Toàn ngành công thương phải lo phục vụ Tết cho nhân dân, không để thiếu hàng hóa
Trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh “Toàn ngành công thương phải lo phục vụ tết cho nhân dân, không để thiếu hàng hóa, nhất là vùng xa, các trung tâm lớn”. Cùng với đó, toàn ngành phải lo phòng chống COVID-19 thật tốt và trong toàn ngành công thương không có ai bị mắc COVID-19.
Thủ tướng đề nghị ngành công thương tiếp tục phấn đấu đạt kết quả mọi mặt tốt hơn năm 2020, tổ chức thực hiện tốt phương châm “đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển” để phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào phát triển đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao công tác cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành của ngành Công Thương trong năm 2020. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến nông sản đã phát triển nhanh chóng trong 5 năm qua cũng được người đứng đầu Chính phủ biểu dương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị |
Phát biểu chỉ đạo định hướng năm 2021, Thủ tướng lưu ý, đây năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, tình hình còn nhiều khó lường, diễn biến mới, bối cảnh đó đặt ra nhiều yêu cầu và đòi hỏi mới cho ngành Công Thương. Do đó, ngành cần có hệ thống chính sách dài hạn, nhất quán, theo hướng tăng năng suất, sức cạnh tranh, tạo đòn bẩy kinh tế.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ mong muốn Bộ Công Thương chú trọng việc chuyển sang ngành công nghiệp dựa trên nền tảng sáng tạo, khoa học công nghệ. Cần nâng cao năng suất nội ngành, giảm phụ thuộc vào nguồn tài nguyên.
“Nhiều tài nguyên là rất quan trọng, nhưng cần lấy khoa học công nghệ là động lực”, Thủ tướng chỉ đạo.
Bên cạnh đó, ngành Công Thương cũng phải coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo, nâng cao sức cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân đầu tư sản xuất kinh doanh.
Về công nghiệp, ngành phải ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Qua đó, thúc đẩy xuất khẩu, chú trọng thị trường trong nước, kiểm soát hàng giả, hàng nhái, dự báo cân đối cung cầu, phát triển thị trường mới, xây dựng thương hiệu hàng hóa cho Việt Nam.
Người đứng đầu Chính phủ nhắc lại mục tiêu năm 2021, Việt Nam phải tăng trưởng GDP đạt 6,5%. Muốn vậy thì cần coi trọng những động lực chính là xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư. Ông ví đây là “cỗ xe tam mã” trong năm 2021 nhưng với quy mô lớn hơn.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 1,6 lần chỉ trong 5 năm Theo báo cáo của Bộ Công thương, Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức trên 500 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 1,6 lần từ 327,8 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 543,9 tỷ USD năm 2020. |
Trao tặng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc cho lãnh đạo Quốc hội Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của Quốc hội Việt Nam (ngày 06/01/1946-06/01/2021), chiều 06/01, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương, đã trao tặng huân chương Đại đoàn kết Dân tộc cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; các Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phùng Quốc Hiển, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ và 12 cá nhân là thành viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Thủ tướng bổ nhiệm lãnh đạo Sóc Trăng, Bến Tre và Bà Rịa - Vũng Tàu Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký các quyết định bổ nhiệm Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 đối với các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre và Bà Rịa - Vũng Tàu. |