Tiếp tục phái cử thực tập sinh hộ lý sang Nhật Bản
Giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Nhật Bản 2021 Ngày 2/6, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại đầu tư và du lịch ASEAN - Nhật Bản và Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến Nông sản thực phẩm Việt Nam - Nhật Bản 2021. Tham dự hội nghị có gần 100 nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam và Nhật Bản. |
Nhật Bản - Việt Nam nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, hợp tác Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu. |
Trong vòng 5 năm từ 2019 đến 2024, Nhật Bản cần khoảng 60.000 vị trí hộ lý làm việc tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi và nhiều vị trí điều dưỡng làm việc tại các bệnh viện.
Cuối năm 2018, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai phái cử thực tập sinh (TTS) hộ lý đi thực tập tại Nhật Bản. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn thí điểm, Bộ LĐTBXH đã lựa chọn 44 doanh nghiệp (DN) triển khai đưa TTS hộ lý sang Nhật Bản.
Trong số 44 DN được tham gia thí điểm, có 13 DN đã triển khai trên 2 năm, 11 DN triển khai trên 1 năm, số còn lại triển khai dưới 1 năm. Trong thời gian thí điểm, các DN có hợp đồng cung ứng với các điều kiện và quyền lợi tốt cho TTS hộ lý, có phương án triển khai phù hợp; cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên bảo đảm nên triển khai tương đối an toàn, hiệu quả. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH đánh giá các DN đã nghiêm túc tổ chức đào tạo nghề và ngoại ngữ cho người lao động (NLĐ) trước khi sang Nhật Bản làm việc nên họ dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc mới. Bên cạnh đó, các DN cũng phối hợp chặt chẽ với các đối tác Nhật Bản trong việc tuyển chọn, đào tạo, bố trí điều kiện làm việc, thực tập và sinh sống cho các TTS hộ lý; giải quyết tốt các vụ việc phát sinh.
Đến nay, các DN đã phái cử được 4.019 TTS hộ lý sang Nhật Bản. Số TTS dự kiến phái cử từ nay đến hết năm 2021 là 2.890 người. Trong số các nước phái cử TTS hộ lý sang Nhật Bản thì Việt Nam đứng đầu. "Các TTS hộ lý có việc làm ổn định, thu nhập bình quân đạt 140.000 JPY/tháng, tương đương 30 triệu đồng; được cơ sở tiếp nhận bố trí chỗ ăn, ở, được tạo điều kiện để trau dồi tiếng Nhật. Ngoài ra, dù Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng không có TTS hộ lý nào bị mất việc làm do nhu cầu cao về lao động ngành nghề này ở Nhật Bản" - Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho hay.
Thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Hiệp hội chăm sóc ý tế Osaka Nhật Bản về việc phái cử và tiếp nhận thực tập sinh hộ lý sang Nhật Bản, Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo kế hoạch tuyển chọn ứng viên Khóa 2 năm 2021.
Theo đó, số lượng tuyển chọn: 30 người (nữ giới), phạm vi trên toàn quốc, thời gian thực tập tại Nhật Bản là từ 3 năm.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ ngày 20/5/2021 đến hết ngày 30/10/2021. |
Điều kiện đăng ký dự tuyển: Nữ giới tuổi từ 20 đến dưới 35 tuổi (sinh trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2001); Là sinh viên năm cuối hoặc đã tốt nghiệp từ hệ trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng; Có nhân thân rõ ràng, đạo đức tốt, ý thức kỷ luật tốt, không có tiền án; Chưa từng tham gia các chương trình đào tạo thực tập sinh của Nhật Bản; Đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 6/5/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe; thị lực từ 7/10 trở lên, không bị mù màu, không xăm hình, không bị dị tật ảnh hưởng đến khả năng vận động, không mắc các bệnh: viên gan B, C, HIV, lao phổi, bệnh truyền nhiễm, động kinh, nghiện ma túy, tâm thần.
Quyền lợi ứng viên khi tham gia Chương trình, tại Việt Nam ứng viên được Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka hỗ trợ các chi phí như sau: Toàn bộ chi phí đào tạo tiếng Nhật để thi đạt trình độ N4 (từ 8-11 tháng); Chi phí khám sức khỏe khi bắt đầu nhập học và trước khi xuất cảnh; Lệ phí thi lấy chứng chỉ N4 tiếng Nhật (01 lần thi); Lệ phí xin cấp visa; Tiền vé máy bay khi xuất cảnh.
Tại Nhật Bản, thực tập sinh được nhận trợ cấp đào tạo 60.000 Yên/người trong 01 tháng sau nhập cảnh; được hưởng lương theo quy định của pháp luật Nhật Bản và không thấp hơn người Nhật làm cùng vị trí, cụ thể: Năm thứ nhất: 164.736 Yên/tháng (không bao gồm 01 tháng đào tạo sau khi nhập cảnh), Năm thứ hai: 169.736 Yên/tháng, Năm thứ ba: 172.722 Yên/tháng
Bên cạnh đó, ứng viên được Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka hỗ trợ tổ chức học tiếng Nhật miễn phí (để đảm bảo sau 01 năm thi đạt trình độ N3 tiếng Nhật); đào tạo kỹ năng nghề để thi chuyển giai đoạn; kinh phí đóng tham gia đầy đủ các loại hình bảo hiểm cho thực tập sinh trong thời gian thực tập tại Nhật Bản.
Sau khi hoàn thành chương trình về nước thực tập sinh được hỗ trợ tiền vé máy bay về nước; được Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka hỗ trợ một khoản tiền để ổn định cuộc sống, cụ thể: 200.000 Yên/người nếu hoàn thành chương trình thực tập 03 năm về nước đúng thời hạn.
Cộng đồng người Việt cần chủ động, triệt để tuân thủ các nguyên tắc phòng tránh dịch của Nhật Bản Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam có thông điệp kêu gọi Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản chủ động phòng ngừa dịch bệnh COVID-19. |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Việt Nam - Nhật Bản tập trung thúc đẩy 05 lĩnh vực hợp tác Ngày 17/5/2021, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Trong bầu không khí hữu nghị, tin cậy và hợp tác, hai Thủ tướng đánh giá quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp, đồng thời trao đổi các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian tới. |