Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: TTCK cần sớm nâng hạng là thị trường mới nổi
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các bộ mà để địa phương xếp hàng đi xin là sai lầm |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chưa thể mở cửa ngay cho khách du lịch |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: VGP/Quang Hiếu) |
Sáng 20/7, tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự Lễ kỷ niệm 20 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thị trường chứng khoán là "phong vũ biểu" của nền kinh tế; là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường, với vai trò là một kênh huy động vốn quan trọng và hiệu quả của nền kinh tế, là một cửa sổ hội nhập, liên thông với các thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế.
"Chúng ta rất tự hào, thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ đã kiên cường vượt qua mọi thử thách của nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, suy thoái kinh tế khu vực, toàn cầu, đặc biệt là trước những tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 trong thời gian gần đây và được đánh giá là một trong những thị trường hồi phục nhanh nhất và ổn định nhất trong khu vực" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, bối cảnh hiện nay có những thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn thách thức, nhất là tác động ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây nên suy thoái kinh tế toàn cầu nặng nề nhất từ sau đại suy thoái 1929-1933.
Do đó, yêu cầu đặt ra đối với thị trường chứng khoán là cần có sự phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, chia sẻ nhiệm vụ huy động vốn với hệ thống tín dụng ngân hàng, góp phần phát triển hệ thống doanh nghiệp hiệu quả hơn nữa, bền vững hơn nữa.
Thủ tướng lưu ý ngành chứng khoán cần có khát vọng vươn lên mạnh mẽ, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng thành thị trường mới nổi, có chất lượng và năng lực cạnh tranh cao mang tầm vóc khu vực, toàn cầu, qua đó góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại phát triển thịnh vượng trong 15-20 năm tới và tầm nhìn tới năm 2045.
Để hiện thực hoá mục tiêu định hướng phát triển nêu trên, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban ngành và địa phương sớm hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, đảm bảo sự phát triển của thị trường chứng khoán. Đẩy nhanh cổ phần hoá, thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường; tăng cường áp dụng chuẩn mực quốc tế; nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và thực thi pháp luật...
Giá trị vốn hoá tương đương 65% GDP Hiện, Việt Nam đã có tới hơn 1.600 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên 2 sở giao dịch. Tổng giá trị vốn hoá đạt trên 4 triệu tỷ đồng, tương đương với 65% GDP. Trong 10 năm gần đây, tổng số vốn huy động qua thị trường chứng khoán đạt trên 2,4 triệu tỷ đồng, tương đương 14% tổng mức đầu tư toàn xã hội, đóng góp quan trọng chia sẻ nhiệm vụ huy động vốn cùng hệ thống tín dụng ngân hàng, giúp nền kinh tế duy trì tốc độ tăng tổng mức vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế. |
Chứng khoán Việt giữ trạng thái tích cực sau phiên giao dịch giằng co Kết thúc phiên sáng, VN-Index đạt trên 870 điểm, giữ được sắc xanh sau giai đoạn giằng co biên độ hẹp. Trên sàn Hà Nội, ... |
Chứng khoán toàn cầu sụt giảm do lo ngại COVID-19 "trở lại" Chứng khoán châu Á và chỉ số tương lai ở Phố Wall đã giảm vào đêm qua khi các trường hợp nhiễm COVID-19 ở một ... |
Chứng khoán châu Á tăng mạnh, VN-Index sát mốc 875 điểm Thị trường chứng khoán châu Á đã tăng vào sáng nay với việc Trung Quốc công bố dữ liệu cho thấy nền kinh tế của ... |