Tin tức trong ngày 11/5 mới nhất: "Tiền di động" sẽ được triển khai trong tháng 6
HDBank–Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam triển khai tài trợ thương mại trên nền tảng blockchain |
Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp bình quân tháng là 3,7 triệu đồng/ người |
Tin tức trong ngày 11/5
Triển khai "tiền di động"
Theo Thanh Niên, mới đây, tại hội nghị giao ban cuối tuần trước, Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng thông báo rằng dịch vụ "Mobile Money" (Tiền di động) - đã bị trì hoãn nhiều năm sẽ cố gắng để được triển khai trong năm nay. Tháng 6 tới, các doanh nghiệp (DN) viên thông sẽ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ TT-TT cấp phép để kích hoạt ứng dụng này. Thủ tướng đã đồng ý với việc triển khai trên toàn quốc này thay vì chỉ thực hiện Mobile Money ở một số vùng nhất định theo như đề xuất trước đó. Bộ cũng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông chuẩn bị kỹ lưỡng đề án cũng như cơ sở vật chất để kịp triển khai dịch vụ này.
Mobile Money hiểu một cách đơn giản thì chính là việc người dùng chỉ cần điện thoại di động để thực hiện thanh toán qua danh bạ mà không cần bất cứ một ví điện tử hay tài khoản ngân hàng nào. Ứng dụng này đã phổ biến và rộng rãi đối với 90 quốc gia, có gần 870 triệu tài khoản đăng ký, 272 ứng dụng, doanh số giao dịch mỗi ngày bình quân là 1,3 tỷ USD và 1 triệu tài khoản được duy trì trong ít nhất 90 ngày.
Bên cạnh phương pháp thanh toán qua ví điện tử có liên kết với tài khoản ngân hàng, nay Mobile Money sẽ là ứng dụng đơn giản hơn dành cho những công dân chưa sở hữu thẻ tín dụng (Ảnh: Đào Ngọc Thạch/ Thanh Niên) |
Phó tổng giám đốc Tổng công ty truyền thông Việt NamPT - Media, ông Nguyễn Hải Sơn cho hay công ty của mình đã rất sẵn sàng về cơ sở hạ tầng để có thể triển khai Mobile Money. Hiện Viettel và Việt NamPT đều đã được cấp giấy phép thanh toán, nhà mạng lớn khác là MobiFone cũng đang chờ được triển khai thử mô hình này sau khi nộp hồ sơ.
Với việc phổ biến rộng rãi ứng dụng này, việc thanh toán mà không cần đến tiền mặt sẽ diễn ra hết sức dễ dàng. Trên thực tế, dù tỷ lệ người dùng Việt có thẻ tín dụng chưa cao, vẫn có đến 50% người dân Việt không sở hữu loại thẻ này. Nhưng bù lại, mật độ của thuê bao di động lại đạt 100% và trên 90% các giao dịch dưới 100.000 đồng bằng tiền mặt. Vì thế, Mobile Money sẽ là giải pháp cho mọi người khi thực hiện các giao dịch có giá trị nhỏ, và chỉ cần chuyển qua số điện thoại trên danh bạ một cách dễ dàng để hoàn thành việc chi trả. Việc áp dụng tiền di động lên các nhà mạng thay vì ngân hàng có vẻ cũng đơn giản hơn rất nhiều bởi độ phủ sóng mạnh mẽ của một vài hãng viễn thông trong nước như: Viettel, Vinaphone - Việt NamPT,...
