Tin tức trong ngày 5/5 mới nhất: Quảng Nam thanh tra vụ việc mua máy xét nghiệm Covid-19 7 tỷ đồng
77 tổ chức phi chính phủ nước ngoài gửi thư cảm ơn và đánh giá cao nỗ lực chống dịch của Việt Nam |
Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra hoạt động xuất khẩu gạo từ đầu năm 2020 |
Tin tức trong ngày 5/5
Quảng Nam thanh tra việc mua máy xét nghiệm Covid-19 hơn 7 tỷ đồng
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định phân bổ dự toán ngân sách cho Sở Y tế tỉnh 7,56 tỷ đồng được trích từ dự toán ngân sách giao năm 2020 vào ngày 24/3 để trang bị thiết bị xét nghiệm Covid-19 Realtime PCR tự động. UBND tỉnh đã giao cho Sở Y tế lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định.
Đến ngày 24/4, hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR tự động đã được Sở Y tế tỉnh Quảng Nam mua về sau khi thương thảo với giá trị 7,2 tỷ đồng. Hệ thống máy xét nghiệm sau đó đã được bàn giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của tỉnh này và chính thức được đưa vào sử dụng hôm 1/5.
Vụ việc này nhanh chóng làm dư luận gợi sóng khi có nhiều nghi vấn về mức giá 7 tỷ đồng dành cho hệ thống máy xét nghiệm này. Trước đó, Giám đốc CDC tại Hà Nội cùng các đồng phạm đã đồng loạt bị khởi tố sau bê bối "ăn chênh lệch" tới gần 5 tỷ đồng khi cũng mua thiết bị trên với giá 7 tỷ đồng.
Hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động tại Quảng Nam (Ảnh: Dân Trí) |
Trước tình hình đó, ngày 29/4, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức cuộc họp với nhiều cơ quan, sở, ngành để lắng nghe các giải trình của các đơn vị liên quan đến việc mua thiết bị xét nghiệm Realtime PCR tự động với giá 7,2 tỷ đồng.
Theo Dân Trí, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Chí Thanh đã ký quyết định giao Thanh tra tỉnh thanh tra gói thầu mua sắm hệ thống xét nghiệm nói trên. Ngày 4/5, Thanh tra tỉnh công bố quyết định thanh tra đột xuất gói thầu đã mua thiết bị xét nghiệm tại Sở Y tế và Sở Tài chính tỉnh. Thời gian thanh tra là 15 ngày, những nội dung có liên quan dù trước hay sau thời điểm mua máy xét nghiệm đều được điều tra làm rõ và phải có báo cáo lên UBND tỉnh trước ngày 20/5.
Đề xuất buộc học lại nếu bị tước bằng lái xe 4 lần trong 3 năm
Đó là đề xuất nằm trong dự thảo luật Giao thông đường bộ (GTĐB) mới, được sửa đổi từ luật GTĐB năm 2008. Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN (Bộ GTVT) chia sẻ với truyền thông rằng bộ luật này đang Bộ GTVT lấy ý kiến đóng góp và sẽ sớm được trình lên Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, nếu tài xế vi phạm an toàn giao thông và bị tước bằng lái xe 4 lần liên tiếp trong khoảng thời gian 3 năm thì sẽ bị thu hồi lại bằng lái và bắt buộc phải học, thi lại nếu muốn tiếp tục điều khiển các phương tiện giao thông.
Tài xế vi phạm an toàn giao thông, bị tước giấy phép lái xe 4 lần trong 3 năm sẽ phải học và thi lại để được cấp tiếp GPLX (Ảnh: T.N) |
Cũng liên quan đến nội dung sửa đổi về quản lý giấy phép lái xe (GPLX), ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Phương tiện và người lái cho biết hiện Nghị định 100/2019 đã quy định 61 hành vi vi phạm ngoài việc phạt tiền, người lái xe sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 24 tháng.
Dự thảo luật đồng thời đề xuất việc theo dõi số lần vi phạm và bị tước quyền sử dụng GPLX của các tài xế để có cơ sở dữ liệu, thu hồi GPLX. Đây cũng là hình thức được một số nước phát triển như Đức hay Trung Quốc áp dụng.
Doanh nghiệp gồng mình mua sắn giúp nông dân mùa dịch bệnh
Theo Báo Thanh niên, mới đây Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa, thuộc tổng công ty thương mại tỉnh Quảng Trị đã gồng mình để thu mua sắn, giúp đỡ các hộ nông gia gặp khó khăn trong mùa dịch. Được biết, trong vô số các mặt hàng nông sản tồn kho, không tiêu thụ được vì tình hình dịch Covid-19 kéo dài, tinh bột sắn đã bị tồn đọng lại lên đến 37.500 tấn, trong đó nhà máy Hướng Hóa chiếm đến 25.000 tấn.
Ông Nguyễn Bá Tài, Phó giám đốc Nhà máy Hướng Hóa cho hay, bởi dịch bệnh, thị trường chủ lực Trung Quốc "đóng băng" nên tính từ Tết cho đến thời điểm hiện tại, nhà máy gần như không thực hiện được một hợp đồng nào có giá trị đáng kể. Điều đó đã dẫn đến tình trạng quá tải tại các kho bãi chứa hàng do tình trạng tồn kho. Ông Tài cũng cho biết thêm: "Hiện toàn công ty tồn kho 25.000 tấn, tương đương 250 tỷ đồng vốn đọng".
Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa thu mua nguyên liệu sắn tươi của bà con, hỗ trợ mùa dịch khó khăn (Ảnh: Nguyễn Phúc) |
Dù thua lỗ và chưa thể nhanh chóng phục hồi lại nhịp điệu làm việc như trước đây, nhưng Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa vẫn có nghĩa cử hết sức cao đẹp khi đứng ra thu mua sắn tươi cho bà con trồng sắn tài 2 vùng nguyên liệu Đakrông và Hướng Hóa. Mức giá ổn định được đưa ra là 2.000 VND/ 1kg sắn tươi. Song song với đó, nhà máy tái mở cửa trở lại, hoạt động hết công suất, nhân viên làm việc 3 ca/ ngày. Tất cả những nỗ lực trên đều vì một mong muốn nhanh chóng giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp lẫn bà con.
Chia sẻ về câu chuyện này, ông Hồ Xuân Hiếu, Phó Giám đốc Tổng công ty thương mại Quảng Trị nhận định rằng đây không còn đơn thuần là hành động thu mua nguyên liệu nữa, mà mục tiêu chính ở đây là mong muốn giúp đỡ bà con gặp khó khăn. "Chúng tôi phải đi vay tiền của ngân hàng để trả người dân". Dù vậy, công ty cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ không thể thu mua nguyên liệu nếu như không có sự hỗ trợ kịp thời của các cơ quan cấp trên cũng như lãi suất vay của ngân hàng.
Giáo sư Ahn Kyong Hwan (Hàn Quốc): Tôi yêu Việt Nam, yêu “hồn Việt” Từ lâu, tên tuổi Giáo sư Ahn Kyong Hwan đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Ông được đánh giá là ... |
Tin tức bóng đá Việt Nam nóng nhất, mới nhất ngày 5/5/2020 Đặng Văn Lâm và nguy cơ xấu tại Muangthong United, các cầu thủ sẽ được test nhanh COVID-19 khi V-League 2020 trở lại? hay SVĐ Mỹ Đình ... |
Truyền thông quốc tế đưa tin học sinh Việt Nam trở lại trường Học sinh Việt Nam trở lại trường học sau gần 3 tháng nghỉ học vì dịch COVID-19 không chỉ là đề tài quan tâm của ... |