Thúc đẩy thực hiện quyền cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Hơn 200 thiếu nhi dân tộc thiểu số khu vực phía Nam giao lưu văn hóa tại Trà Vinh Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp cùng Tỉnh đoàn Trà Vinh vừa tổ chức Ngày hội giao lưu văn hóa thiếu nhi các dân tộc khu vực phía Nam năm 2022 tại Trà Vinh với chủ đề “Thiếu nhi Việt Nam tự hào và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” với sự tham dự của trên 200 thiếu nhi dân tộc tiêu biểu. |
Điều chỉnh chính sách để phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lào Cai luôn gương mẫu, tận tụy, đi đầu trong mọi phong trào, nói đi đôi với làm, tạo động lực, cùng với bà con thôn bản vượt qua mọi khó khăn, vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế-xã hội. |
Tỉnh Thái Nguyên có 51 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó gần 30% là người dân tộc thiểu số. (Nguồn: Báo Thái Nguyên) |
Chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam vẫn không thay đổi kể từ năm 1992: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và phát triển toàn diện”. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được bảo đảm bằng hiến pháp và pháp luật.
Tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực
Đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể tạo điều kiện hưởng đầy đủ quyền của mình từ quyền học tập, quyền văn hóa, quyền dân sự, chính trị, quyền được Nhà nước hỗ trợ để phát triển về mọi mặt…
Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước; có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ, phát triển giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số. Quyền, nghĩa vụ của thanh niên dân tộc thiểu số được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.
Các lĩnh vực được ưu tiên bao gồm phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực và văn hóa và phát triển cộng đồng dựa vào nội lực.
Chính sách gần đây nhất của Chính phủ dành cho các dân tộc thiểu số, được ban hành năm 2016, là “Quyết định về các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020”.
Ngoài ra, một loạt các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo đã được triển khai, trong đó người dân tộc thiểu số là nhóm hưởng lợi chính.
Buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) được đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch. (Nguồn: Báo Dân tộc) |
Có thể khẳng định, Việt Nam rất tích cực trong công tác đẩy mạnh giảm nghèo bền vững tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Những thành quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2016 - 2020 đã góp phần làm cho bộ mặt của các vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khởi sắc rõ rệt, hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, kinh tế nông thôn miền núi đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Đề cao công tác tuyên truyền chính sách dân tộc
Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc cũng góp một phần quan trọng giúp nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc thiểu số về tính khoa học, nhân văn của quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta; cổ vũ hành động, động viên cán bộ và đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt chính sách dân tộc; góp phần thay đổi thái độ, hành vi của cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao hiệu quả đấu tranh ngăn chặn âm mưu “diễn biến hòa bình” của kẻ thù bên trong và bên ngoài.
Hoạt động tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc ít người cũng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả chính sách dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã tạo nền tảng pháp lý cho việc bảo đảm và thúc đẩy quyền của các dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam ưu tiên việc thực hiện quyền của các dân tộc thiểu số, làm giàu mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
Đồng bào dân tộc thiểu số hứng thú học quảng bá cho du lịch sinh thái Các học viên là người dân tộc thiểu số đã được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tự quảng bá cho các dịch vụ du lịch sinh thái của địa phương mình. |
Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ dân tộc thiểu số ở huyện Ea Súp (Đắk Lắk) Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn chuyên trách Lê Thị Thanh Xuân làm Trưởng đoàn vừa đến thăm và trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Ea Súp. Mỗi căn có trị giá 120 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn vận động hỗ trợ từ Quân khu 5 là 80 triệu đồng/căn, còn lại do gia đình đóng góp. |