu về văn hóa Việt Nam thì tôi cần phải tận hưởng tất cả những gì mà tôi có. Tôi nghĩ rằng nếu đi ăn ở một nhà hàng 5 sao tôi sẽ không bao giờ cảm thấy thích bằng việc được ngồi ở quán nhỏ vỉa hè ăn một bát bún bò, một đĩa chả cá hay một bát phở. Bởi vì tôi cảm thấy đấy mới chính là môi trường của Việt Nam chứ không phải khách sạn 5 sao, và thậm chí khách sạn 5 sao có thể không thể có những món ăn ngon như người ta bán ở vỉa hè.

Điều đó càng giúp giúp tôi đi vào chiều sâu và gắn bó hơn với người Việt Nam. Và là một người con của cách mạng Palestine, tôi không muốn mình trở thành một quan chức quan liêu, một quan chức chỉ nhìn vào hình thức mà không nhìn vào nội dung. Bởi tôi vừa là Đại sứ chính thức của Nhà nước Palestine nhưng tôi còn là Đại sứ của nhân dân Palestine, đây là thứ rất quan trọng.

NĐT: Làm “rể” của Việt Nam, Đại sứ có thấy khó không?

Đại sứ Saadi Salama: Tự nhận là “một nhà Việt Nam học” nên thú thật tôi không có điều gì phải lo lắng khi có vợ là người Việt Nam và kể cả khi có bất đồng chúng tôi đều có thể giải quyết bằng sự thấu hiểu và tình cảm gia đình.

Chỉ có một điều duy nhất mà tôi luôn luôn quan tâm là làm thế nào để thực sự là con rể Việt Nam. Không phải là một đại sứ đâu bởi nếu là đại sứ thì đã có các nghi thức lễ tân rồi, còn khi đã là con rể Việt Nam thì phải đúng theo phong tục Việt Nam.

Tôi luôn lo lắng mình sẽ thất lễ bởi nếu không may bị thất lễ thì tôi sẽ rất khó chịu. Đi đâu mà không thực hiện đúng phong tục, lễ nghi, không biết xưng hô hay chào người ta như thế nào hoặc đơn giản là sử dụng những từ ngữ mà không đúng chỗ, đúng lúc, đúng người thì tôi cảm thấy mình có lỗi với người ta và tôi nghĩ rằng người Việt Nam ít khi chấp nhận những sự thất lễ như vậy. Hàng chục năm ở Việt Nam, đi đâu, đến với ai, tôi luôn tìm hiểu kỹ mình phải làm thế nào, ứng xử như thế nào, xưng hô như thế nào cho đúng phép tắc. Tôi hiểu là trong văn hóa Việt Nam truyền thống, những điều này rất quan trọng.

NĐT: Đại sứ lựa chọn cách giáo dục các con như thế nào quê hương, về lòng yêu nước, về cách mà chúng gắn mình với nơi mình sinh ra, lớn lên và thuộc về?

Đại sứ Saadi Salama: Xin giới thiệu một chút, hiện tôi đã có 4 cháu. Tôi đã phá vỡ kế hoạch hóa gia đình đấy! Nhưng, với người Palestine thì càng có nhiều con càng tốt.

Các con của tôi khi bắt đầu đi học đều nhận thức mình mang dòng máu của hai dòng tộc Việt Nam và Palestine. Tôi luôn muốn các con hiểu rằng đó hai dân tộc anh hùng, hai dân tộc đấu tranh không mệt mỏi, hai dân tộc sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc mình, vì độc lập, vì tự do. Điều đó làm các con tôi rất tự hào về hai quốc gia cùng sinh ra nó.

Đó cũng là cách làm cho các con mạnh mẽ hơn khi đứng trước thử thách và là động lực để các con tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của hai dân tộc Palestine và Việt Nam. Tôi nghĩ đó là thế mạnh của các con tôi. Chúng sẽ là những người biết tiếng Việt, biết ẩm thực Việt nhưng cũng biết cả tiếng Ả rập, biết ẩm thực Palestine.

NĐT: Xin cảm ơn Đại sứ về buổi trò chuyện!

Thực hiện: Mạnh Quốc – Phương Anh

Hình ảnh: Hữu Thắng

Thiết kế: Tiến Thực

Theo Người đưa tin
Nguồn: www.nguoiduatin.vn

Tin bài liên quan

Đưa quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng sâu rộng và hiệu quả

Đưa quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng sâu rộng và hiệu quả

Tối 7/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.
Ngày hội mừng năm mới 2025 của người nước ngoài tại Cần Thơ

Ngày hội mừng năm mới 2025 của người nước ngoài tại Cần Thơ

Tối 6/12, Thành phố Cần Thơ tổ chức họp mặt mừng năm mới năm 2025 cho người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại thành phố.
Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Ngày 5/12, tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5, (TP Phú Quốc, Kiên Giang), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến tiếp ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Các tin bài khác

Những người bạn Thụy Sĩ và câu chuyện lá cờ hòa bình trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris

Những người bạn Thụy Sĩ và câu chuyện lá cờ hòa bình trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris

Từ ngày 15 đến 19/11, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vinh dự đón tiếp hai người bạn Thụy Sĩ đặc biệt: ông Olivier Parriaux và ông Bernard Bachelard. Hơn nửa thế kỷ trước (năm 1969), cùng với ông Noé Graff, họ đã thực hiện một hành động táo bạo và mang tính biểu tượng: treo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp). Dù ông Noé Graff không thể tham gia chuyến thăm vì lý do sức khỏe, ông Olivier Parriaux và Bernard Bachelard vẫn tiếp tục hành trình gắn kết nghĩa tình với Việt Nam qua nhiều hoạt động ý nghĩa.
Những ngày tươi đẹp ở Việt Nam

