Thứ trưởng Bộ Y tế: Nếu khó kiểm soát, Hà Nội cần cách ly xã hội
Cập nhật tình hình dịch Covid-19 sáng 10/8: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới |
Bộ Y tế ra thông báo khẩn, tìm người trong chuyến bay VJ770 |
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn (Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP. Đà Nẵng). |
Liên quan tới những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại Đà Nẵng và Thủ đô Hà Nội hiện nay, Tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Trường Sơn (Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP. Đà Nẵng).
Dự đoán về dịch bệnh, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng số lượng bệnh nhân sẽ còn tăng lên và đến đỉnh dịch trong vòng 10 ngày tới".
Ông Sơn cũng nêu rõ trước mắt cần truy vết và khuyến cáo người dân tuân thủ Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại TP. Đà Nẵng.
Về tình hình Hà Nội, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định: "Những ca mắc COVID-19 ở Hà Nội có lịch trình di chuyển khá phức tạp, bởi thời gian qua tiếp xúc với nhiều người sau khi trở về từ Đà Nẵng. Tôi nghĩ rằng, chỉ cần Hà Nội quyết liệt, truy vết những F1, F2 có liên quan tới F0, sau đó quản lý, cách ly và phong tỏa khu vực dân cư thật tốt, thì đó chính là biện pháp phù hợp nhất".
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cảnh báo nếu trong thời gian tới các ca nhiễm COVID-19 khó kiểm soát, lúc ấy việc áp dụng Chỉ thị 16 cho Hà Nội là cần thiết.
Ngoài ra ông Sơn cũng cho biết phải cần thêm số liệu mới có thể đánh giá và dự báo về nguy cơ loang rộng Covid-19 tại Hà Nội.
Nói về việc có hay không bỏ qua cơ hội ngăn chặn dịch loang rộng, ông Sơn cho rằng ngay tại TP. Đà Nẵng, nếu để dịch loang ra thì vẫn còn cơ hội để ngăn chặn.
"Các ca nhiễm COVID-19 đa phần đều xuất phát từ Bệnh viện Đà Nẵng, tuy nhiên ngành y tế cũng đã quyết liệt triển khai các biện pháp cần thiết, như truy vết, tìm kiếm những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Thậm chí Đà Nẵng đã làm được bản đồ dịch, phong tỏa 5 khu dân cư có ca nhiễm hoặc nghi nhiễm", ông Sơn cho biết.
Theo ông Sơn thì "Chính sách giãn cách xã hội cũng đã phát huy hiệu quả trong việc giúp những người có thể đã mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng sẽ trải qua giai đoạn trong cơ thể tự có kháng thể chống lại căn bệnh".
Chỉ thị 16 yêu cầu cách ly xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,… Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân. Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động. |
Chạy đua chế vaccine phòng COVID-19: Quá nhanh, khó an toàn Các cuộc khảo sát của Dự án Tin tưởng Vaccine (VCP) đã cho thấy nhiều người dân trên thế giới đang lo ngại về việc ... |
Đà Nẵng xét nghiệm Covid-19 cho du khách trước khi rời thành phố Sở Du lịch Đà Nẵng đã phối hợp ngành y tế xét nghiệm cho du khách nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch, hạn ... |
Việt Nam thêm 2 ca mắc COVID-19 tử vong Bộ Y tế thông báo về ca tử vong thứ 12 và 13 liên quan đến COVID-19. |