“Tiếng gọi của dân cày” - lời giới thiệu về dân tộc Armenia hiền hòa, yêu lao động và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc
Tiểu thuyết “Tiếng gọi của dân cày” là bức tranh toàn cảnh về cuộc đấu tranh của các chiến binh fedayi và hayduk Armenia, giúp người đọc hiểu thêm được rất nhiều về tập tục, về đất lề quê thói của người dân Armenia cư ngụ nơi các làng các thành phố và đang sống ở nước ngoài. Nhưng nổi trội hơn hết thảy là những câu chuyện về lòng dũng cảm cũng như nếp sống độc đáo của họ.
“Tiếng gọi của dân cày” là tiểu thuyết Armenia đầu tiên được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Ảnh: Đinh Hoà |
Nói lý do chọn cuốn sách để chuyển ngữ sang tiếng Việt, Đại sứ Armenia tại Việt Nam Vahram Kazhoyan kể: Năm 1959, trong chuyến thăm tới Armenia, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới Khu nghỉ dưỡng của Hội Nhà văn Armenia. Nhà văn Khachik Dashtents cùng gia đình đã có mặt ở đó.
“Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là sự miêu tả chân thực và sống độngvề cuộc sống cũng như hành động của những người anh hùng trong “Tiếng gọi của dân cày”, Đại sứ Vahram nói.
Đại sứ Armenia tại Việt Nam Vahram Kazhoyan. Ảnh: Đinh Hoà |
Theo Đại sứ Vahram Kazhoyan: Cuốn tiểu thuyết được các dịch giả Việt Nam chuyển ngữ từ tiếng Nga. Do chữ cái và âm sắc của tiếng Armenia và tiếng Việt có sự gần gũi hơn nhiều so với tiếng Armenia và tiếng Nga hay tiếng Việt và tiếng Nga, nên nhóm dịch giả của Đại sứ quán Armenia và Nhà xuất bản Văn học phải so sánh giữa các phiên bản tiếng Armenia, Nga, Việt và Anh để đưa ra bản dịch cuối cùng sát với bản gốc tiếng Armenia nhất.
Dịch giả Trần Bích Thư, một trong 4 tác giả tham gia chuyển ngữ cuốn sách cho biết: Ở phần mở đầu tác phẩm, độc giả sẽ thấy được cuộc sống bình dị, đậm văn hóa người Armenia. Đó là hình ảnh thầy giáo Melkon dạy bảng chữ cái cho học sinh bằng cách lồng tất cả các chữ cái vào các bài hát buổi sớm hoặc các câu chửi mắng đùa vui của dân cày...
“Những trang sử hào hùng của những chiến binh chiến đấu giành độc lập dân tộc Armenia khiến chúng ta liên tưởng đến sự nghiệp đấu tranh của dân tộc Việt Nam suốt hằng bao thế kỷ chống quân xâm lược và giành chiến thắng”, dịch giả Nguyễn Ngọc Hùng nói.
Nhóm dịch giả và nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam giao lưu cùng khán giả. Ảnh: Đinh Hoà |
Dưới góc nhìn của một độc giả và cũng là nhà phê bình văn học, ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng, văn học, văn hóa Armenia còn mới mẻ đối với người Việt Nam. Tiểu thuyết “Tiếng gọi của dân cày” giúp độc giả hiểu thêm về dân tộc Armenia hiền hòa, yêu lao động và sẵn sàng chiến đấu hy sinh quên mình vì Tổ quốc. Họ những người nông dân hiền lành, yêu lao động. Vì hoàn cảnh, họ đã buộc phải cầm vũ khí và đứng lên bảo vệ quyền con người và danh dự của mình. Ông cũng bày tỏ mong muốn trong tương lai gần, độc giả Việt Nam sẽ được tiếp cận nhiều hơn với các tác phẩm của Armenia.
Việt Nam- Armenia: Xúc tiến nhiều hoạt động cụ thể thúc đẩy hợp tác, hữu nghị Tổ chức kết nối doanh nghiệp Việt Nam và Armenia; xúc tiến thành lập Hội hữu nghị Armenia - Việt Nam; thiết lập đường bay thẳng giữa hai nước, khai trương văn phòng Lãnh sự danh sự Armenia tại Thành phố Hồ Chí Minh... là những hoạt động nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác hai nước thời gian tới. |
Việt Nam đã trở thành ngôi nhà thứ hai của nhiều người Armenia Đại sứ Armenia tại Việt Nam Vahram Kazhoyan phát biểu tại Lễ kỷ niệm 32 năm quốc khánh nước Cộng hòa Armenia (21/9/1991 - 21/9/2023) ngày 21/9 tại Hà Nội. |