Trang chủ Chính trị - Xã hội
15:29 | 19/05/2023 GMT+7
Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Tình bạn đặc biệt giữa "Paman Ho" và các chính khách Indonesia

aa
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết bạn với nhiều nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên khắp thế giới.
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ Anh Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ Anh
Tăng cường hợp tác, đầu tư giữa giữa các tỉnh của Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào Tăng cường hợp tác, đầu tư giữa giữa các tỉnh của Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào

Tình bạn đặc biệt của Người với các nhà cách mạng tiền bối của Indonesia đã đặt nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và “quốc gia vạn đảo” vốn có nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa.

Tháng 2/1959, Indonesia là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm chính thức, trong khi Việt Nam là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm quốc tế dài ngày cách đấy 3 tháng của Tổng thống Sukarno với hàm nghĩa về Việt Nam cũng như về nhà. Trong cả hai chuyến thăm đó, hai nhà lãnh đạo luôn dành cho nhau sự đón tiếp nồng hậu, vượt qua những nguyên tắc ngoại giao thông thường.

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Thị Minh Tuyết, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno không đơn thuần là mối quan hệ ngoại giao giữa hai bậc nguyên thủ quốc gia mà còn là tình bạn chiến đấu, tình anh em kết nghĩa. Hai nguyên thủ của hai đất nước sang thăm nhau và họ đã kết nghĩa anh em - một điều hy hữu trong lịch sử ngoại giao thế giới. Là bạn hữu, là anh em nên họ nói với nhau bằng tiếng nói của trái tim và cư xử với nhau rất đỗi thân tình.

Thân thiết với nhau đến mức, Tổng thống Sukarno gọi vị Chủ tịch của Việt Nam là "Paman Ho", tức Bác Hồ như nhân dân Việt Nam thường gọi, trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi Tổng thống của Indonesia là "Bung Karno" như nhân dân nước này vẫn xưng tụng. Cũng từ chuyến thăm Indonesia, "Paman Ho" đã kết nghĩa anh em với "Bung Karno" và nhận con gái của Tổng thống Sukarno, bà Megawati, người sau nay trở thành Tổng thống thứ năm của Indonesia và hiện là Chủ tịch đảng Dân chủ Đấu tranh Indonesia (PDI-P) cầm quyền, làm con nuôi.

Chú thích ảnh
Bìa cuốn sách “Hồ Chí Minh & Sukarno” do Tạp chí lịch sử Historia.id phối hợp với Nhà xuất bản Kompas ấn hành vào năm 2018, trong đó kể lại câu chuyện về kỷ niệm giữa nhà báo Amarzan Loebis với "Paman Ho". Ảnh: TTXVN phát

Trong lời đề từ cho cuốn sách “Hồ Chí Minh & Sukarno” do Tạp chí lịch sử Historia.id kết hợp với nhà xuất bản Kompas ấn hành vào năm 2018, bà Megawati cho biết "Bung Karno" có mối quan hệ tốt đẹp với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Theo bà Megawati, "Bung Karno" và "Paman Ho" là hai nhà lãnh đạo châu Á nổi tiếng với sự kiên định chống lại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc ở đất nước mình. "Bung Karno" đấu tranh chống thực dân Hà Lan, trong khi "Paman Ho" lãnh đạo nhân dân mình đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Với tư cách là nhân chứng trực tiếp, bà Magawati cho biết trong chuyến thăm Indonesia của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1959, "Bung Karno" thậm chí còn mời "Paman Ho" đến Bandung để cùng khánh thành Viện Công nghệ Bandung (ITB), được nâng cấp từ Khoa Kỹ thuật thuộc Đại học Indonesia và là trường học cũ của "Bung Karno". Ngày 4/3/1959, theo đề nghị của "Bung Karno", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận bằng Tiến sĩ danh dự ngành luật của Đại học Padjadjaran ở Bandung. Đặc biệt, đây cũng là tấm bằng tiến sĩ duy nhất mà Người được nhận trong suốt cuộc đời mình.

