Tình hình Mỹ-Iran ngày càng trở nên nguy hiểm
Vụ 2 tàu chở dầu bị tấn công: Mỹ tung video cáo buộc Iran "tiêu huỷ chứng cứ" Thủ tướng Nhật Bản giúp "hạ nhiệt" căng thẳng Mỹ - Iran IAEA: Iran đang tăng cường làm giàu Uranium |
Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, lắng nghe Tổng thống Donald Trump nói chuyện tại Nhà Trắng tháng 5/2019. Ảnh: AFP/Brendan Smialowski |
Chính quyền Mỹ đang “vật lộn” xác định chiến lược chống lại Iran – được thể hiện qua phản ứng không chắc chắn đối với những diễn biến gần đây ở Vịnh Oman.
Phản ứng thế nào đối với vụ tấn công?
Washington chỉ mất vài giờ để cáo buộc trực tiếp Tehran phải "chịu trách nhiệm" cho các cuộc tấn công hôm 13/6 vào hai tàu chở dầu.
Sau đó một ngày,14/6, TT Trump tuyên bố, đã có "bằng chứng rõ rành rành" Iran đứng đằng sau vụ việc hai tàu chở dầu bị tấn công ở vịnh Oman, đồn thời bác bỏ sự phủ nhận của Tehran.
TT đã chỉ ra một đoạn video cho thấy một chiếc tàu tuần tra của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đi theo một trong những chiếc tàu chở dầu và gỡ bỏ một quả ngư lôi chưa nổ ra khỏi thân tàu.
Theo hãng tin Reuters, ông Kokuka Sangyo, Chủ tịch Công ty Vận hành tàu Kokuka Courageous (Nhật Bản), cho biết con tàu của họ bị tấn công 2 lần hôm 13/6 và 2 vụ cách nhau 3 giờ buộc thủy thủ đoàn phải sơ tán. Các thuyền viên cũng thừa nhận đã tận mắt nhìn thấy một vật thể bay đâm vào tàu trước khi vụ nổ thứ hai xảy ra.
Các hình ảnh, video kia được xem là bằng chứng được Mỹ sử dụng để củng cố cáo buộc Iran đứng sau các vụ tấn công do Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa ra. Ông nhấn mạnh Washington sẽ bảo vệ các lực lượng, lợi ích của mình và sát cánh với các đối tác, đồng minh để bảo vệ thương mại toàn cầu và ổn định khu vực. Ông Pompeo cũng không quên nhắc lại Iran từng đe dọa ngăn hoạt động vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz.
Nhưng theo sau những lời buộc tội của Mỹ không phải là các đe dọa của bất kỳ sự trả đũa ngay lập tức. Điều đó thể hiện mức độ hạn chế của một chính quyền đang liên tục thắt chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao đối với Iran. Dù vậy tháng trước chính nó lại đã đẩy mạnh chiến lược "gây áp lực tối đa" với việc triển khai tàu, máy bay ném bom và quân đội mới tới khu vực.
Một trong hai tàu chở dầu bị tấn công trên vịnh Oman hôm 13.6 Ảnh: AFP |
Lại cuộc chiến ngôn từ?
"Tình hình giữa Mỹ và Iran đang ngày càng trở nên nguy hiểm", Colin Kahl, cựu cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền Obama hiện tại đang công tác tại Đại học Stanford ở California, nhấn mạnh.
Cả hai bên có thể "dễ dàng ... trượt vào một cuộc chiến mà họ tuyên bố muốn tránh", ông nói.
Giữa cuộc chiến ngôn từ vẫn đang tiếp diễn và diễn biến leo thang gần đây, nhiều nhà quan sát và đồng minh của Mỹ lo ngại một sự cố có thể biến thành xung đột mở.
Nhưng Aaron David Miller, một cựu đàm phán viên của cả hai chính quyền Dân chủ và Cộng hòa, không thấy các cuộc tấn công gần đây là "đủ để một chiến tranh nổ ra."
Tập trung vào các giải pháp ngoại giao?
Về phần mình, TT Trump đã nói rõ điều này: Ông không muốn lôi kéo quân đội nước này vào một cuộc chiến tranh tốn kém và "bất tận" như ở Afghanistan và Iraq.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan cũng đã thể hiện quyết tâm "bảo vệ lực lượng và lợi ích của chúng tôi trên toàn thế giới", ông cũng đã nhắc lại rằng Washington "không tìm kiếm xung đột".
