Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
08:23 | 03/08/2019 GMT+7

Toàn văn dự thảo "Made in Viet Nam - Sản xuất tại VN" của Bộ Công thương

aa
Bộ Công Thương vừa ban hành dự thảo Thông tư Quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam).
Công an, Hải quan, Ban chỉ đạo 389...làm rõ đúng sai của Asanzo Điều tra, làm rõ hàng chục doanh nghiệp "ma" nhập khẩu hàng gắn mác Asanzo Vụ Asanzo: Tổng cục Hải quan nói có nhiều lỗ hổng pháp lý, chưa thể kết luận!
toan van du thao made in viet nam san xuat tai vn cua bo cong thuong
Thế nào là Made in Vietnam sẽ được làm rõ

Ngày 02/8/2019, Bộ Công thương ban hành dự thảo Thông tư Quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam (Thông tư "Made in Viet Nam").

Dưới đây là toàn văn dự thảo, theo Trang thông tin pháp luật công thương - Bộ Công thương:

BỘ CÔNG THƯƠNG

____________

Số: /2019/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________________

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

DỰ THẢO

Ngày 25/07/20

THÔNG TƯ

Quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là

sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam

_________________

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) là hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam (sau đây gọi chung là hàng hóa của Việt Nam), phục vụ cho việc ghi nhãn hàng hóa và tiếp thị hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Thông tư này không áp dụng cho hàng xuất khẩu và không áp dụng cho hàng nhập khẩu đã có nhãn mác ghi nhãn thể hiện xuất xứ không phải xuất xứ Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

  1. “Gia công, chế biến hàng hóa” là quá trình sản xuất chính tạo ra đặc điểm cơ bản của hàng hóa.

2. “Thay đổi cơ bản” là việc hàng hoá được biến đổi qua quá trình sản xuất, để hình thành vật phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, tính năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với hàng hoá ban đầu.

3. “Đơn giản” là hoạt động không cần sử dụng các kỹ năng đặc biệt, máy móc, dây chuyền hoặc các thiết bị chuyên dụng.

4. “Sản xuất” là các phương thức để tạo ra hàng hoá bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, săn bắt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.

5. “Hệ thống hài hòa” là cụm từ viết tắt của thuật ngữ “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” được định nghĩa tại Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới, trong đó bao gồm tất cả các ghi chú đã có hiệu lực và được sửa đổi sau này.

6. “Quy tắc cụ thể mặt hàng” là quy tắc yêu cầu nguyên liệu trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc trải qua một công đoạn gia công cụ thể, hoặc đạt hàm lượng giá trị gia tăng hay kết hợp của các tiêu chí vừa nêu.

7. “Chuyển đổi mã số hàng hóa” là sự thay đổi về mã số phân loại theo Hệ thống hài hòa của hàng hóa được tạo ra ở Việt Nam trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ.

8. “Hàm lượng giá trị gia tăng” là tỷ lệ trị giá có được đủ để coi là có xuất xứ Việt Nam. Tỷ lệ này được xác định là phần giá trị gia tăng có được tính trên tổng trị giá của hàng hoá được sản xuất, gia công, chế biến tại Việt Nam sau khi trừ đi trị giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu hoặc trị giá nguyên liệu đầu vào không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất ra hàng hóa.

9. “Nguyên liệu” là bất kỳ vật liệu hay chất liệu nào được sử dụng hoặc tiêu tốn trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, hoặc kết hợp tự nhiên thành một hàng hóa khác, hoặc tham gia vào quy trình sản xuất ra một hàng hóa khác.

10 "Xuất xứ Việt Nam" là hàng hóa của Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.

11. "Tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin" là mọi vật thể chứa đựng hoặc thể hiện thông tin dưới dạng hình ảnh, chữ viết hoặc âm thanh, bao gồm cả thông tin có thể truy xuất bằng phương tiện điện tử, được làm từ mọi chất liệu.

12. “Trị giá CIF” là trị giá nguyên liệu nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của Việt Nam. Trị giá CIF được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.

12. “Trị giá EXW” là trị giá xuất xưởng của hàng hóa. Trị giá EXW được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.