Theo ông Bonnie Triyana, Tổng biên tập tờ Historia.id – tạp chí lịch sử trực tuyến lớn nhất của Indonesia và chủ biên của cuốn “Hồ Chí Minh & Sukarno”, rất lâu trước khi "Bung Sukarno" kết bạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng dân tộc Tan Malaka, người cũng là nhà lãnh đạo Maxist, người sáng lập Liên minh Đấu tranh và đảng Murba, thủ lĩnh phong trào du kích của Indonesia, đã là bạn của "Paman Ho". Tình bạn này được thiết lập khi Indonesia vẫn còn là thuộc địa của Hà Lan, trong khi Việt Nam vẫn là thuộc địa của Pháp. Câu chuyện về tình bạn của anh hùng dân tộc Tan Malaka với Bác Hồ đã được chính ông Tan Malaka kể cho ông Shigetada Nishijima, cánh tay phải của Đô đốc Maeda (sĩ quan cấp cao của Hải quân Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương và đóng vai trò quan trọng trong nền độc lập của Indonesia. Ngày 16/8/1945, ngôi nhà của ông ở Jakarta được Tổng thống Sukarno và Phó Tổng thống Mohammad Hatta khi đó sử dụng làm nơi soạn Tuyên ngôn Độc lập của Indonesia).

Ông Tan Malaka và "Paman Ho" từng sống ở Moskva, Nga. Cũng như ông Tan Malaka, "Paman Ho" đã ở thủ đô của Liên Xô trước đây trong 2 năm để nghiên cứu về phong trào chống thực dân và hoạt động tích cực trong Phong trào Cộng sản quốc tế. Theo giới sử học Indonesia, ông Tan Malaka rất có cảm hứng về cách thức "Paman Ho" lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, việc không có những đồng chí giỏi như các phụ tá của "Paman Ho" ở Việt Nam đã khiến ông Tan Malaka thất bại trong việc thực hiện chiến lược chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Indonesia.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có quyết tâm rất cao trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, không chỉ ở đất nước mình, mà còn ở khu vực Đông Nam Á. Ngày 19/11/1945, Người đã gửi thư cho Tổng thống Indonesia "Bung Karno". Nhà báo của tờ Newsweek, Harold Isaacs, đã mang thư đến cho Phó Tổng thống Mohammad Hatta, người đã chuyển tiếp bức thư tới Thủ tướng Sjahrir. Trong thư, "Paman Ho" đã kêu gọi các nhà lãnh đạo của phong trào đấu tranh giành độc lập Indonesia cùng hợp tác để đánh đuổi thực dân và đế quốc ở Đông Nam Á, từ Việt Nam đến Myanmar và Indonesia.

Tuy nhiên, theo suy nghĩ của ông Sjahrir, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua ở Việt Nam khác với thực tế của cuộc cách mạng ở Indonesia. Indonesia là thuộc địa của Hà Lan, vốn không mạnh bằng Pháp cả về quân sự lẫn kinh tế. Vì vậy, việc hợp tác với Việt Nam để cùng chống đế quốc và thực dân là không cần thiết vì điều đó có thể làm chậm quá trình giành độc lập của Indonesia. Xuất phát từ những cân nhắc thực tế đó, ông Sjahrir đã không hồi đáp bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đề nghị hợp tác này cuối cùng đã không bao giờ xảy ra.

Theo ông Bonnie, thật thú vị khi nhấn mạnh rằng bức thư đã được nhà báo Harold Isaacs chuyển cho Phó Tổng thống Hatta. Có lẽ câu trả lời sẽ khác nếu "Bung Karno" nhận được bức thư này. Song việc Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi các nhà lãnh đạo Indonesia, cũng như Ấn Độ, Myanmar và Malaysia nêu cao tinh thần đoàn kết chống chủ nghĩa thực dân-đế quốc, thậm chí hướng tới thành lập một liên bang, có thể được coi là phôi thai cho ý tưởng tương tự được "Bung Karno" đưa ra tại Hội nghị Á-Phi tại Bandung vào năm 1955. Trên thực tế, tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia từng trải qua chế độ thực dân như Ấn Độ, Myanmar, Indonesia và Malaysia đã diễn ra dưới nhiều hình thức hợp tác.

