Tiền ngoại quay lại, thị trường chỉ thiếu các mảnh ghép Bluechips
Giao dịch cầm chừng sau phiên trả điểm VN-Index thu hẹp biên độ lại rất hẹp trong phiên giao dịch thứ 2 sau kỳ nghỉ lễ. Khớp lệnh của sàn đạt chưa tới 7.000 tỷ đồng. |
Trục trặc về đồng hồ giao dịch, HOSE vẫn có phiên khởi sắc nhất từ sau chuỗi ngày nghỉ lễ Phiên giao dịch thứ 3 kể từ sau nghỉ lễ, thị trường đã có sự trở lại của dòng tiền cũng trạng thái tích cực của nhiều nhóm ngành như Khu Công nghiệp, Ngân hàng, Chứng khoán. Sự cố dữ liệu tại HOSE khiến thời gian giao dịch bị trễ 4 phút dường như không ảnh hưởng nhiều. |
Tài khoản chứng khoán mở mới về mức đáy trong hơn 3 năm Nhà đầu tư trong nước đã mở mới 22.740 tài khoản chứng khoán trong tháng 4, giảm hơn 16.800 tài khoản so với tháng trước và là mức thấp nhất trong vòng hơn 3 năm kể từ tháng 2/2020. |
Định vị thị trường
Số liệu CPI tại Trung Quốc ghi nhận mức tăng chậm nhất kể từ 2021, tăng 0,1% so với cùng kỳ trong tháng 4. So với tháng trước, CPI tháng 4 còn giảm 0,1%. Phản ứng của chỉ số chứng khoán nước này lẫn cả khu vực là không rõ ràng. Phần lớn vẫn đi theo mạch điều chỉnh từ cách đây 2 phiên. CSI 300 (-0,16%), SHCMP (-0,29%), KOSPI (-0,22%), TWSE (-0,81%) đều giảm nhẹ. Đây có thể là một phần nguyên nhân khiến cho thị trường Việt Nam không bung sức tăng điểm ở phiên hôm nay dù dòng tiền duy trì sự khởi sắc.
Chất xúc tác
Khối ngoại đã có chuỗi 5 phiên bán ròng trên toàn thị trường và tạm thời chấm dứt mạch bán ra khi trở lại mua ròng 136 tỷ đồng trên 3 sàn. Riêng HOSE hôm nay nhận được 122 tỷ đồng.
Dòng tiền từ các quỹ ETFs thực tế đã không hoàn toàn đổ vào thị trường như kỳ vọng. Trong vòng 3 tháng trở lại đây, quỹ FUBON chỉ nhận được hơn 70 triệu USD, chưa tới 50% mức huy động 160 triệu USD trong đợt bổ sung lần thứ 5.
Nguồn BSC. |
Ngoài ra, sự rút ròng của các quỹ ETFs như VNM (-24,5 triệu USD), Ishare (-27,8 triệu USD) cùng một số quỹ chủ động cũng có thể là nguyên nhân khiến cho thị trường bị rút tiền.
Sau giai đoạn điều chỉnh do hụt tiền ngoại, thị trường hiện đã có sự tham gia sôi động hơn của tiền nội. Khối lượng khớp lệnh của HOSE hôm nay tiếp tục ở trên mức bình quân 20 phiên và còn cao hơn so với phiên hôm qua. Tổng cộng, đã có 3/4 phiên, sàn duy trì được trạng thái thanh khoản tốt, đều trên mức bình quân 20 phiên.
Vận động nhóm ngành
Đã có sự luân chuyển khá hấp dẫn với sự tham gia của nhiều nhóm ngành. Dù không liên tục nhưng các nhóm Bất động sản, Khu Công nghiệp, Bất động sản, Dầu khí vẫn đang thay nhau thu hút được dòng tiền.
Phiên hôm qua, đã có các cổ phiếu DXG và GVR kéo được tiền khá tốt. Đà tăng của DXG (+1,4%), GVR (-0,9%) có chút chững lại do lực bán chốt lời trong hôm nay nhưng đã có ngay các gương mặt nổi lên như DIG (+6,8%), CTD (+6,9%), VPH (+6,8%), NTL (+4,8%) tham gia vào cuộc đua giá.
Nhóm Dầu khí và Phân bón cũng trở lại tăng giá sau 1-2 phiên cân đối lại chuyển động. PVT (+2,2%), PVD (+2,1%), DCM (+2,7%) đều tăng trên 2%.
Vấn đề của thị trường chỉ là thiếu đi sự định hướng của các cổ phiếu lớn. Ngân hàng gần như không có hỗ trợ đáng kể ngoại trừ OCB (+1,5%), VPB (+1,3%) với biên độ tăng không quá lớn.
Các mã VHM (-0,4%), VIC (-0,2%) tỏ ra rất "thờ ơ" dù đây là những cổ phiếu đầu ngành của nhóm Bất động sản. Điều này cũng xảy ra với nhóm Chứng khoán khi SSI (-0,4%), HCM (0%), VCI (-0,8%) còn chịu sức ép về cuối phiên khiến cho FTS (+3,9%), CTS (+2,1%) trở nên "lạc lõng" trong nhóm ngành.
VN30 có tới 16/30 mã giảm dù độ rộng của HOSE vẫn có tới 45% mã tăng giá. Chỉ số VN-Index đã không thể chuyển hóa được thành kết quả cụ thể, đóng cửa giảm 0,11% xuống 1.057,12 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 11.530 tỷ đồng.
HNX-Index và UPCoM-Index cũng không thể có được sự tự tin để để bứt phá, cả 2 đều bị ghìm lại với thành tích là +0,24% và 0,37%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.500 tỷ đồng.
Thương hiệu Blue Bottle Coffee cam kết sẽ đạt được trung tính carbon ở Mỹ và châu Á vào năm 2024 Blue Bottle Coffee đã công bố cam kết đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2024. Điều này mở rộng ra toàn bộ thương hiệu ở Mỹ và châu Á và từ nguồn cung ứng cà phê và nguyên liệu đến việc sử dụng cho khách hàng và phát thải khí nhà kính (greenhouse gas – GHG) trong quá trình sản phẩm và bao bì. |
Khảo sát của Blue Prism: còn nhiều cơ hội để áp dụng RPA trong dịch vụ tài chính ở Châu Á-Thái Bình Dương Blue Prism® (AIM: PRSM), công ty hàng đầu thế giới về tự động hóa thông minh, vừa công bố các phát hiện từ báo cáo khảo sát có tiêu đề “RPA In The APAC Financial Services Sector” (tạm dịch”RPA trong khu vực Dịch vụ tài chính ở Châu Á – Thái Bình Dương”). |