Chương II

HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀ CÁCH THỂ HIỆN

Điều 4. Các trường hợp được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam và cách thể hiện

  1. Hàng hóa được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó khi đáp ứng quy định tại Chương III Thông tư này.
  2. Tùy thuộc vào quá trình sản xuất, gia công, chế biến, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn và chỉ sử dụng một trong các cụm từ sau đây để thể hiện hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó:
  1. Sản phẩm của Việt Nam hoặc sản phẩm Việt Nam
  2. Hàng hóa của Việt Nam hoặc hàng hóa Việt Nam hoặc hàng Việt Nam
  3. Sản xuất tại Việt Nam hoặc Việt Nam sản xuất
  4. Chế tạo tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tạo
  5. Chế tác tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tác

Điều 5. Ngôn ngữ thể hiện

  1. Tổ chức, cá nhân phải sử dụng tiếng Việt để thể hiện nội dung quy định tại khoản 2 Điều 4.
  2. Các cụm từ nêu tại khoản 2 Điều 4 có thể được thể hiện thêm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải tương ứng với nội dung thể hiện bằng tiếng Việt.

Điều 6. Các trường hợp không được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam

1. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam, nếu không đáp ứng điều kiện quy định tại Chương III Thông tư này, không được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên bất kỳ tài liệu, vật phẩm nào chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó.

2. Hàng hóa tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất, hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh Việt Nam không được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên bất kỳ tài liệu, vật phẩm nào chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó.

Chương III

CÁCH XÁC ĐỊNH HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM

Điều 7. Các trường hợp được coi là hàng hóa của Việt Nam

Hàng hoá được coi là hàng hóa của Việt Nam trong các trường hợp sau:

1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Điều 8. Hàng hoá có xuất xứ thuần túy

Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại Việt Nam.

2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam.

3. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này.

4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại Việt Nam.

5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Việt Nam.

6. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, nơi Việt Nam có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.

7. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam.

8. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này ngay trên tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam.

9. Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở Việt Nam hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.

10. Các hàng hoá thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này tại Việt Nam.

Điều 9. Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy

1. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam sẽ được coi là hàng hóa của Việt Nam nếu đáp ứng tiêu chí thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Các tiêu chí nêu tại Phụ lục I được xác định như sau:

a) Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.

b) Tiêu chí “Hàm lượng giá trị gia tăng” (sau đây gọi tắt là VAC): được tính theo công thức quy định tại khoản 3 Điều này.

3. VAC được tính theo một trong hai công thức sau:

a) Công thức trực tiếp:

VAC = (Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ Việt Nam/Trị giá EXW) x 100%

b) Công thức gián tiếp:

VAC = (Trị giá EXW - Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam)/Trị giá EXW x 100%

Tổ chức, cá nhân được lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp để tính VAC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính.

4. Để tính VAC theo công thức nêu tại khoản 2 Điều này, trị giá nguyên liệu và các chi phí trong toàn bộ quá trình sản xuất ra hàng hóa được xác định cụ thể như sau:

a) “Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ Việt Nam” bao gồm trị giá của nguyên liệu mua của nhà sản xuất trong nước hoặc do tổ chức, cá nhân tự sản xuất; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, các chi phí khác và lợi nhuận.

b) “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam” là trị giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng.

c) “Giá xuất xưởng” = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp + Lợi nhuận của nhà sản xuất;

- “Chi phí nguyên liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với nguyên vật liệu đó;

- “Chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm lương, các khoản thưởng và những khoản phúc lợi khác có liên quan đến quá trình sản xuất;

- “Chi phí phân bổ trực tiếp” bao gồm: Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà máy; bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa); các nhu yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn dập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị; tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng trong việc sản xuất hàng hoá hoặc quyền sản xuất hàng hoá); kiểm tra và thử nghiệm nguyên liệu và hàng hóa; lưu trữ trong nhà máy; xử lý các chất thải; các nhân tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên liệu như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối với các thành phần phải chịu thuế.

