Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Biện pháp nào cần tiếp tục để chống dịch thành công?
Cán bộ chiến sĩ BĐBP không quản vất vả, hy sinh trong cuộc chiến chống đại dịch |
Lính biên phòng hai lần hoãn cưới để phòng chống dịch Covid-19 |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì và phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 12/8/2020. (Ảnh VGP) |
Tại cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và 15 địa phương về tình hình cùng các biện pháp mới phòng chống dịch COVID-19 diễn ra chiều ngày 12/8/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề, thời gian tuần này đến giữa tuần sau là thời điểm cần quan tâm, do đó, biện pháp nào cần tiếp tục để bảo đảm công cuộc chống dịch COVID-19 thành công và rút ra bài học kinh nghiệm gì từ đợt dịch vừa qua?
Thủ tướng cho rằng vừa qua, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai phòng chống dịch tích cực, nhất là ngành y tế và một số địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng như các địa phương khác có ca dương tính đã khoanh vùng dập dịch tích cực, đặc biệt xét nghiệm nhanh trên diện rộng.
Một số nơi có ổ dịch đã thực hiện giãn cách xã hội nghiêm khắc, Quảng Nam lập đội xử lý nhanh, còn Đà Nẵng phát phiếu đi chợ hay cắt giảm số lượng người làm việc tại trung tâm hành chính của thành phố.
Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, khác với trường hợp xuất hiện ca bệnh số 17 trước đây, lần này người dân bình tĩnh hơn, cấp ủy, chính quyền các địa phương, ngành y tế chỉ đạo bài bản hơn.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, TP. Đà Nẵng cần cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 một cách nghiêm ngặt, còn các địa phương khác đều thực hiện mục tiêu kép, đẩy mạnh chống dịch trên địa bàn và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giữ các hoạt động bình thường. Đây được đánh giá là chủ trương cần thiết.
Tại cuộc họp, Bộ Y tế cho biết, ổ dịch tại Đà Nẵng đang từng bước được kiểm soát, đã hạn chế được việc lây lan rộng ra cộng đồng, số trường hợp mắc mới ghi nhận giảm trong những ngày gần đây.
Trong 17 bệnh nhân tử vong có 10 nữ và 7 nam, độ tuổi dao động từ 33-86 tuổi (11 người trên 60 tuổi). Các trường hợp tử vong đều có bệnh lý nền nặng với 82,4% có nhiều hơn 1 bệnh lý kèm theo. Trong tương lai có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường họp tử vong trong nhóm các bệnh nhân này trong thời gian tới.
Ngoài ra, do phần lớn các ca nhiễm COVID-19 không có triệu chứng mắc bệnh (khoảng 40%) nên việc phát hiện các trường hợp này tại các cơ sở y tế là rất khó (trường hợp bệnh đầu tiên chỉ được phát hiện khi có triệu chứng tại Bệnh viện C Đà Nẵng nhưng hoàn toàn không có biểu hiện gì khi đến Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng...).
"Việc nâng cao năng lực cho các tuyến và thực hiện khám chữa bệnh từ xa là rất cần thiết để chủ động sàng lọc bệnh nhân và có thể xét nghiệm ngay tại tuyến huyện, thực hiện cách ly điều trị tại tuyến tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian tới vẫn có thể sẽ tiếp tục xuất hiện các trường hợp mắc bệnh rải rác từ các trường hợp nhiễm SARS- CoV-2 chưa được phát hiện trong cộng đồng", lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh.
Việt Nam ghi nhận ca tử vong thứ 17 liên quan tới COVID-19 Ca tử vong thứ 17 liên quan tới COVID-19 ở Việt Nam là bệnh nhân 431, nam, 55 tuổi, ở Đà Nẵng, có tiền sử ... |
Mỹ tỏ ý nghi ngờ về chất lượng Vaccine COVID-19 của Nga Nhiều quan chức Mỹ bày tỏ sự hoài nghi về tính an toàn của vaccine COVID-19 mà Nga vừa công bố. Theo những người này, ... |
Kiên Giang: Tiếp nhận và bàn giao 2 xe cứu thương do KUFO vận động tài trợ Chiều ngày 11/8, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Kiên Giang (KUFO) phối hợp với Sở Y tế tỉnh Kiên Giang và Công ty ... |