Những ngày tươi đẹp ở Việt Nam

Đất nước Việt Nam xinh đẹp, hiền hòa. Người Việt Nam hồn hậu, hiếu khách và dành nhiều yêu mến cho các bạn Lào. Đó là cảm nhận của nhiều lưu học sinh Lào trong những năm tháng học tập tại Việt Nam.
Vĩnh biệt chiến sĩ vì hòa bình Madeleine Riffaud

Vĩnh biệt chiến sĩ vì hòa bình Madeleine Riffaud

Madeleine Riffaud - một biểu tượng của phong trào kháng chiến chống phát xít, một nhà báo, nhà thơ và là người bạn lớn của Việt Nam đã qua đời vào ngày 6/11 ở tuổi 100. Cuộc đời bà là hành trình của lòng quả cảm và cống hiến không ngừng nghỉ cho hòa bình và công lý.
Nghệ An tiếp nhận 30 lưu học sinh đến từ 6 tỉnh của nước bạn Lào

Nghệ An tiếp nhận 30 lưu học sinh đến từ 6 tỉnh của nước bạn Lào

Ngày 6/11, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ tiếp nhận 30 lưu học sinh đến từ 6 tỉnh của nước bạn Lào theo học Chương trình giáo dục phổ thông trong năm học 2024-2025.

Đọc nhiều

Phát triển cơ sở dữ liệu hỗ trợ người khuyết tật trong phòng chống thiên tai

Phát triển cơ sở dữ liệu hỗ trợ người khuyết tật trong phòng chống thiên tai

Ngày 11/12, tại Hà Nội, Hội người khuyết tật TP Hà Nội đã tổ chức buổi Chia sẻ kết quả dự án “Thu thập thông tin, dữ liệu về hộ người khuyết tật (NKT) và cơ sở hạ tầng phục vụ phòng chống thiên tai có tính tiếp cận với NKT trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Khán giả trẻ Việt Nam với phim Trung Quốc

Khán giả trẻ Việt Nam với phim Trung Quốc

Chiều 10/12, tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Hà Nội đã diễn ra chương trình giao lưu "Khán giả trẻ Việt Nam với phim Trung Quốc", với chủ đề "Phim Trung Quốc và Tuần lễ Nghe nhìn Trung Quốc – ASEAN". Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là với thế hệ trẻ.
"Bảo vệ quyền con người là làm cho mỗi người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc"

"Bảo vệ quyền con người là làm cho mỗi người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc"

Thủ tướng tin tưởng với sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, toàn dân, công tác bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người ngày càng đạt kết quả tốt đẹp.
Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội.
Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Ngày 11/12, bệnh xá đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và phẫu thuật cấp cứu thành công cho ngư dân Lê Lại bị cuốn bàn tay trái vào máy xay đá, chảy nhiều máu.
Quảng Trị - Savannakhet chung tay vì an ninh biên giới và phát triển

Quảng Trị - Savannakhet chung tay vì an ninh biên giới và phát triển

Ngày 10/12, tại tỉnh Savannakhet (Lào) diễn ra cuộc hội đàm thường niên công tác biên giới giữa hai tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) - Savannakhet (Lào) năm 2024.
Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Hiện nay, với 170 thành viên, UNCLOS đã trở thành văn kiện pháp lý quan trọng hàng đầu và là một trong những thành tựu lớn nhất về luật pháp quốc tế của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ 20.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
Tổng kết chương trình Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
Thăm nhà hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến ở Quảng Châu
Khám phá thành phố Đông Quản - quê hương của đồ chơi và xu hướng thời thượng
Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu
Hương vị Việt Nam tại Quảng Châu
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Thời tiết hôm nay (11/12): chiều tối Bắc Bộ chuyển rét, nhiệt độ phổ biến 14-17 độ C

Thời tiết hôm nay (11/12): chiều tối Bắc Bộ chuyển rét, nhiệt độ phổ biến 14-17 độ C

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay bộ phận không khí lạnh vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng trưa và chiều 11/12, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (10/12): miền Bắc sắp đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (10/12): miền Bắc sắp đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (10/12), bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc vẫn đang di chuyển xuống phía Nam.
Thời tiết hôm nay (9/12): Bắc Bộ rét đậm, rét hại

Thời tiết hôm nay (9/12): Bắc Bộ rét đậm, rét hại

Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, do không khí lạnh bao trùm nên hôm nay 9/12, thời tiết Bắc Bộ rét đậm, rét hại.
Thời tiết hôm nay (7/12): Gió mùa Đông Bắc tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Thời tiết hôm nay (7/12): Gió mùa Đông Bắc tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Sáng sớm nay (7/12), không khí lạnh ảnh hưởng yếu đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (6/12): Bắc Bộ có mưa rào, nhiệt độ giảm mạnh

Thời tiết hôm nay (6/12): Bắc Bộ có mưa rào, nhiệt độ giảm mạnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên từ ngày 6/12 - đêm 7/12, ở Bắc Bộ có mưa rào, nhiệt độ giảm mạnh.
Thời tiết hôm nay (5/12): Bắc Bộ tạnh ráo, trời nắng hanh

Thời tiết hôm nay (5/12): Bắc Bộ tạnh ráo, trời nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/12 Bắc Bộ tạnh ráo, ấm áp hơn so với ngày 4/12. Hà Nội nắng hanh, nhiệt độ lên đến 28 độ.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động