Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (6/4): Trung Quốc tuyên bố xuất khẩu 4 tỷ chiếc khẩu trang
Australia cảnh báo người dân tự xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà |
Tỉnh Trùng Khánh (Trung Quốc) tặng 100.000 khẩu trang y tế giúp Việt Nam chống COVID-19 |
Tin tức thế giới hôm nay 6/4
Chỉ huy bị sa thải của tàu sân bay Roosevelt dương tính với Covid-19
Mới đây, tin thuyền trưởng Brett Crozier - người đã bị sa thải khỏi vị trí chỉ huy tàu sân bay USS Theodore Roosevelt dương tính với Covid-19 đã gây sự chú ý trong dư luận. Thông tin trên được hai người bạn học tại Học viên Hải quân, cùng có quan hệ thân thiết với ông Crozier. Một phát ngôn viên của Hải quân Mỹ từ chối đưa ra bình luận về tình trạng sức khỏe hiện tại của chỉ huy cũ.
Chỉ huy Brett Crozier đã bị sa thải của tàu sân bay Roosevelt sau bức thư kêu gọi Hải quân ngăn chặn Covid-19 hôm 2/4 đã dương tính với nCoV (Ảnh: US Navy) |
Chỉ huy Crozier đã bị sa thải vào ngày 2/4 sau khi ông viết một bức thư kêu gọi Hải quân hãy hành động mạnh mẽ để ngăn chặn sự lây nhiễm của virus Corona chủng mới trên tàu. Đến nay, sau khi Brett Crozier bị sa thải, số người nhiễm nCoV trên tàu sân bay Roosevelt đã tăng lên 13% - 155 người, số liệu được Hải quân Mỹ thống kê vào ngày 4/4. Hải quân Mỹ cũng cho biết 44% trong tổng số 4.800 thủy thủ của tàu đã thực hiện xét nghiệm Covid-19, 1.548 người đã được đưa về bờ và không ai phải nhập viện.
Tiểu đoàn công binh Hải Quân Mỹ phối hợp vận chuyển các thủy thủ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt âm tính với nCoV và không có triệu chứng đến căn cứ hải quân đảo Guam (Ảnh: Hải quân Mỹ) |
Trước đó, khi chỉ huy Crozier viết thư để kêu gọi Hải quân tăng cường ngăn chặn virus, Quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly đã cho rằng Crozier có khả năng đánh giá tình hình kém, gây hoang mang cho mọi người trên tàu nên đã sa thải. Bức thư trên cũng được tiết lộ cho một tờ báo ở California và nhiều cơ quan báo chí khác.
Tuy nhiên, quyết định sa thải chỉ huy Roosevelt của Modly nhanh chóng gặp phải nhiều sự phản đối, chỉ trích của các thành viên Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện. Họ cho đây là "động thái bất ổn", "có thể khiến các thành viên quân đội của chúng ta gặp rủi ro cao hơn và gây nguy hiểm cho sự sẵn sàng của hạm đội chúng ta".
Trung Quốc tuyên bố xuất khẩu 4 tỷ chiếc khẩu trang
Ngày 5/4 vừa qua, Trung Quốc đã công khai rằng nước này bán gần 4 tỷ chiếc khẩu trang cho các quốc gia trong cơn bão Covid-19 từ tháng ba cho đến nay. Dù dịch bệnh nguy hiểm này đã có dấu hiệu chững lại và yên ổn tại Trung Quốc nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn khuyến khích các nhà máy tăng cường sản xuất vật tư y tế.
Cụ thể, từ ngày 1/3, Trung Quốc đã xuất khẩu 3,86 tỷ khẩu trang, 37,5 triệu trang phục bảo hộ, 16.000 máy trợ thở và 2,84 triệu bộ kit xét nghiệm Covid-19 theo đơn đặt hàng của hơn 50 nước. Quan chức hải quan Jin Han cho hay giá của vật tư y tế xuất khẩu tại nước này ước tính xấp xỉ 1,4 tỷ USD.
