TikTok sẽ rời khỏi thị trường Hồng Kông trong vài ngày tới vì các công ty công nghệ khác bao gồm Facebook, Google đã dừng chia sẻ dữ liệu người dùng trong khu vực này theo yêu cầu của chính phủ.
TikTok thuộc ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc đã đưa ra quyết định rời khỏi Hồng Kông sau khi Trung Quốc thiết lập luật an ninh quốc gia mới cho khu vực này.
|
TikTok sẽ rời khỏi Hồng Kông trong vài ngày tới. |
"Sau những sự kiện gần đây, chúng tôi đã quyết định ngừng hoạt động của ứng dụng TikTok tại Hồng Kông", phát ngôn viên của TikTok trả lời với Reuters.
Ứng dụng video ngắn hiện được điều hành bởi Kevin Mayer, cựu giám đốc của Walt Disney đã nói trước đây rằng dữ liệu người dùng của ứng dụng không được lưu trữ tại Trung Quốc.
TikTok cũng đã nói trước đó rằng họ sẽ không tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào của chính phủ Trung Quốc để kiểm duyệt nội dung hoặc truy cập vào dữ liệu người dùng của TikTok, cũng chưa bao giờ được yêu cầu làm như vậy.
Khu vực Hồng Kông là một thị trường nhỏ, TikTok đã thua lỗ tại thị trường này. Tháng 8 năm ngoái, TikTok báo cáo đã đạt được 150.000 người dùng ở Hồng Kông. Trên toàn cầu, TikTok đã đạt 2 tỷ lượt tải xuống ứng dụng trên App Store và Play Store sau quý đầu tiên của năm nay, theo công ty phân tích Sensor Tower.
Thiết kế của TikTok khiến người dùng Trung Quốc đại lục không thể truy cập được. Đó là một phần của chiến lược thu hút hơn người dùng trên toàn cầu. Ứng dụng được phát triển tương đương ở đại lục được gọi là Douyin.
"Hiện tại không có kế hoạch nào giới thiệu Douyin trên thị trường Hồng Kông", một phát ngôn viên của ByteDance cho biết.
Mặc dù Douyin không có sẵn trên các cửa hàng ứng dụng ở nước ngoài nhưng nó đã thu hút nhiều người dùng hơn TikTok ở Hồng Kông. Người dùng Trung Quốc đại lục có thể tải xuống ứng dụng khi ở đại lục hoặc bằng cách chuyển đổi tài khoản.
|
Các nền tảng mạng xã hội đang xem xét mức độ ảnh hưởng sau khi luật an ninh Hồng Kông có hiệu lực. |
Trước đó, Facebook, Google và Twitter bắt đầu dừng xem xét các yêu cầu liên quan tới dữ liệu người dùng mà họ nhận được từ chính quyền Hồng Kông.
Đầu tuần này, Facebook thông báo dừng chia sẻ dữ liệu người dùng trên mọi nền tảng, như Facebook, WhatsApp và Instagram, cho chính quyền Hồng Kông. Google và Twitter cũng có động thái tương tự sau khi luật an ninh Hồng Kông có hiệu lực.
Trong khi đó, Google cho biết sẽ vẫn xử lý các yêu cầu liên quan đến việc gỡ bỏ thông tin trên dịch vụ của họ, còn Twitter và Facebook chưa trả lời.
Các công ty công nghệ từ lâu vẫn hoạt động tự do ở Hồng Kông vì không bị ảnh hưởng bởi Great Firewall như ở Trung Quốc đại lục, nơi cả Google, Twitter và Facebook đều bị chặn. Song, Apple cho biết họ không nhận các đề nghị xử lý nội dung trực tiếp từ chính phủ Hồng Kông, mà thông qua Bộ Tư pháp Mỹ.
Luật an ninh Hồng Kông bắt đầu có hiệu lực từ 1/7, trong đó yêu cầu chính quyền Hồng Kông đảm bảo truyền thông và dịch vụ Internet tuân thủ các ưu tiên an ninh quốc gia.
Tin tức thế giới hôm nay (4/7): Canada đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong Tin tức thế giới 24h mới nhất, thời sự quốc tế nóng nhất hôm nay (4/7): Lũ lụt Trung Quốc khiến hơn 100 người thiệt ... |
Bắc Kinh đưa người cứng rắn làm lãnh đạo cơ quan an ninh Hồng Kông Theo SCMP, ông Trịnh Nhạn Hùng, một quan chức được biết đến với cách giải quyết cứng rắn trong việc xử lý các cuộc biểu ... |
180 người bị bắt sau khi Luật an ninh Quốc gia Hong Kong có hiệu lực Cảnh sát Hong Kong vừa bắt giữ hơn 180 người trong ngày đầu tiên khi Luật an ninh Quốc gia Hong Kong do Bắc Kinh ... |