Thời khắc “thử lửa” của EU
Moscow cân nhắc các lựa chọn nếu phương Tây từ chối 'tối hậu thư' của Nga Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 26/12 cho biết, ông đang cân nhắc các lựa chọn nếu phương Tây không đáp ứng những yêu cầu đảm bảo an ninh từ phía Nga liên quan đến việc kết nạp Ukraine vào NATO. |
EU sẽ đưa thuế suất cho gạo Việt Nam về 0% sau 3 - 5 năm Liên minh châu Âu (EU) sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm, điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU. |
Gánh nặng mang tên “giá năng lượng”
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine vào ngày 24/2/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt đối với Moscow. Trong lĩnh vực năng lượng, trước tiên là ngày 30/5, EU nhất trí cấm nhập khẩu dầu mỏ vận chuyển qua đường biển của Nga vào cuối năm nay. Tiếp đó, vào ngày 9/9, EU quyết định sử dụng “bàn tay hữu hình”: áp mức giá trần, giảm tiêu thụ… để bớt dần sự lệ thuộc vào Nga về khí đốt. Tuy nhiên, trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra, Nga cung cấp tới 40% lượng khí đốt nhập khẩu của EU, cho nên, EU rất khó có thể chủ động đoạn tuyệt với khí đốt của Nga trong một sớm một chiều.
Moscow có thể không “nhìn thấu tâm can”, nhưng không khó để nhận ra những tính toán của EU. Khi các tuabin khí của tập đoàn Gazprom bảo dưỡng ở Canada “gặp vấn đề”, đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) chỉ vận hành với 20% công suất. Khi EU quyết định áp giá trần đối với khí đốt Nga, Moscow đã đóng van hoàn toàn, vô thời hạn đường ống Dòng chảy phương Bắc 1. Rõ ràng, đối mặt với một NATO đoàn kết, kiên trì bảo vệ việc hỗ trợ Kiev, Nga khó có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng một khi Nga đóng van khí đốt trước mùa Đông giá rét, rạn nứt trong EU sẽ hiện rõ và tài liệu rò rỉ mới nhất cho thấy EU chưa thể áp giá trần khí đốt Nga do các quốc gia thành viên không nhất trí áp dụng biện pháp này.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra được ví như lời cảnh tỉnh rằng cuộc sống hiện đại cần một lượng điện năng dồi dào. (Nguồn: Reuters) |
Cùng với sự gia tăng của giá khí đốt (tăng gần 5 lần so với cuối năm 2021), sự tức giận của người dân châu Âu cũng tăng lên. Chính phủ một loạt nước EU đã phải đưa ra những gói hỗ trợ lớn. Đầu tháng 9 vừa qua, Chính phủ Đức đã tung gói hỗ trợ tài chính trị giá 65 tỷ euro nhằm đối phó với chi phí năng lượng tăng cao. Trước đó khoảng 1 tháng, Quốc hội Pháp đã thông qua gói hỗ trợ trị giá 20 tỷ euro, bao gồm giảm giá nhiên liệu, đề ra mức trần thuê nhà… nhằm giúp các hộ gia đình đang gặp khó khăn vì giá năng lượng và lương thực tăng cao. Chưa đầy 48 giờ sau khi nhậm chức, ngày 8/9, Thủ tướng Anh Liz Truss đã hứa hẹn sẽ đưa đất nước đi đúng hướng với gói hỗ trợ ước tính trị giá 150 tỷ bảng Anh tuyên bố chính phủ mới sẽ “hành động ngay lập tức để giúp đỡ người dân và doanh nghiệp giải quyết các hóa đơn”.
Cùng với các gói hỗ trợ tài khoá và tiền tệ chống suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 (tính tới giữa tháng 5/2021, toàn khối EU đã tung ra các gói kích thích kinh tế trị giá tới 4.800 tỷ euro), một lượng tiền lớn đã được bơm ra thị trường, khiến lạm phát tăng cao. Số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 31/8 cho thấy Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tăng 9,1% so với mức kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo tăng 9% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát do hãng tin Reuters thực hiện. Đây là tháng thứ 9 liên tiếp, lạm phát ở Eurozone lập kỷ lục.
Để kiềm chế lạm phát, vào tháng 7/2022, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã có đợt nâng lãi suất cơ bản đầu tiên sau 11 năm, với biên độ lớn hơn dự báo là 0,5 điểm phần trăm. Gần đây nhất là vào ngày 8/9, ECB đã nâng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Đối với một định chế thông thường vẫn rất thận trọng trong các quyết định về lãi suất, đây là quyết định chưa từng có và biên độ tăng lãi suất cũng lớn chưa từng có. Sau đợt nâng ngày 8/9, lãi suất tiền gửi tại ECB tăng từ 0% lên 0,75% và lãi suất tái cấp vốn tăng lên mức 1,25%. Đây là mức cao nhất của cả hai loại lãi suất này kể từ năm 2011.