Ông Ibrahim Isa, nguyên Tổng thư ký Tổ chức Đoàn kết nhân dân Á-Phi (OISRAA) cho rằng mối quan hệ thân thiết giữa Indonesia với Việt Nam được thiết lập khi miền Nam Việt Nam bị Mỹ xâm chiếm. Tổng thống Sukarno đã ra lệnh thành lập Ủy ban Giải phóng miền Nam Việt Nam. Người đàn ông 82 tuổi hiện sống ở Amsterdam, Hà Lan, này cho biết: “Indonesia đã cụ thể hóa lòng trung thành với bạn bè bằng cách cung cấp cơ sở vật chất cho việc mở cửa văn phòng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Jakarta. Ngoài hỗ trợ cơ sở vật chất, Indonesia cũng hỗ trợ tài chính”.

Theo ông Bonnie, mối quan hệ thân thiết với Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh cũng đã đưa ông Isa đến thăm Hà Nội và có cơ hội được gặp "Paman Ho". Cuộc gặp với Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ông Isa được tham dự diễn ra vào năm 1964 và do Hội đồng Hòa bình Thế giới khởi xướng. Ông Isa kể lại: “Paman Ho, theo cách gọi thân thiết của người dân Việt Nam, là một người rất thân thiện. Ở lần gặp thứ hai, chúng tôi đã chụp ảnh với Người ở bậc tam cấp của Phủ Chủ tịch”.

Chính phủ Indonesia đã tiến hành vận động hành lang và phát động các chiến dịch quốc tế chống lại cuộc xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Theo ông Ibrahim Isa, cuối năm 1965, khi quyền lực của mình đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc, "Bung Sukarno" còn đứng ra tổ chức Hội nghị quốc tế chống căn cứ quân sự nước ngoài (KIAPPMA) với một trong những chương trình nghị sự chính là thảo luận về hành động xâm lược Việt Nam của Mỹ và chiến dịch giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh và "Bung Sukarno" đã không có cơ hội chứng kiến quân đội Mỹ bị đánh bại và miền Nam Việt Nam được giải phóng vào năm 1975. "Paman Ho" qua đời năm 1969, sau đó một năm là Tổng thống Sukarno.

Theo Hữu Chiến (TTXVN)

https://baotintuc.vn/thoi-su/tinh-ban-dac-biet-giua-paman-ho-va-cac-chinh-khach-indonesia-20230519140144518.htm

Tăng cường kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Indonesia Tăng cường kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Indonesia
Ngày 14/3, trong buổi làm việc với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Indonesia (KADIN) Arsjad Rasjid cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi Indonesia luôn quan tâm thúc đẩy đầu tư, thương mại. Qua đó, mong muốn hai bên đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp.
Việt Nam dự Hội nghị đối thoại cấp cao giữa Trung Quốc và các chính đảng Việt Nam dự Hội nghị đối thoại cấp cao giữa Trung Quốc và các chính đảng
Ðoàn đại biểu Ðảng Cộng sản Việt Nam, do đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Ðối ngoại Trung ương làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Ðối thoại cấp cao giữa Ðảng Cộng sản Trung Quốc với các chính đảng trên thế giới, theo hình thức trực tuyến vào tối 15/3.
Theo Báo Tin tức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam - Indonesia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân

Việt Nam - Indonesia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân

Ngày 24/4/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam – Indonesia.
Venezuela trân trọng di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Venezuela trân trọng di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/4 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đến dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Tượng đài Hồ Chí Minh trên Đại lộ Simón Bolívar ở Thủ đô Caracas.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, nông nghiệp, thuỷ sản Indonesia - Việt Nam

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, nông nghiệp, thuỷ sản Indonesia - Việt Nam

Kinh tế Việt Nam – Indonesia có nhiều điểm tương đồng, thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác hoạt động xúc tiến thương mại, nông nghiệp, thuỷ sản…

Các tin bài khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Chiều 23/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Theo Thủ tướng, sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, có thể khẳng định chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay và cũng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.
Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ (7/5/1954) là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ.

Đọc nhiều

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Sinh viên, lưu học sinh đến từ 9 quốc gia, gồm: Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Liên bang Nga, Campuchia và Ai Cập vừa cùng hơn 1.000 sinh viên Trường ...
Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đây là kiến nghị của ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc tại cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vào ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động