Thúc đẩy bình đẳng, trao quyền nhiều hơn cho đại biểu dân cử là phụ nữ, người khuyết tật
Bà Caitlin Wiesen -Trưởng Đại diện Thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam |
Trong tuần này, các đường phố ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trên khắp Việt Nam trang hoàng cờ Tổ quốc, băng rôn, áp phích để chào mừng cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra.
Chính quyền địa phương đang nỗ lực để đảm bảo an toàn cho cuộc bầu cử trong bối cảnh làn sóng thứ 4 của COVID-19 đang bùng phát. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với Quốc hội và sức ảnh hưởng của Quốc hội đối với cuộc sống của người dân được thể hiện ở mức độ tham gia cao vào hoạt động bầu cử của đất nước. Hơn 69 triệu cử tri sẽ đến các điểm bỏ phiếu trên cả nước để bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào Chủ nhật tuần này.
Tổng tuyển cử sẽ là cơ hội quan trọng để người dân thực hiện quyền lựa chọn người đại diện cho mình. Quyền tham chính rõ ràng bắt nguồn từ Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người của Liên hợp quốc và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, trong đó nêu bật quyền của mọi người được tham gia bình đẳng vào các công việc công, quyền bầu cử và được bầu.
Trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà… Trong tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không phân chia trai, gái, giàu nghèo, tôn giáo, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó”.” Bảy mươi lăm năm sau, những nguyên tắc này vẫn quan trọng và phù hợp hơn bao giờ hết.
Phụ nữ, nam giới, những người thuộc giới tính thứ ba, người khuyết tật, tham gia thực hiện quyền và quan điểm mang bản sắc riêng của họ vào quá trình ra quyết định. Không ai khác có thể hiểu và nêu ra những vấn đề tác động đến họ tốt hơn chính họ.
Nghiên cứu mới nhất của UNDP Việt Nam đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về vai trò quan trọng và những đóng góp đáng kể của các nữ đại biểu dân cử trong sự phát triển của đất nước. Nghiên cứu “Vai trò, hiệu quả hoạt động và đóng góp của các đại biểu phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2016-2021” cho thấy mặc dù các lĩnh vực trọng tâm của họ có thể khác nhau, nhưng cả phụ nữ và nam giới được bầu là đại biểu đều ghi nhận rằng chính sự quan tâm của cử tri từ các khu vực bầu cử của họ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quan điểm của họ về một vấn đề cụ thể.
Nghiên cứu cho thấy các đại biểu nữ thường tương tác với cử tri thông qua các ứng dụng mạng xã hội hơn đại biểu nam giới. Trong kế hoạch hành động của mình, các đại biểu nữ quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế hơn các đại biểu nam giới. Tương tự như vậy, các đại biểu nữ đã phản hồi tốt hơn các kiến nghị, đề xuất của cử tri trong nhiệm kỳ này.
“Điều căn bản nhất là cả ‘hai nửa của nhân loại’ có tiếng nói công bằng trong tất cả mọi vấn đề căn cơ đối với họ,” bà Caitlin Wiesen |
Tuy nhiên, cuộc khảo sát PAPI 2020 (Chương trình Chỉ số hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh) cho thấy cử tri dành thiện cảm cho ứng cử viên nam hơn các ứng cử viên nữ, đặc biệt tại các vị trí trưởng thôn. Ngoài ra, trong khi cử tri cũng thích các ứng cử viên nam đã lập gia đình hơn, trong khi các ứng cử viên nữ ít có khả năng giành được sự ủng hộ nếu đã có gia đình.