Đòn giáng từ sự giảm giá của đồng euro
Việc ECB nâng lãi suất cơ bản còn hướng tới mục đích nữa là bảo vệ đồng euro. Vào ngày 5/9, khi thông tin tập đoàn Gazprom đóng van đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vô thời hạn loan đi, đồng euro đã giảm xuống mức 1 euro đổi được 0,9880 USD, là mức thấp nhất kể từ năm 2002. Nếu tính từ đầu năm tới nay, đồng euro đã mất giá khoảng 10%. Nhưng giá trị của đồng euro không chỉ bị tác động bởi cuộc khủng hoảng năng lượng hay lạm phát cao, mà còn bị ảnh hưởng bởi hành động của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Cơ chế đóng vai trò ngân hàng trung ương của Mỹ này liên tục tăng lãi suất, dự báo còn tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 hay 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp sắp tới, từ ngày 20 - 21/9.
Khi FED còn tăng lãi suất, dù ECB có động thái tương tự thì cũng khó có thể ngăn được việc đồng euro liên tục rớt giá. Do vậy, chỉ cần FED đi trước tăng lãi suất, dòng tiền nóng từ châu Âu vẫn không ngừng chảy về Mỹ, gây áp lực mất giá của đồng euro. Một khi đồng euro mất giá, dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu vốn được tính bằng đồng USD sẽ trở nên đắt đỏ hơn, hệ quả là lạm phát cao kỷ lục ở châu Âu càng khó giảm.
Không chỉ dừng lại ở mặt hàng năng lượng hay lương thực, đà tăng giá đã lan rộng khắp nền kinh tế tại châu Âu, ở tất cả các loại hàng hóa. (Ảnh: Reuters) |
Cùng với việc cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu ngày một tồi tệ, giới chuyên gia cơ bản có cái nhìn thiếu lạc quan về giá trị của đồng euro. Sau khi đồng euro giảm xuống mức ngang giá trị với đồng USD, ngưỡng tâm lý bị phá vỡ, hãng quản lý đầu tư và dịch vụ tài chính đa quốc gia Morgan Stanley dự đoán trong quý III này, đồng euro sẽ rớt xuống mức 1 euro đổi được 0,97 USD. Dự báo bi quan nhất là tới giữa năm 2023, 1 euro đổi được 0,9 USD.
Thông tin từ Kiev và phương Tây cho thấy gần đây, Ukraine tổ chức phản công khá mạnh và thu hồi được hàng nghìn km2 lãnh thổ ở phía Đông và phía Nam đất nước. Nếu tin này là thật, có người cho rằng Nga sẽ bắt buộc phải cầu hoà và khôi phục lại việc cung cấp khí đốt, tạo cơ sở cho đồng euro phục hồi. Tuy nhiên, thực tế diễn ra có thể không như mong muốn bởi nếu gặp bất lợi, Nga càng khó từ bỏ “vũ khí năng lượng” mà ngược lại sẽ tìm cách gia tăng sức ép và có thể sẽ đóng nốt van đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đưa khí đốt đến các nước ở Nam và Đông Nam châu Âu (cung cấp khoảng 10% khí đốt nhập khẩu của châu Âu hằng năm). Ngay cả khi Nga thất bại ở Ukraine và phải rút quân, bản đồ năng lượng châu Âu cũng không thể trở về như trước ngày 24/2/2022.
Trải qua bài học này, từ nay về sau, châu Âu tuyệt đối sẽ không bỏ toàn bộ trứng vào một giỏ. Việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm Algeria vào cuối tháng 8/2022 với mong muốn đẩy nhanh việc nhập khẩu khí đốt từ Bắc Phi; Đức muốn xây dựng trạm tiếp nhận khí đốt trên biển Bắc, mong muốn nhập khẩu khí hoá lỏng của Mỹ; EU đàm phán với các nước Trung Á, muốn tăng cường nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan và bắt đầu nhập khẩu dầu thô từ Kazakhstan… tất cả đều nhằm phân tán rủi ro.
Châu Âu vốn gắn bó chặt chẽ với nhau về kinh tế, an ninh và ngoại giao. Nhưng giờ đây, “lục địa già” phải đối mặt với áp lực đến cả từ 2 phía: Nga đóng van cung cấp khí đốt; FED tăng lãi suất, thực chất là đang đứng trước thời khắc then chốt. EU không phải là một nhà nước có chủ quyền, nhưng trong thực tế cơ bản hành động như một khối thống nhất và đây chính là lúc sự đoàn kết, nhất trí của của châu Âu được “thử lửa”.
Người dân châu Âu đối mặt mùa Đông khó khăn do thiếu khí đốt Châu Âu đã phải thay đổi để thích ứng kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine. Giá năng lượng tăng cao đến mức nhiều người đã phải cắt dịch vụ cung cấp nước nóng từ đường ống của thành phố. |
Hạn hán nghiêm trọng nhất tại châu Âu trong vòng 500 năm qua Theo các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chung của EU (JRC), châu Âu đang đối mặt với nạn hạn hán được cho là tồi tệ nhất trong vòng 500 năm trở lại đây. |