Điều 10. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản

Các công đoạn gia công, chế biến sau đây khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là đơn giản. Hàng hóa không có xuất xứ Việt Nam, nếu chỉ trải qua một hoặc kết hợp nhiều công đoạn này, không được coi là hàng hóa của Việt Nam:

1. Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

2. Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.

3. Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

4. Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.

5. Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại.

6. Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

7. Giết, mổ động vật.

Điều 11. Bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hoá chưa được lắp ráp hoặc tháo rời

1. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa”, vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ, khi được phân loại cùng hàng hóa đó, được loại trừ khỏi các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa.

2. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “Hàm lượng giá trị gia tăng”, trị giá của vật liệu đóng gói và bao bì chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ được coi là một phần cấu thành của hàng hóa và được tính đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

3. Vật liệu đóng gói và bao gói dùng để chuyên chở và vận chuyển hàng hóa sẽ không được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa đó.

4. Tài liệu giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hàng hoá; phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ đi kèm hàng hoá với chủng loại số lượng phù hợp được coi là có cùng xuất xứ với hàng hoá đó.

Điều 12. Tỷ lệ linh hoạt nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis)

1. Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này vẫn được coi là hàng hóa của Việt Nam nếu:

a) Đối với hàng hóa có mã HS không thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% giá xuất xưởng (EXW) của hàng hóa;

b) Đối với hàng hóa có mã HS thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% tổng trọng lượng hàng hóa, hoặc trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% giá xuất xưởng (EXW) của hàng hóa;

c) Hàng hóa nêu tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đáp ứng tất cả các điều kiện khác quy định tại Thông tư này.

2. Trị giá của nguyên liệu nêu tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được tính vào trị giá nguyên liệu không có xuất xứ khi tính hàm lượng giá trị gia tăng của hàng hóa.

Điều 13. Các yếu tố gián tiếp

Các yếu tố gián tiếp được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra, hoặc thử nghiệm hàng hóa nhưng không cấu thành hàng hóa đó, hoặc các yếu tố được sử dụng trong việc bảo dưỡng nhà xưởng, hoặc vận hành thiết bị có liên quan tới việc sản xuất hàng hóa sau đây không cần xét đến khi xác định hàng hóa của Việt Nam:

1. Nhiên liệu và năng lượng.

2. Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.

3. Phụ tùng, vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.

4. Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng.

5. Găng tay, kính, giày dép, quần áo và các thiết bị an toàn.

6. Các thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hoá.

7. Chất xúc tác và dung môi.

8. Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành hàng hoá nhưng việc sử dụng chúng phải chứng minh được là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hoá đó.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN

Điều 14. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường Việt Nam

  1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường Việt Nam có quyền thể hiện hoặc không thể hiện nội dung hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa.
  2. Trường hợp thể hiện nội dung hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ Thông tư này và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin do mình cung cấp.
  3. Tổ chức, cá nhân thể hiện nội dung hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa có trách nhiệm chứng minh sự phù hợp của nội dung do mình cung cấp với các quy định tại Thông tư này khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

  1. Vụ Thị trường trong nước là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về các nội dung có liên quan tới hàng hóa của Việt Nam; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức theo dõi, đánh giá việc thực thi Thông tư này.
  2. Theo quy định của pháp luật, Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương và các cơ quan có thẩm quyền khác tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm trong quá trình thực thi Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... tháng ...năm 2019.

*Bạn đọc quan tâm có thể tải về dự thảo Thông tư hàng hoá sản xuất tại Việt Nam - Made in Viet Nam chi tiết tại Du_thao_Thong_tu_Made_in_Viet_Nam.doc.

toan van du thao made in viet nam san xuat tai vn cua bo cong thuong Toàn văn kết luận thanh tra Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Tổng Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong ...

toan van du thao made in viet nam san xuat tai vn cua bo cong thuong Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trung ương 10

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 16/5 của Tổng Bí thư, ...

toan van du thao made in viet nam san xuat tai vn cua bo cong thuong Toàn văn Luật báo chí mới nhất, chi tiết nhất

Toàn văn Luật Báo chí được Quốc hội thông qua tháng 4/2016 mới nhất, chi tiết nhất với đầy đủ các chương mục để bạn ...

toan van du thao made in viet nam san xuat tai vn cua bo cong thuong Toàn văn Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025

Cùng tìm hiểu toàn văn Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân ...

toan van du thao made in viet nam san xuat tai vn cua bo cong thuong Toàn văn Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019

TĐO - Sau đây là toàn văn Nghị quyết chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, ...