Thúc đẩy bình đẳng, trao quyền nhiều hơn cho đại biểu dân cử là phụ nữ trong cuộc tổng tuyển cử ngày 23/5/2021 đang là mối quan tâm của UNDP tại Việt Nam - Ảnh minh họa: Trọng Sang |
Đóng góp của nữ đại biểu dân cử Trong khuôn khổ chương trình Chỉ số hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), kết quả nghiên cứu cung cấp dẫn chứng thực tiễn về đóng góp của nữ đại biểu Quốc hội và nữ đại biểu Hội đồng nhân dân vào sự phát triển kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước trong suốt 5 năm qua. Quốc hội khóa XIV (2016-2021) là nhiệm kỳ đầu tiên Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội, và 26,7% đại biểu là nữ. Trong nhiệm kỳ 2016-2021, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chiếm 26,7%, theo kết quả bầu cử năm 2016. Kết quả nghiên cứu “Vai trò, hoạt động và đóng góp của nữ đại biểu dân cử Việt Nam giai đoạn 2016-2021” cho thấy, mặc dù có mối quan tâm và thế mạnh ở các lĩnh vực khác nhau, cả nam và nữ đại biểu dân cử đều quan tâm đến lợi ích cử tri, coi lợi ích cử tri là yếu tố quan trọng nhất trong thực hiện nhiệm vụ. Nam và nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều khẳng định họ đáp ứng nhu cầu giải quyết đơn thư, kiến nghị của cử tri ở mức độ cao. Cả nam và nữ đại biểu Quốc hội đều tự đánh giá họ có thế mạnh nhất ở lĩnh vực lập pháp. Tương tự, cả nam và nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đều cho rằng hoạt động giám sát là thế mạnh bậc nhất của họ. Về phẩm chất quan trọng của đại biểu dân cử, cả nam và nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều coi trọng ba phẩm chất ‘lắng nghe’, ‘có chính kiến’, và ‘có khả năng theo đuổi vấn đề’. Nữ đại biểu đề cao hơn phẩm chất ‘có khả năng theo đuổi vấn đề’ hơn nam đại biểu. |
Đối với người khuyết tật (NKT), theo đánh giá nhanh của UNDP được công bố vào đầu năm nay cho thấy sự quan tâm đặc biệt của người khuyết tật mong muốn người đại diện của họ tham gia vào cuộc bầu cử và đại diện cho họ trong các cơ quan lập pháp. Có tới 92% số người được hỏi hy vọng có đại biểu là người khuyết tật trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân, trong khi 63% người được hỏi sẵn sàng trở thành người tự ứng cử trong cuộc bầu cử, theo khảo sát của UNDP.
Bà Caitlin Wiesen hiện là Trưởng Đại diện Thường trú, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Trước đó bà là Giám đốc Quốc gia tại UNDP Việt Nam từ năm 2017-2018. Trong hơn 25 năm làm việc tại Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực giảm nghèo, quản trị công, biến đổi khí hậu, phát triển xã hội dân sự, bình đẳng giới, y tế và phát triển con người bền vững, bà Caitlin Wiesen từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trên khắp thế giới. |
*Xem bản gốc bài viết trên tạp chí tiếng Anh Vietnamtimes.org.vn của Thời Đại Tại đây!
UNDP hỗ trợ xây dựng các hạng mục đường dốc và nhà vệ sinh cho người khuyết tật tại Hoà Bình Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) vừa phối hợp với Trung tâm Y tế Huyện Lương Sơn và Trung Tâm hành động vì Sự phát triển của Cộng đồng (ACDC) tổ chức Lễ khánh thành xây dựng các hạng mục đường dốc và nhà vệ sinh tiếp cận với người khuyết tật đồng thời cung cấp trang thiết bị phục hồi chức năng hiện đại, và đào tạo đội ngũ nhân viên y tế về các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ bệnh nhân khuyết tật tại Trung tâm y tế huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. |
UNDP: Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam rất ấn tượng và được quốc tế công nhận Việt Nam được cộng đồng ca ngợi về các chính sách và chương trình mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số, cũng như cam kết mạnh mẽ về thu hẹp khoảng cách kinh tế-xã hội giữa người dân tộc thiểu số với người dân trong cả nước. |
Trưởng đại diện UNDP ở Việt Nam: lòng tin và sự tuân thủ của dân với các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ là chìa khóa thành công Chiều 8/12, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo "Cảm nhận và trải nghiệm của người dân về phản ứng của chính quyền trước tác động của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.” Trưởng đại diện UNDP ở Việt Nam đã nói: “Hành động nhanh chóng, hiệu quả của Chính phủ kết hợp với lòng tin và sự tuân thủ của dân với các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ là chìa khóa thành công." |