Thúc đẩy quan hệ hợp tác thực chất, hiệu quả với Ma-rốc trong đại dịch COVID-19
Thu Hoài 24/03/2021 10:57 | Doanh nghiệp - Doanh nhân


Quan hệ chính trị - đối ngoại giữa Việt Nam với Ma-rốc tiếp tục được củng cố và đi vào chiều sâu thông qua nhiều hình thức linh hoạt, trong bối cảnh các hoạt động trao đổi đoàn bị gián đoạn. Nhiều bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai tham vấn, họp ủy ban hỗn hợp, giao lưu trực tuyến với các đối tác Ma-rốc để thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác cụ thể và tìm kiếm các cơ hội mới. Cơ chế hợp tác song phương vẫn được duy trì như kỳ họp lần thứ nhất Tiểu ban Hợp tác về Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Ma-rốc.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa, thực hiện chỉ đạo xuyên suốt của Bộ Công Thương và Lãnh đạo Đại sứ quán về công tác xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, ngày 23/10/2020 Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến về thị trường Ma-rốc nhằm tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp các thông tin hữu ích về thị trường Ma-rốc phục vụ các doanh nghiệp quan tâm.
![]() |
Toàn cảnh cuộc Tọa đàm trực tuyến về thị trường Ma-rốc. |
Thực hiện chỉ đạo thường xuyên của Bộ Công Thương về công tác thông tin phục vụ doanh nghiệp trong bối cảnh thiếu thông tin thị trường, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc cũng đã biên soạn cuốn Cẩm nang giới thiệu về thị trường này nhằm gửi đến các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin hữu ích và chỉ tiết nhất nhằm hiểu tránh được những rủi ro và khai thác tốt thị trường trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, việc thúc đẩy bổ nhiệm Lãnh sự danh dự Ma-rốc tại Việt Nam cũng góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với Ma-rốc.
Bên cạnh tiềm năng về xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác đầu tư tại chỗ để khai thác nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào tại Ma-rốc và phát triển hàng xuất khẩu sang nước thứ ba.
Năm 2019, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ma-rốc đạt 220 triệu USD. Mức tăng trưởng bình quân trong trao đổi thương mại giữa hai nước đạt khoảng 12-13%. Theo số liệu thống kê của Ma-rốc, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước này trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt 74,8 triệu USD, giảm 7,9% so với cùng kì năm 2019. Kim ngạch nhập khẩu từ Ma-rốc đạt 7,3 triệu USD, tăng 48,9% so với cùng kì 2019 (4,9 triệu). |
![]() |
Hai bên nhất trí trước mắt sẽ sớm tổ chức để Thị trưởng thành phố Tanger và Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng điện đàm trực tuyến, làm tiền đề cho các hợp tác cụ thể tiếp theo giữa hai địa phương. |
Vùng Casablanca-Settat được coi là Thủ phủ kinh tế, nơi tập trung các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư quan trọng của Ma-rốc, là Vùng có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp của cả Việt Nam và Ma-rốc. Ngày 26/1/2021, Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc đã có buổi làm việc với ông Yassir ADIL, Chủ tịch Phòng Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Vùng Casablanca- Settat nhằm trao đổi giải pháp thúc đẩy thương mại song phương và hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các nước châu Âu, châu Mỹ thì việc khai thác các thị trường mới như châu Phi là một lối đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.


Đáng chú ý
TLS quán Việt Nam tại Campuchia trao 10.000 khẩu trang y tế và 2 tấn gạo giúp Preah Sihanouk chống dịch COVID-19


Ông Đỗ Văn Chiến giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Tặng 590 triệu đồng mua sắm thiết bị cho Trường Tiểu học Hữu nghị tỉnh Champasak (Lào)
Bài viết mới
Các nước nghèo sẽ được IMF hay WB xoá nợ nếu chịu đổi lấy các dự án 'xanh'

Supe Lâm Thao: Tổng sản lượng phân bón sản xuất quý I/2021 vượt kế hoạch, đạt 235.937 tấn

Chuyên đề

45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thái Lan

Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19, Ứng phó dịch Covid-19 giai đoạn 2 tại Việt Nam: Cập nhật tin tức mới nhất, diễn biến dịch bệnh tại các tỉnh thành cả nước, số người nhiễm mới nhất...

Việt Nam nỗ lực giảm nghèo bền vững