Ngọc Linh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam sẽ sản xuất những mặt hàng thế giới cần

Việt Nam sẽ sản xuất những mặt hàng thế giới cần

Đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu, tận dụng tối đa cơ hội thị trường từ các FTA thế hệ mới, sản xuất những mặt hàng thế giới có nhu cầu cao… là những nội dung được người đứng đầu Chính phủ đặt ra với ngành Công Thương để năm 2023, xuất khẩu đạt mục tiêu tăng trưởng 6%.
Honda ngừng sản xuất ô tô ở Anh sau Brexit

Honda ngừng sản xuất ô tô ở Anh sau Brexit

Việc Honda quyết định ngừng sản xuất ô tô ở Anh và chuyển dây chuyền về Nhật Bản diễn ra khi hai quốc gia đàm phán về việc chấm dứt thuế quan ô tô vào năm 2026.
Làm rõ thế nào là "Sản xuất tại Việt Nam - Made in Vietnam?"

Làm rõ thế nào là "Sản xuất tại Việt Nam - Made in Vietnam?"

Dự thảo thông tư Sản xuất tại Việt Nam - Made in Viet Nam vừa được Bộ Công thương công bố quy định rõ: Hàng hoá không được gắn nhãn có xuất xứ Việt Nam nếu chỉ trải qua một hoặc kết hợp nhiều công đoạn được xem là đơn giản.

Các tin bài khác

Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các nhà đầu tư

Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các nhà đầu tư

Ngày 15/4, Lễ khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị và triển lãm tỉnh Bình Dương. Đây là sự kiện quốc tế quan trọng đầu tiên được tổ chức trong năm 2024 tại tỉnh Bình Dương.
GELEX phát huy sức mạnh từ nguồn nhân lực đa thế hệ

GELEX phát huy sức mạnh từ nguồn nhân lực đa thế hệ

Bằng nhiều giải pháp đa dạng và hiệu quả, GELEX đang từng bước hiện thực hóa chiến lược phát triển nguồn nhân lực để phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp trong hành trình trở thành Tập đoàn đầu tư hàng đầu Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp Đức muốn hợp tác, đầu tư tại Bình Định

Nhiều doanh nghiệp Đức muốn hợp tác, đầu tư tại Bình Định

Ngày 12/4, tại Bình Định, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Phát triển Kinh tế và Ngoại thương, Cộng hòa liên bang Đức (BWA) do ông Urs Unkauf, Giám đốc Điều hành Liên bang làm trưởng đoàn. Một số doanh nghiệp lớn của Đức cùng tham gia buổi làm việc này.
ADB giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng 6% của kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng 6% của kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam tổ chức họp báo về triển vọng kinh tế cho Việt Nam, trong đó giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài.

Đọc nhiều

Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Mới đây, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Children of Vietnam ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa giai đoạn 2024-2028 với 5 chương trình chính ...
Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary

Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary

Hơn 40 năm qua, PGS.TS, dịch giả Vũ Ngọc Cân (bút danh Vũ Thanh Xuân) đã nỗ lực không ngừng trong việc giới thiệu văn hóa, văn học Hungary đến độc giả Việt và giới ...
Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Ngày 16/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức tọa đàm “Tình hình cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2024”.
Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Ngày 18/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ kí kết hợp tác giữa Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu với Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội.
Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Vừa qua, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức triển lãm giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật về đề tài biển đảo với tên gọi “Tổ quốc bên bờ sóng”.
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Sáng 16/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Thị ủy Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho hơn 500 đồng chí là cán bộ chủ chốt Thị ủy, các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã qua các thời kỳ và cán bộ các xã, phường.
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
Xin chờ trong giây lát...
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Phiên bản di động