Các phát ngôn viên của Lầu Năm Góc đã nhấn mạnh, cả lợi ích và lực lượng của Mỹ đều chưa bị tấn công - khiến vụ tấn công trở thành một vấn đề ảnh hưởng đến giao thông hàng hải toàn cầu cần được giải quyết ở cấp độ quốc tế.
"Chúng tôi có một vấn đề quốc tế ở Trung Đông, đó không phải là vấn đề của riêng Mỹ", ông Shanahan nói với các phóng viên hôm thứ Sáu, nhấn mạnh Mỹ đã thống nhất tìm kiếm một "sự đồng thuận quốc tế cho vấn đề quốc tế này."
Nhưng phải là bí mật khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton – người thuộc phe "diều hâu", đã được đảm nhận các vị trí tích cực hơn nhiều. Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng được coi là một "diều hâu", ngay cả khi ông đã cố gắng để phù hợp hơn với đường lối kiềm chế hơn của TT Trump.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói chuyện với truyền thông tại Bộ Ngoại giao ở Washington, sau vụ tấn công hai tàu chở dầu. Ảnh: AP |
Quan trọng là TT Trump muốn gì?
Ngoài câu hỏi làm thế nào để đối phó với các cuộc tấn công gần đây, một câu hỏi lớn hơn nhiều vẫn là: mục tiêu cụ thể của chiến lược "gây áp lực tối đa" của Mỹ chống lại Iran là gì?
Năm ngoái, TT Trump đã rút Mỹ ra khỏi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015 được thiết kế để ngăn chặn Teheran sản xuất vũ khí hạt nhân.
Ông đã chỉ trích gay gắt hiệp ước, đàm phán trong nhiệm kỳ Tổng thống Obama và tuyên bố ông muốn buộc Cộng hòa Hồi giáo chấp nhận những hạn chế nghiêm ngặt hơn nhiều đối với chương trình hạt nhân và chấm dứt mọi hành vi "gây bất ổn" ở Trung Đông.
Trong những tuần gần đây, ngay cả khi các nhóm của ông đang tăng cường áp lực kinh tế, ngoại giao và quân sự đối với Iran, TT Trump đã đưa ra nhiều lời kêu gọi đối thoại trực tiếp với các nhà lãnh đạo Iran.
Nhưng khi nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei thẳng thừng từ chối, ông Trump dường như không chắc chắn nên tiến hành bước tiếp theo như thế nào.
"Cá nhân tôi cảm thấy rằng còn quá sớm để nghĩ về việc thực hiện một thỏa thuận", TT Trump viết trên trang Twitter cá nhân hôm thứ Năm, trước khi một lần nữa vào thứ Sáu lặp lại lời mời.
"Chúng tôi muốn đưa họ trở lại bàn đối phán nếu họ muốn quay lại", ông phát biểu trong chương trình Fox & Friends. "Tôi sẵn sàng khi họ sẵn sàng. Bất cứ khi nào họ sẵn sàng, tôi đều đồng ý."
"Vấn đề thực sự là không có kết thúc trong chiến lược của chính quyền Mỹ," Miller nói. "Ngay bây giờ, chế độ (Iran) sụp đổ hoặc thay đổi chỉ có trong tưởng tượng."
Miller thấy sự thiếu rõ ràng đáng lo ngại trong cách tiếp cận của chính quyền TT Trump.
"Mục đích của lệnh trừng phạt là gì?" các nhà ngoại giao đặt câu hỏi. "Có phải là để phá hủy nền kinh tế Iran? Hay đó là một nỗ lực nghiêm túc để kéo Iran vào các cuộc đàm phán và tạo ra một kết quả tốt hơn những gì cựu TT Obama đã làm được?"
"Tôi không tin chính quyền này đã sẵn sàng (thực hiện) những nhượng bộ mà Iran sẽ yêu cầu trong một cuộc đàm phán nghiêm túc."
Xem thêm
Hệ thống phòng không mới của Iran bắn hạ 6 mục tiêu tàng hình cùng lúc Hôm 9/6, Bộ Quốc phòng Iran đã công bố đoạn video ghi lại cảnh hệ thống phòng không tự phát triển của nước này có khả ... |
Video: Phi đội F-35 Mỹ mang bom và tên lửa dàn trận sát Iran Đoạn video được cho là của quân đội Mỹ ghi lại cảnh các máy bay F-35 hiện đang đồn trú tại UAE, vị trí cách ... |
Mỹ cảnh báo nước trừng phạt bất kỳ nước nào mua dầu của Iran Mỹ sẽ xử phạt bất kỳ quốc gia nào mua dầu mỏ từ Iran sau khi hết hạn miễn trừ vào ngày 2/5, Đại diện ... |