"Tóc xanh vạt áo" - ngày hội Việt phục đặc sắc lớn nhất miền Nam
Nhiều sự kiện đặc sắc tại Lễ hội Đền Hùng, Tuần Văn hóa, du lịch đất Tổ Sáng 13/4, Bộ VHTT&DL tổ chức họp báo thông tin về Lễ hội Đền Hùng, Tuần Văn hoá-du lịch đất Tổ, cùng các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hoá Việt Nam. |
Đặc sắc Lễ phục sinh theo lịch Chính thống Nga tại Hà Nội Ngày 23/4, tại Hà Nội, Phân viện Puskin trực thuộc Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã tổ chức Lễ Phục sinh (Lễ Paskha). |
Dịp cuối tuần, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Lễ hội Việt phục & Văn hóa truyền thống "Tóc xanh vạt áo" mùa 3 thu hút hàng nghìn bạn trẻ đam mê văn hóa. Trải qua 2 mùa đầu tiên được tổ chức thành công, "Tóc xanh vạt áo" đã khẳng định vị thế của một ngày hội Việt phục với quy mô lớn nhất tại miền Nam.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải (Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã có bài phát biểu tại buổi lễ khai mạc: ”Câu chuyện phục hồi chiếc áo dài được khởi xướng từ cố đô Huế đã có sức lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, nhất là trong giới trẻ. Áo tứ thân, áo ngũ thân ngày càng được sự yêu mến của nhiều bạn trẻ. Các bạn trẻ thực hiện nhiều hoạt động góp phần khẳng định giá trị của Việt phục và bảo tồn, phát triển chiếc áo truyền thống của dân tộc. Tôi gửi gắm niềm tin của mình vào thế hệ trẻ, các bạn sẽ lan tỏa, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc".
Tiến sĩ Phan Thanh Hải nói thêm: "UNESCO từng khẳng định, di sản chỉ có giá trị khi nó mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho cuộc sống đương đại. Vì vậy, các giá trị truyền thống cũng phải tương thích, phù hợp và phát huy được giá trị để mang lại lợi ích cho cộng đồng; nếu không, nó sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội. Điều này đặt ra cho chúng tôi - những nhà quản lý và cho chúng ta - những người yêu mến, nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống phải vượt qua được áp lực và những khó khăn của sự phát triển khoa học kỹ thuật, áp lực từ xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa, phổ quát hóa các giá trị. Quá trình này đòi hỏi tầm nhìn, bản lĩnh và quyết tâm của những người làm văn hóa chỉn chu, nghiêm túc…”.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải (áo xanh) tại ngày hội. |
Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan, trải nghiệm ở 18 gian hàng của 15 đơn vị làm văn hóa, trải dài trên các lĩnh vực: sưu tầm cổ vật, phục dựng/ phỏng dựng cổ phục của các triều đại, thư pháp chữ Nho & chữ Quốc ngữ, văn hóa đình làng Việt Nam, phát triển nghệ thuật làm tranh truyền thống miền Bắc, các boardgame đặc sắc mang âm hưởng văn hóa Việt, đồ gốm xưa và nay, cổ phục Chăm Pa...
Những đơn vị tham gia đều có những lĩnh vực chuyên môn riêng, tạo nên bức tranh đa màu sắc trong công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Bên cạnh những đơn vị tại miền Nam, "Tóc xanh vạt áo" cũng lần đầu tiên đón tiếp các đơn vị tại Hà Nội và Huế cùng vào giao lưu, thực sự là một ngày hội đặc sắc, thỏa lòng những khán giả yêu mến lịch sử nước nhà.
"Tóc xanh vạt áo" là ngày hội nơi người tham dự có thể trải nghiệm những di sản vật chất & tinh thần của tiền nhân, học hỏi được những bài học lý thú và đầy sinh động về văn hóa cổ truyền của người Việt Nam. Ngày hội cũng là nơi để các bạn trẻ có thể đắm chìm trong bầu không khí văn hóa, kiêu hãnh khoác lên mình những trang phục truyền thống, mang đến những câu chuyện của cha ông cũng như kết giao những người bạn mới. "Tóc xanh vạt áo" qua đó cũng trở thành một sự kiện văn hóa lớn thường niên nhận về sự chờ đợi của đông đảo những trái tim nó tình yêu với lịch sử Việt Nam…