Những nhân viên làm việc bên trong một nhà sản xuất khẩu trang tại Hàm Đan, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hồi cuối tháng 2 (Ảnh: AFP) |
Tuy vậy, chất lượng của các sản phẩm vật tư y tế đến từ Trung Quốc đã bị các nước như Tây Ban Nha, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines phàn nàn. Họ cho rằng chất lượng của các sản phẩm này không đạt chuẩn và gặp nhiều lỗi, không đảm bảo cho quá trình chiến đấu với bệnh dịch.
Hà Lan tuần trước đã thu hồi 600.000 chiếc khẩu trang trong lô hàng 1,3 triệu khẩu trang đến từ Trung Quốc vì không đạt tiêu chuẩn. Bắc Kinh nhanh chóng phản bác rằng nhà sản xuất nói rõ "đây không phải khẩu trang y tế".
Tây Ban Nha cũng đã từ chối hàng nghìn bộ kit xét nghiệm Covid-19 nhanh từ một công ty Trung Quốc chưa được cấp giấy phép hoạt động hồi tuần trước khi nhận thấy chất lượng chúng không đáng tin cậy.
Trong ngày 5/4, Trung Quốc đã phản pháo lại các cáo buộc liên quan đến chất lượng vật tư y tế của mình rằng chúng "không phản ánh hoàn toàn thực tế". Hồi đầu tuần, Bắc Kinh cũng đã thắt chặt các quy định về sản xuất vật tư y tế liên quan đến nCoV, yêu cầu các sản phẩm phải đạt chuẩn và được cấp phép cả trong nước lẫn nước ngoài.
Số ca nhiễm nCoV tăng kỷ lục trong một ngày tại Singapore
Ngày 5/4 vừa qua, Bộ Y tế Singapore ghi nhận thêm 120 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mới tại nước này. Đây là mức tăng cao kỷ lục trong ngày tại Singapore kể từ khi nước này ghi nhận có ca nhiễm bệnh, nâng tổng số người nhiễm vượt 1.300.
Theo báo Straitstimes đưa tin, trong 120 trường hợp nhiễm mới, chỉ có 4 ca ngoại nhập còn lại là những trường hợp nội địa. Nhiều ca bệnh liên quan tới các cụm lây nhiễm được phát hiện trước đó tại 2 khu nhà ở của lao động nước ngoài có tên gọi S11 Dormitory @ Punggol và Westlite Toh Guan.
Nhanh chóng 2 khu nhà trên đã bị phong tỏa, tổng cộng hơn 19.800 lao động nước ngoài tại đây đã bị cách ly và phải ở yên trong khu ở của mình trong 14 ngày. Tất cả các nhu yếu phẩm cho cuộc sống sinh hoạt bình thường sẽ được Bộ Y tế cung cấp đầy đủ.
Hai khu nhà lao động của người nước ngoài tại Singapore bị phong tỏa (Ảnh: ST) |
Hôm 3/4, chính phủ Singapore đã công bố các biện pháp chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Các nơi làm việc tại nước này sẽ phải đóng cửa từ ngày 7/4 đến ngày 4/5 ngoại trừ các dịch vụ thiết yếu và các ngành kinh tế chủ chốt. Trường học cũng được đóng cửa và học sinh sẽ học tại nhà hoàn toàn.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng hối thúc người dân ở nhà trong thời gian này trên trang Facebook cá nhân. Ông nói rằng hiện tại nước này đang chứng kiến các ca nhiễm nội địa nên nếu mọi người ở yên trong nhà, các ca bệnh mới có thể sẽ giảm.
Tokyo, Hong Kong ghi nhận số ca COVID-19 tăng kỷ lục Thủ đô của Nhật Bản trong ngày 4/4 đã ghi nhận hơn 130 ca nhiễm COVID-19 mức tăng kỷ lục, nâng tổng số ca nhiễm ... |
Thái Lan tự sản xuất bộ kit xét nghiệm COVID-19 đạt chuẩn của WHO Giới chức y tế Thái Lan tuyên bố nước này đã tự sản xuất được các bộ kit xét nghiệm COVID-19 bằng kỹ thuật Real-time ... |
David Beckham bất ngờ "xuống tóc" kêu gọi mọi người ở nhà phòng COVID-19 David Beckham đã khoe kiểu đầu mới được cạo trọc của mình, cùng với đó là những thông điệp khuyến khích người dân ở nhà ... |