Một ưu điểm đáng kể nữa của Mobile Money đó là việc có thể sử dụng ngay cả trên điện thoại đời thấp - tức điện thoại "cục gạch" sử dụng sóng 2G. Tổng giám đốc Tổng công ty dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) cho hay: "Những người này (người sử dụng điện thoại đời thấp) hoàn toàn chưa được ví điện tử hoặc ngân hàng phục vụ, tuy nhiên lại rất dễ dàng sử dụng Mobile Money. Viettel đã có kinh nghiệm triển khai rất thành công tại các nước châu Phi và các nước trong Đông Nam Á như Myanmar". Như vậy, không chỉ riêng những người sống tại vùng có điều kiện thuận lợi mà những nông dân, người nghèo thành thị, vùng sâu vùng xa cũng đều có thể dễ dàng thanh toán dễ dàng từ những món có giá trị nhỏ như cốc trà đá, gói mì,... cho đến loạt giao dịch lớn hơn dưới 10 triệu đồng. Thương mại điện tử sẽ có cơ hội tiếp cận hơn nữa với người dùng ở những vùng sâu vùng xa sau khi Mobile Money được triển khai đồng bộ trong cả nước.
Dù vậy, Mobile Money cũng tiềm ẩn rủi ro khi dữ liệu của khách hàng có thể bị xâm phạm, tiền của khách hàng có thể bị mất nếu phương pháp quản lý không phù hợp, khách hàng có thể chia nhỏ giá trị để lách quy định về hạn mức thanh toán, thực hiện hành vi cờ bạc, rửa tiền,...Đại diện nhiều doanh nghiệp viễn thông đã lên tiếng đảm bảo sẽ tuân thủ đầy đủ quy định về an toàn bảo mật và phóng chống rửa tiền, theo đúng hướng dẫn của NHNN và cơ quan quản lý.
Đưa 270 công dân Việt Nam về nước an toàn
Cơ quan chức năng, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã tổ chức thành công chuyến bay đón hơn 270 công dân Việt mắc kẹt tại Malaysia về nước thành công hôm qua, ngày 10/5. Đây là hành động dựa trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, được các bộ và ban ngành có liên quan thực hiện: tổ chức nhiều chuyến bay đưa công dân Việt mắc kẹt tại nước ngoài do dịch Covid-19 về nước an toàn. Cán bộ của Đại sứ quán Việt tại Malaysia cũng đã đích thân tới sân bay để hỗ trợ công dân làm các thủ tục có liên quan.
Công dân Việt xếp hàng và giữ khoảng cách an toàn để thực hiện các thủ tục check - in tại sân bay Kuala Lumpur, Malaysia (Ảnh: Hà Ngọc/ TTXVN) |
Ngay sau khi hạ cánh xuống Việt Nam, toàn bộ phi hành đoàn và hành khách đều đã được thực hiện kiểm tra y tế và đi cách ly theo đúng quy định để đảm bảo an toàn cộng đồng. Những ai dương tính với SARS-CoV-2 đều nhanh chóng được chuyển đến các cơ sở y tế để điều trị, ngăn chặn khả năng lây lan nhanh chóng.
Tiếp viên hàng không trang bị đồ bảo hộ và khẩu trang, hỗ trợ cho các hành khách (Ảnh: Hà Ngọc/TTXVN) |
Cơ quan chức năng và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp với các hãng hàng không trong nước để tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước, thể theo nguyện vọng của công dân, diễn biến thực tế của dịch bệnh trong, ngoài nước và năng lực cách ly của từng địa phương.
Bộ Y tế trả lời vấn đề khi nào Việt Nam công bố hết dịch Covid-19 Trước nhiều thắc mắc đến khi nào Việt Nam có thể công bố hết dịch Covid-19, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ... |
Cầu Thăng Long sẽ dừng hoạt động từ tháng 7/2020 để sửa chữa tổng thể Cầu Thăng Long (Hà Nội) sẽ được sửa chữa trong tháng 7 và hoàn thành vào cuối năm 2020. Trong thời gian sửa chữa sẽ cấm ... |
Khai báo gian dối để được cấp lại Giấy phép lái xe sẽ bị cấm cấp bằng lái trong 5 năm Khai báo gian dối về giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe giả, người thực hiện hành vi này sẽ bị ... |